BienDong.Net: Một số hãng thông tấn đưa tin về tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo rằng các yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, Jakarta muốn duy trì vai trò như "một nước trung gian trung thực" trong các tranh chấp tại vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Jokowi nhận xét về các tranh chấp tại Biển Đông kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2014. Đáng chú ý là tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Jokowi đang thăm Nhật Bản và ngay trước thềm chuyến công du Trung Quốc. Điều này có thể củng cố nhận thức rằng cách tiếp cận của Indonesia đối với các tranh chấp tại Biển Đông có thay đổi, dù chỉ là chút ít, dưới thời Tổng thống Jokowi.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Yomiuri (Nhật Bản), ông Jokowi tuyên bố "đường chín đoạn mà Trung Quốc sử dụng để xác định đường biên giới trên biển của Bắc Kinh là không có cơ sở luật pháp quốc tế".
Sau đó, Tổng thống Jokowi, cũng như các quan chức, cố vấn Indonesia khác đã nhanh chóng đính chính các tuyên bố trên và khẳng đinh không có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Indonesia đối với các tranh chấp trên Biển Đông. Ông Rizal Sukma, một học giả nổi tiếng và hiện là cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Jokowi, nói với báo Reuters rằng ông Jokowi chỉ nói về đường chín đoạn của Trung Quốc, chứ không phải là các yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông Rizal cũng nói thêm rằng Tổng thống Jokowi không có quan điểm khác với các quan điểm chính thức mà Indonesia tuyên bố trước đây.
Tổng thống Jokowi sau này cũng đính chính rằng ông chỉ nói về đường chín đoạn tại cuộc họp báo ở Nhật Bản; "một nước trung gian trung thực" có nghĩa rằng Jakarta đóng vai trò một người hoà giải "nếu cần thiết" và Indonesia không đứng về bất kỳ bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cũng nhấn mạnh rằng "Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc”.
Tại sao vấn đề lại trở nên phức tạp đến vậy?
Một phần là do cách tiếp cận khéo léo của Indonesia đối với các tranh chấp tại Biển Đôngtrong mắt người dân có thể là khá phức tạp. Indonesia không tự coi là một nước tham gia vào các tranh chấp trên Biển Đông; bởi vì khi Indonesia và Trung Quốc không có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông, thì hai nước này cũng không có tranh chấp về lãnh hải do quyền lãnh hải có nguồn gốc từ quyền lãnh thổ triểu theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, từ những năm 1990, các quan chức Indonesia nhận thức rõ rằng đường chín đoạn của Trung Quốc chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Jakarta tại quần đảo giàu tài nguyên Natuna. Indonesia đã nhiều lần cố gắng làm rõ vấn đề này với Bắc Kinh nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Ngoài lợi ích sát sườn, Indonesia cũng là một bên liên quan (mặc dù không phải là một nguyên đơn) trong các tranh chấp tại Biển Đông vì các tuyên bố của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, Trung Quốc xung đột với bốn quốc gia ASEAN khác - Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - và các vấn đề này đe doạ đến sự ổn định trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Indonesia được coi là một nhà lãnh đạo của ASEAN.
Từ những năm 1990, Indonesia đã sử dụng một chiến lược hỗn hợp bao gồm các biện pháp ngoại giao, pháp lý và an ninh để phản đối tuyên bố gây tranh cãi của Trung Quốc khi hợp pháp hóa không chính thức tuyên bố này; tạo điều kiện không chính thức đối với các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong khi duy trì trạng thái phi nguyên đơn của Jakarta. Trên mặt trận ngoại giao, Indonesia thậm chí không nhắc tới Trung Quốc trong danh sách các nước láng giềng cần giải quyết vấn đề biên giới biển đảo và điều này chỉ tạo thêm uy tín cho các tuyên bố của Trung Quốc. Trên mặt trận pháp lý, Indonesia chính thức phản đối bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc khi Trung Quốc đệ trình bản đồ này lên Liên Hợp Quốc tháng 5/2009, và Indonesia thúc đẩy thoả thuận về cơ chế ứng xử. Và trên mặt trận an ninh, Indonesia tiếp tục tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ và các vùng nước xung quanh.
Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến chiến lược cân bằng tinh tế của Indonesia trở nên cứng rắn hơn trong một vài năm qua. Bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc, cùng với số lần xâm nhập gia tăng của Trung Quốc tại vùng biển của Indonesia, thỉnh thoảng đã dẫn đến các tuyên bố diều hâu của một số quan chức quân sự Indonesia. Một số quan chức thậm chí kêu gọi Jakarta đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù không nêu rõ rằng Indonesia sẽ tiến hành điều này như thế nào. Như các nhà phân tích theo dõi sát tình hình Indonesia biết, vấn đề Biển Đông cũng nổi lên trong các cuộc tranh luận nhằm tranh cử cho vị trí tổng thống giữa ông Jokowi và ông Prabowo Subianto. Cả hai có quan điểm khác nhau về vai trò của Indonesia và việc Indonesia thể hiện vai trò đó như thế nào.
Tuy nhiên, đến nay, ông Jokowi vẫn chưa từ bỏ cách tiếp cận truyền thống của Indonesia đối với các tranh cchấp trên Biển Đông. Trong khi ông Jokowi mới nhận chức Tổng thống Indonesia và mọi thứ có thể thay đổi, tất cả các phát biểu gần đây của ông Jokowi tại Nhật Bản - bao gồm đường chín đoạn bất hợp pháp của Trung Quốc và sự sẵn sàng của Indonesia trong việc đóng vai trò như một "nhà môi giới trung thực" - là một phần trong chiến lược hỗn hợp của Indonesia, như ông Rizal, ông Retno và Tổng thống Jokowi giải thích.
Tất nhiên, một số người có thể lập luận rằng dù sao đó cũng là một sự thay đổi trong cách tiếp cận. Sự tập trung của Tổng thống Jokowi vào vấn đề Biển Đông xảy ra trong chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ với Nhật Bản. Chính phủ Indonesia đã chọc ngoáy tương đối vào vấn đề chủ quyền như một phần của học thuyết "điểm tựa hàng hải toàn cầu" và chính sách "chìm tàu" của nước này. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng Tổng thống Jokowi, cũng như các cố vấn của ông cũng ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đồng thời có ý thức về sự cân bằng cần có giữa bảo vệ quyền lợi của Jakarta về vấn đề Biển Đông và tăng cường quan hệ với Bắc Kinh.
BDN (Biên dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét