Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Trung Quốc gọi Mỹ là 'kẻ xúi bậy ở Biển Đông'


BienDong.Net: Tuần trước, bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chính quyền Mỹ nhấn mạnh về hành vi "gây hấn" của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các thượng nghị sĩ cũng phàn nàn về việc Mỹ thiếu một chiến lược toàn diện đối với các vấn đề hàng hải chung cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Chủ tịch, Thành viên Cao cấp của Uỷ ban Quân vụ và Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện gồm ông John McCain, ông Bob Corker, ông Bob Menendez và ông Jack Reed đã viết bức thư trên với nỗ lực bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng kế hoạch cải tạo đảo, bãi san hô trên Biển Đông của Bắc Kinh "không nhằm vào hoặc ảnh hưởng đến bất cứ nước nào. "

Các nghị sĩ Mỹ đã đưa ra một lưu ý ngắn gọn trong bức thư rằng "Chúng tôi không đồng ý [về tuyên bố trên của Trung Quốc]", chỉ ra rằng kế hoạch cải tạo đảo, bãi san hô của Trung Quốc trên Biển Đông ít nhất đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DoC) được Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, trong đó quy định các bên ký kết phải "kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp”.
Bức thư cũng nêu rằng "các hoạt động cải tạo đất và xây dựng của Trung Quốc trên nhiều hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, cùng với khả năng kiểm soát, giám sát và quân sự mà Trung Quốc có thể có được từ việc chiếm đóng những tính chất địa lý mới này là một thách thức trực tiếp không chỉ đối với lợi ích của Mỹ, khu vực, mà còn tới toàn bộ cộng đồng quốc tế".
"Chúng tôi được biết phần lớn các công trình được tiến hành trên các tính chất địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng được hoàn thành trong mười hai tháng gần đây, và với tốc độ xây dựng như hiện nay, Trung Quốc có thể hoàn thành phần mở rộng của kế hoạch cải tạo đảo, bãi đá của nước này trong những năm tới. Bãi Ga Ven được mở rộng thêm 114.000 m2 kể từ tháng 3/2014. Bãi Gạc Ma từ một hòn đảo nửa chìm nửa nổi đã được cải tạo thành một "hòn đảo" rộng 100.000 m2. Hoạt động xây dựng và cải tạo đã tăng diện tích Bãi Chữ Thập lên gấp 11 lần kể từ tháng 8/2014”.
Khẳng định này được củng cố bởi nghiên cứu do Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center of Strategic and International Studies - CSIS) bà Mira Rapp - Hoope tiến hành. Bà Rapp - Hooper cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền khác tại Biển Đông như Malaysia, Philippines và Việt Nam cũng mở rộng sự hiện diện của mình trên một số đảo tại Trường Sa.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước có tuyên bố chủ quyền khác tại Biển Đông là "Bắc Kinh đã thay đổi kích thước, cấu trúc các tính năng địa lý một cách nhanh chóng và đáng kể, trong khi các bên tranh chấp khác chỉ xây dựng hoặc sửa đổi trên nguyên trạng hiện có của các đảo, bãi đá”.
Điều này cũng là kết luận của bốn thượng nghị sĩ Mỹ:
"Bất kỳ quốc gia nào tiến hành các hoạt động cải tạo nhằm nâng cao quyền chủ quyền ở Biển Đông đều làm phức tạp các tranh chấp chủ quyền tại đây, và đi ngược lại với lời kêu gọi các bên kiềm chế của Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, trong khi các nước khác xây dựng trên nguyên trạng hiện có, Trung Quốc lại đang thay đổi kích thước, cấu trúc và tính chất địa lý của các tính năng địa lý này. Đây là một thay đổi về chất nhằm mục đích thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông”.
Lá thứ kêu gọi chính quyền Mỹ cần có một chính sách khu vực mạnh bạo, chủ động; đồng thời có phản ứng nghiêm khắc đối với các hành vi của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
" (...) Nỗ lực có chủ ý của Trung Quốc trong việc sử dụng phương pháp cưỡng chế phi quân sự để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đòi hỏi một phản ứng toàn diện của Mỹ và các đối tác... Chúng tôi tin rằng một chính sách chính thức và rõ ràng, trong đó nêu rõ chiến lược đối phó với các hình thức ép buộc của Trung Quốc, là rất cần thiết. Đây là lý do tại sao Luật Uỷ quyền Quốc phòng (National Defense Authorization Act) năm 2015 yêu cầu báo cáo chiến lược an ninh hàng hải tập trung vào Biển Đông và Biển Hoa Đông”.
Các phương tiện truyền thông của Chính phủ Trung Quốc phản ứng lại bức thư trên bằngviệc gọi Mỹ là "kẻ xúi bậy ở Biển Đông”. Bài báo trên Tân Hoa Xã cho rằng "sự thôi thúc nhận xét một cách tự phụ đã leo thang thành một lời kêu gọi can thiệp trắng trợn (...) bức thư gửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter là sai trái khi buộc tội Trung Quốc và cổ vũ cho chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn những hoạt động hoàn toàn hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông”. Bài báo tiếp tục, "Một kẻ xúi bậy từ bên ngoài như vậy, chưa kể đến sự can thiệp lộ liễu, là hành động vượt quá giới hạn của một nước đã công khai cam kết không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á”.
Trong khi đó, theo các phương tiện truyền thông, lập luận của Tổng thống Indonesia Joko Widodo cuối tuần qua rằng các yêu sách rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông "không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế”.
BDN (Biên dịch)

Không có nhận xét nào: