Pages

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Anh Trương Duy Nhất, Xin đừng lạm dụng NGÔN NGỮ


Lê Cát Tường Vy (bạn đọc Dân Làm Báo) - Sau khi đọc bài "Ngô Bảo Châu và “sự sợ hãi”" của anh Trương Duy Nhất. Tôi đề nghị anh Nhất nên nghiên cứu kỹ trước khi viết bài, kẻo không lại gây hoang mang, nhầm lẫn cho người đọc.

Tôi muốn làm rõ một vấn đề. Chính vì ngu dốt cho nên nhà cầm quyền Việt Nam đã làm rùm beng, phóng đại một cách quá trớn những việc diễn ra rất bình thường ở nước ngoài. Nếu không tin, có thể kiểm chứng bởi những người từng đi du học hay còn gọi là du học hay nghiên cứu sinh sẽ rõ.

Các nhà toán học / khoa học trên Thế giới thường ví von giải ABEL Prize in Norway là giải Nobel toán học vì trị giá của nó là 1 triệu đô la Mỹ, rất gần với giá trị của giải Nobel (Nobel không có giải toán học).

Giải toán học mà ông Ngô Bảo Châu cùng với 3 người khác đoạt được trong năm 2010 là giải FIELDS in Mathematics. Giá trị của giải là 15 ngàn đô la Canada. Những người nhận được giải FIELDS năm 2010 gồm:

Elon Lindenstrauss - Hebrew University of Jerusalem
Ngo Bao Chau - Paris-Sud 11 University & Institute for Advanced Study
Stanislav Smirnov - University of Geneva
Ce'dric Villani - E'cole Normale Supe'rieure de Lyon and Institut Henry Poincare'

Huy chương FIELDS được trao cho từ 2 đến 4 người, "KHÔNG ĐƯỢC QUÁ 40 TUỔI", 4 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 1936 đến nay. Đã có 52 nhà toán học khắp nơi trên thế giới được huy chương bởi những khám phá xuất sắc về toán học. Đó là vinh dự không những cho người được giài mà còn cho cả ngôi trường đại học , nơi họ đang công tác.

Giới truyền thông cũng có đưa tin nhưng chỉ là những tin tức thoáng qua trong ngày, nói chung không được quan tâm lắm, Chỉ có thế thôi.

Cho nên tôi rất ngạc nhiên khi thấy ở Việt Nam, họ làm rùm beng, phóng đại sự việc này 1 cách quá lố, rất kỳ lạ. Làm như dân Việt chỉ toàn dân ngu học dốt, chỉ có 1 mình nhà toán học Ngô Bảo Châu là biết văn hóa và kéo dài suốt mấy tháng trời... Đâm ra phát chán. Đã vậy lại còn lập ra Viện Toán Học (?), mục đích của Viện Toán Học này là để làm gì? Để áp dụng (?) thuyết Bổ Đề của Ngô Bảo Châu vào ... vào cái gì?

Nói tóm lại, Huy chương FIELDS hoàn toàn không phải là giải NOBEL Toán học. Đừng lạm dụng ngôn ngữ 1 cách bừa bãi.

Còn 1 vấn đề nữa cần phải nêu ra, đó là người Việt Nam mình thường sử dụng ngôn ngữ hơi bị quá tải, không đúng nghĩa của nó, hay nói cách khác là lập lờ đánh lận con đen, ai hiểu sao cũng được, miễn là có lợi cho mình.

Thí dụ như chữ GIÁO SƯ (PROFESSOR). Ở các nước phương tây, nhất là ở Mỹ, được phong chức Professor không phải là 1 chuyện đơn giản và cũng không có nghĩa cứ đi dạy học ở đại học là được gọi là Professor (Giáo sư). Vấn đề này, tôi sẽ phân tích ở bài sau.

Lê Cát Tường Vy (bạn đọc Dân Làm Báo)

Không có nhận xét nào: