Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Pháp quyền của CHXHCN Việt-Nam! – rồi chúng ta phải làm gì?

Cuối cùng thì một phiên tòa của nhà nước pháp quyền XHCN Việt-Nam cũng đã được diễn ra sau 5 tháng giam giữ bị cáo. Phiên toà xữ vụ án Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ được hoãn lại thêm 10 ngày (từ 24 tháng 3 đến 4 tháng 4) để một lần cuối nghiên cứu các phản ứng bất lợi có thể xãy ra trong bối cảnh đầy kích động của những phong trào cách mạng đang bộc phát trên thế giới trước khi … tuyên án. Một lần nữa cũng là dịp cho các nhà bình luận kiểm chứng về một sự thật mà chính luật sư của đương sự, ông Trần Đình Triển cũng đã tiên đoán trước là “sẽ không có gì mới lạ dưới ánh sáng của xã hội CSVN!”. Quả nhiên, một vụ án tranh cải trong nhiều tháng được xữ trong 5 giờ. Chứng cứ buộc tội không được công khai công bố, Thẩm Phán vi phạm chính hiến pháp khiến Luật Sư phải bỏ toà, bị cáo không được tranh luận… một lần nữa nói lên tính dân chủ pháp trị của “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Việt-Nam.

Xét cho cùng đây cũng chỉ là một trình diễn “chính trị” hạng tồi, nhất là trong một nước độc tài, cho nên lý lẽ của luật pháp không phải là yếu tố để bàn cải? Có một danh ngôn mà tôi không còn rõ xuất xứ nhưng hầu hết các sinh viên trường Luật của VNCH ngày xưa đều được nghe khi vừa bước vào trường đó là “Khi chính trị đi vào tòa án thì công lý đi ra”. Một điểm đáng chú ý của vụ án này là bị cáo bởi nhà cầm quyền Hà Nội, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dùng chính luật pháp của nhà nước CS Việt-Nam để phản biện nhưng vẫn không gây được một ảnh hưởng nào cho thấy trong một chế độ độc tài thì không một luật pháp nào, dù là luật pháp được chính chế độ đặc ra có giá trị. Luật pháp ở tại những nơi này chỉ là tấm bình phong che đậy cho một nền dân chủ giả hiệu để cai trị đám dân đen. Những kẻ chấp hành luật pháp tại những nơi này đứng ngoài và đứng trên luật pháp. Tại Việt-Nam và các nước CS còn lại, các đảng viên nói riêng và tất cả người dân nói chung được xữ theo ý muốn của đảng, không phải luật của quốc gia.

Gần đây, người ta chứng kiến 2 sự kiện khác trong luật pháp khác của nhà cầm quyền Việt-Nam mà ở đó những phán đoán cũng không đi ra ngoài những lý luận thông thường một người bình thường để có thể hiểu được. Đó là vụ xữ việc mua dâm trên những nữ học sinh của Hiệu Trưởng một trường trung và các công chức, đảng viên của chế độ và vụ xữ thất thoát hàng tỷ đồng (Mỹ kim) của VINASIN, một công ty đóng tàu nỗi tiếng của CS Việt-Nam. Trong vụ mua dâm, 2 nữ sinh dưới vị thành niên bán dâm thì bị tội (dù sau nhiều tháng tù được thả ra) trong khi các quan chức, đảng viên mua dâm với các bằng chứng phim ảnh cụ thể thì được đặc miễn. Trong vụ thất thoát ở VINASIN, với tổn hại lên đến 1/5 của Tổng Sản lượng cả quốc gia, các viên chức chịu trách nhiệm (không rõ tất cả là ai và bao nhiêu người) mà trực tiếp là Thủ Tướng thì chỉ đơn giản là được đảng …. xí xoá!

Bên cạnh những phán xét chính trị và luật pháp tại Việt-Nam, người ta còn có những cảm nhận “buồn nôn” về những biểu hiện trơ trẻn của nhà cầm quyền. Một phiên tòa tuyên bố sẽ xữ công khai nhưng dân chúng đi tham quan thì bị bắt bớ, giam cầm với tội phá rối trật tự công cọng. Luật Sư Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn, 2 nhân vật được nhiều người biết đến ở Việt-Nam bị bắt bớ, hành hung chỉ vì đi tham quan một cách ôn hòa phiên tòa từ đàng xa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN thì tuyên bố đây là một phiên tòa đúng luật và phù hợp với tuyên ngôn quốc tế nhân quyền… cho thấy cả một cái bản chất lưu manh nhưng ấu trĩ ngay cả ớ cấp quốc gia.

Tôi cũng có đọc qua bản tự biện hộ của Tiến Sĩ CHHV sau khi cả 4 Luật Sư biện hộ cho ông đã bỏ tòa. Tôi chia sẽ với những nổ lực của ông Vũ trong công cuộc đấu tranh cho tự do và công bằng của Việt-Nam. Có một điều tôi có thể cảm nhận là vì một lý do do nào đó ông Vũ vẫn tin tưởng và xữ dụng những lý tưởng và cơ bản của hiến pháp 1946 do ông Hồ Chí Minh công bố…. Như đã nói ở trước, hiến pháp dưới những chế độ độc tài chỉ là một tấm bình phong thì dù có xữ dụng cái căn bản nào cũng không làm nền tảng cho chế độ được. Trước ngõ cụt của hệ thống chính trị và xã hội của Việt-Nam hiện nay, người Việt Nam còn làm được gì khi lòng tự ái và nhân vị đang trở thành một thách thức đối với lương tri của con người?

Khi chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản chấm dứt cùng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, nhân loại hân hoan bước sang một kỹ nguyên mới với những lạc quan về một thế giới sẽ phát triễn trong hòa bình và nhân bản. Khuynh hướng bạo động trở thành lạc hậu. Tư bản tây phương chuyển hẵn sang một quan điểm phát triển mới, đó là quan điểm hợp tác phát triển trong quan hệ toàn cầu. Đối với các quốc gia đã phát triển và ổn định như Tây Âu thì hợp tác phát triển theo quan điểm này là con đường thuận lợi để mở rộng thị trường với nhân công và đầu tư gía rẻ. Nhưng đối với các quốc gia mà người dân đang còn sống dưới ách thống trị của các chế độ độc tài thì quan niệm này chỉ càng tăng thêm sức mạnh của giai cấp thống trị đang cầm quyền. Trong khi các phong trào yểm trợ trực tiếp các cuộc kháng chiến vũ trang trở nên bị cấm đoán như tại Hoa Kỳ thì ở Đông Nam Á, CSVN đã lợi dụng tình thế thỏa hiệp với các quốc gia trong vùng để dập tắt các tổ chức chống đối, những hoạt động đấu tranh dân chủ với chụp mũ nguy hại đến nền an ninh và ổn định cho toàn vùng. Tệ hại hơn nữa, để nhanh chóng thiếp lập một sự ổn định gỉa tạo, các quốc gia Tây Phương chấp nhận thỏa hiệp với các nhà cầm quyền này. Đó là sự giao hảo của Tây Phương với các quốc gia ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á hàng chục năm qua mà chính Thủ Tướng Ý cũng đã lên tiếng dù vẫn là một thành viên của NATO trong nhiệm vụ can thiệp của Liên Hiệp Quốc vào Libya.

Trong bóng đêm bao phủ những lương tâm đang còn mù loà vì lợi nhuận, ngày 17 tháng 12 2011, bỗng dưng từ phương trời Bắc Phi xa xôi có một con người dù tầm thường, tự đốt mình vì phẩn uất cùng cực mà lại làm thành một ngọn đuốc soi đường cho cả nhân loại trong một trào lưu cách mạng mới: cuộc cách mạng của những người tay không dám chống bạo quyền để đòi quyền sống, quyền được làm người. Bouazizi, một cái tên xa lạ phút chốc trở thành một biểu tượng cho hàng loạt những phong trào “Cách Mạng Hoa Lài” tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Syria, Bahrain, Cote d’Ivoire và còn tiếp tục lan ra trên toàn thế giới.

Đừng mang ảo tưởng để thành thật thấy rằng những cuộc cách mạng không vũ khí của người dân trong những quốc gia độc tài là những cuộc đấu tranh không cân xứng giữa lực lượng cai trị của nhà cầm quyền độc tài và người dân bị trị. Vì thế cuộc đấu tranh đòi hỏi nhiều hy sinh và can đảm, hơn cả những cuộc đấu tranh vũ trang trong quá khứ. Trên thực tế, các lực lượng nỗi dậy, dù với sự trợ giúp nào từ bên ngoài cũng khó có thể cân bằng với sức mạnh quân sự hiên có của nhà cầm quyền đương nhiệm, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Nhưng ngược lại, với xu thế mới của thời đại, những cuộc cách mạng như vậy sẽ được ủng hộ của toàn thế giới. Tại Bắc Phi và Trung Đông, sau những giây phút ngỡ ngàng ban đầu, Hoa Kỳ và Tây Phương đã phải nhận thức cái xu thế mới của thời đại để chấp nhận một trật tự mới của loài người dựa trên những gía trị nhân bản và nhân quyền. Điều này có thể được thấy qua thái độ cuả Hoa Kỳ ở Ai Cập, Yemen, Barhain… là những quốc gia mà Hoa Kỳ đang có những căn cứ quan trọng nhưng vẫn phải lên tiếng ủng hộ quyết định của nhân dân những nước này, sau những chỉ trích là “đạo đức giả”, vì chấp nhận những xáo trộn sẽ không có lợi gì hơn cho họ.

Tại Châu Á cũng vậy. Có người cho rằng, để tập trung sức mạnh đánh bật ảnh hưởng Trung Cộng ra khỏi Bắc Phi và Trung Đông, Hoa Kỳ có thể nhượng bộ tại đây… Trong những tranh chấp toàn cầu, tiềm lực của Hoa Kỳ và Tây Phương vẫn còn vượt trội hơn Trung Quốc cho nên theo tôi đây không phải là lý do. Ngược lại, những tranh chấp ở đây sẽ còn là cơ hội cho Hoa Kỳ phát triển thị trường và kiềm chế một con rồng điên mà những nhà tâm lý học Hoa Kỳ sẽ khó có thể hiểu nỗi!.

Tin tưởng rằng chỉ cần thỏa hiệp được ở cấp lãnh đạo như họ đã thỏa hiệp ở Bắc Phi và Trung Đông, Hoa Kỳ và Tây Phương có thể chia chác cái thị trường béo bở với 1 tỉ 300 triệu người ? 30 năm qua, Hoa Kỳ đã phải cảm nhận cái họa da vàng này. Với chế độ độc tài, các nhà lãnh đạo Trung Cộng ít ra đã biết xữ dụng những đầu tư của Tây Phương như là những đòn bẩy để tạo bước nhảy vọt cho chính mình. Và bây giờ là thời điểm họ vươn ra biển lớn để đòi lại quyền tự hào của một dân tộc “đàn anh” mà đã bị Tây Phương khinh thường trong gần suốt 2 thế kỷ qua.

Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông rõ ràng đã ảnh hưởng đến những chiến lược của Hoa Kỳ hay ít nhất là cũng đồng thuận với những chiến lược này khi họ đã thẳng thắn hy sinh cả những “đồng minh đáng xấu hổ” nếu người dân của những nước này dám đứng lên dành lại chủ quyền của mình. Việt-Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Việt-Nam không còn là điểm nóng của “đầu tư” của thế giới nữa nhưng việc rút dần quan hệ cần được tiến hành một cách tiệm tiến? Thụy Điển đã rút toà Đại Sứ. Anh Quốc chấm dứt viện trợ. Tân Ngoại Trưỡng Mỹ tuyên bố sẽ đặt nhân quyền lên hàng ưu tiên cho nhiệm kỳ của ông tại Việt-Nam trong khi vị cựu đại diện ngoại giao phát biểu ởm ờ cai trị của CSVN có thể kéo dài thêm 10 năm nữa…

Khi đưa Việt-Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm, giúp Việt-Nam vào Thị Trường Quốc Tế và Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ toan tính cái gì? – như khi họ bắt tay với Trung Cộng để cô lập Liên Sô và bỏ rơi VNCH, một con bài domino, như họ đã nói là không thể mất được vào 36 năm về trước?

Với những phương tiện và kỷ thuật hiện đại cũng như trong chiến lược toàn cầu, cái tuyến đầu Việt-Nam có cần thiết để Hoa Kỳ phải hy sinh những lý tưởng về nhân quyền mà họ thường rêu rao? – hay vì một thị trường 87 triệu người và những tài nguyên như dầu lữa mà thật ra với những kỷ thuật cao cấp họ đã phải sớm phác giác từ mấy chục năm trước? Ngược lại, hợp tác với một chính quyền ổn định trong tương lai mới chính là sự hợp tác lâu dài. Một chế độ tự do dân chủ mới là một “đồng minh” mà họ có thể tin tưởng trong cả chiến lược toàn cầu của họ.

Với xu thế mới của thời đại, đây là thời điểm tốt nhất cho một cuộc vùng lên của người Việt-Nam. Lịch sữ trên cả thế giới đã đủ để người ta phải hiểu rằng không thể có một sự thỏa hiệp với các chế độ độc tài, nhất là đối với các chế độ độc tài toàn trị như tại các quốc gia cộng sản còn sót lại trên thế giới. Trong nước, nhiệm vụ của các nhà “trí thức” là phải giáo dục quần chúng và phát động các phong trào quần chúng thay vì ru ngũ hay hù dọa họ. Tại hải ngoại, tranh thủ ủng hộ của thế giới cho một cuộc cách mạng tại Việt-Nam là điều có thể làm được. Cuộc cách mạng tại Libya đã cho thấy chính sự can thiệp của thế giới đã cứu thoát sự sụp đổ của lực lượng nỗi dậy của dân quân. Giờ đây, với cam kết bảo vệ người dân Libya của Liên Hiệp Quốc, Gadhafi sẽ không thể chiến thắng tại đây và sự sụp đổ của chế độ độc tài này chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày “Quốc Hận” cho toàn thể những người Việt tị nạn trên toàn thế giới. Nhớ ngày nào trong men say chiến thắng, Phạm văn Đồng, vị cựu Thủ Tướng CSVN đã huyên hoan tuyên bố “ Nếu Việt-Nam đã làm cho thế giới ngạc nhiên trong trong chiến tranh thì Việt-Nam sẽ làm cho thế giới còn ngạc nhiên nhiều hơn nữa trong hoà bình…” Ngạc nhiên thật: sau 36 năm “thống nhất” đất nước và dưới sự lãnh đạo “quang vinh” của đảng CSVN, cái đất nước và nhân dân anh hùng này vẫn chỉ là một hình ảnh lẹt đẹt, vay mượn trên khắp thế giới. Trong nước, những sự phá sản toàn bộ trong các gía trị luân lý, đạo đức, giáo dục, xã hội đã và đang trở thành một cơn ác mộng cho những ai còn quan tâm đến tiền đồ của dân tộc.

CSVN, nếu đã thắng trong chiến tranh thì đã thua trong hòa bình. Giờ đây, với những hành động bán nước trắng trợn và với thái độ khiếp nhược một cách nhục nhả của đảng CSVN, họ đã đốt cả chiếc cầu trở về với dân tộc của mình. Nhưng dù 36 năm đã qua và còn bao lâu nữa thì vẫn là câu hỏi cho chính người Việt-Nam chứ không phải ai khác. Tiến trình cách mạng có thể còn đòi hỏi thêm thời gian nhưng con mắt và phán xét của lịch sữ thì sẽ vẫn rõ ràng cho những thành phần phản quốc, cơ hội chủ nghĩa hay dù chỉ gián tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của những giá trị “dơ bẩn” như thế này của loài người.

Võ Trang

Không có nhận xét nào: