Trong suốt thập niên qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện tượng phát triển bằng cách giảm lãi suất và ghìm giá đồng nhân dân tệ một cách ức đoán. Hậu quả đưa tới hiệu suất quá mức, gây lạm phát và ứ đọng trong nhiều lãnh hạt kinh tế.
1. Về vật liệu xây cất
Trung Quốc đã sử dụng 65 phần trăm tổng số xi măng sản xuất tử 5 năm qua. Quốc gia này đã đúc hơn 200 triệu tấn sắt thặng dư, chưa tiêu thụ hết, phần nào vì chất lượng kém.
2. Xây Cất Địa Ốc
Hiện giờ, trên toàn lãnh thổ, Trung Quốc đã ứ đọng gần 4 tỷ thước vuông địa ốc đủ loại và hằng năm vẫn nhắm mắt xây cất thêm hơn 200 triệu thước vuông thặng dư, gây tình trạng hãi hùng của những thành phố ma, với những khu gia cư không dân ở; những trung tâm thương mại, chợ búa không có khách vãng lai; những đường xá không xe cộ, chuyên chở công cộng, mà đã bắt đầu hư hại, phế thải.
Ngoài ra, muốn có đất xây cất, các doanh nhân cường hào còn toa dập với chính quyền địa phương để trục xuất dân cư khỏi khu vực tân tạo, với một ngân khoản bù đắp tượng trưng, do đó gây căm phẫn nơi quần chúng trước cảnh đột phá nhà cửa họ cư ngụ từ nhiều năm qua.
3. Giá cả Địa Ốc:
Tại Trung Quốc, đảng cộng sản độc quyền đã tự cải biến thành tư bản đỏ thân tộc,[1] thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt làm ăn, lớn cũng như nhỏ. Do đó các công ty bè phái và cơ sở quốc doanh đã đổ xô đầu tư hay đầu cơ vào lãnh vực địa ốc. Chỉ sau vài n ăm, chính sách làm ăn này đã gây ra tình trạng ứ đọng bất thường như đã trình bày, với lý do chính là giá cả mua bán và cho thuê địa ốc qua cao, 40 lần hơn mãi lực và khả năng tiêu thụ của đa số người dân trong nước.
4. Ngân Hàng Đầu Tư
Ngân hàng đầu tư ở cấp địa phương lạm dụng tình trạng cho vay phóng túng với lãi suất thấp cố định của Chính phủ Trung Ương, nên đã thả lỏng theo hạ tầng cơ sở của hiện tượng tín dụng địa ốc bong bóng dây chuyền.
Vì tuyệt nhiên không tạo được mức độ tiêu thụ cần thiết trong lãnh vực mua bán địa ốc, nên đa số những món nợ xấu không khả năng trả lại vốn vay mượn đã tận dụng tới 98 phần trăm tổng số giá trị tài sản cầm cố [bank equity] của các ngân hàng địa ốc, gây tình trạng kiệt quệ cùng cực.
Trong khi đó, số nợ công của Trung Quốc đã lên tới khoảng 200 phần trăm [2] tổng lượng sản phẩm và dịch vụ toàn quốc (Gross Domestic Product -GDP), mà Trung Quốc hạ bớt xuống còn có 19.12% để giữ “sĩ diện quốc thể” và cũng để lừa dân, lừa thiên hạ.[3] Như vậy trên thực tế, Trung Quộc chỉ trình toàn cầu một hiện tượng phát triển giả định, kiểu đầu voi đuôi chuột … nhúng thuốc nổ.
5. Mua Bán Đất Giá Rẻ, Phá Hủy Nhà Cửa, Di tản cưỡng bách
Tất cả những hành vi tham nhũng, phá làng phá xóm để khởi công xây cất các khu tân tạo là những nguyên nhân chính yều gây bất mãn lớn nơi người dân bị nhà nước và tư bản đỏ ngược đãi, bóc lột, bị đẩy đi xa sinh sống, sau khi nhận một số tiền hoàn bù rất thấp so với giá thị trường về những bất động sản bị mất mát, cưỡng đoạt.
Những hành vi bất công trên còn có tính cách phạm pháp, khi các nhà kinh doanh dưới trướng chính quyền địa phương đã dùng mọi thủ đoạn doạ nạt, lừa đảo, lạm dụng quyền thế để trục xuất các sở hữu chủ. Do đó người dân không được luật pháp và công lý bảo vệ chỉ còn cách nổi loạn để giành lại quyền lợi xương máu của họ. Vấn nạn này không khác gì cảnh cướp đất, cướp ruộng, phá nhà, hà hiếp bóc lột dân oan tại Việt Nam – dưới cùng tai ách cộng sản mafia đỏ.
II. Chính Sách Ghìm Giá Đồng Nhân Dân Tệ
1. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thật của nó, từ 15 tới 40%, cốt để hỗ trợ xuất khẩu. Biện pháp này sẽ giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có mặt giá rẻ hơn, và nhờ đó, có lợi thế cạnh tranh tại thị trường toàn cầu.
2. Mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ dù có lợi về mặt xuất khẩu, nhưng vẫn gây một số hậu quả bất lợi:
Sản phẩm “made in China” đã bị trả lại mỗi lúc mỗi nhiều. Riêng hãng Mattel đã phải thu hồi hơn 18 triệu đồ chơi bị nhiễm độc, bất trắc, bất toàn. Rất nhiều hãng kinh doanh quốc tế đã lâm cảnh kiệt quệ vì sát cánh đầu tư với Trung quốc. Đến độ ngày nay một số nhà buôn Hoa Kỳ, Gia Na Đại đã tự động cho ghi cạnh nhãn hiệu sản phẩm dòng bảo đảm “China free” [hàng hoá “Phi Trung Quốc”] để chấn an khách hàng tiêu thụ. Mấy chữ “China free” chắc được dập theo thuật ngữ “drug free” – ngăn cấm, giải toả loại thuốc ma túy, độc dược nơi công cộng, trong xã hội tự trọng, lành mạnh. Thế giới đã bắt đầu “cai độc”, bợt nghiện hàng hoá rẻ tiền, ngụy tạo và nguy hại xuất cảng từ Trung Quốc vậy.
May thay cho nhân loại, nhưng cũng thêm khốn đốn cho nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc vậy.
Tất cả những hành vi tham nhũng, phá làng phá xóm để khởi công xây cất các khu tân tạo là những nguyên nhân chính yều gây bất mãn lớn nơi người dân bị nhà nước và tư bản đỏ ngược đãi, bóc lột, bị đẩy đi xa sinh sống, sau khi nhận một số tiền hoàn bù rất thấp so với giá thị trường về những bất động sản bị mất mát, cưỡng đoạt.
Những hành vi bất công trên còn có tính cách phạm pháp, khi các nhà kinh doanh dưới trướng chính quyền địa phương đã dùng mọi thủ đoạn doạ nạt, lừa đảo, lạm dụng quyền thế để trục xuất các sở hữu chủ. Do đó người dân không được luật pháp và công lý bảo vệ chỉ còn cách nổi loạn để giành lại quyền lợi xương máu của họ. Vấn nạn này không khác gì cảnh cướp đất, cướp ruộng, phá nhà, hà hiếp bóc lột dân oan tại Việt Nam – dưới cùng tai ách cộng sản mafia đỏ.
II. Chính Sách Ghìm Giá Đồng Nhân Dân Tệ
1. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thật của nó, từ 15 tới 40%, cốt để hỗ trợ xuất khẩu. Biện pháp này sẽ giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có mặt giá rẻ hơn, và nhờ đó, có lợi thế cạnh tranh tại thị trường toàn cầu.
2. Mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ dù có lợi về mặt xuất khẩu, nhưng vẫn gây một số hậu quả bất lợi:
- Giá tiêu thụ trong nước tăng khi dân chúng và các cơ sở sản xuất phải mua những sản phẩm hay phụ tùng cần thiết nhập cảng từ ngoại quốc với ngoại tệ quá cao.
- Vì đồng nhân dân tệ quá thấp, Chính phủ Trung Quốc phải tung thêm tiền để cập nhật với nhu cầu đầu tư và chi phí công cộng nên đã gây ra nạn lạm phát trầm trọng, khiến người dân dù kiếm ra tiền nhưng vẫn không đủ sức tiêu thụ một cách tương xứng.
- Và với tỷ giá hối đoái quá chênh lệch, một đồng nhân dân tệ chỉ còn giá trị khoảng 60% trị giá trị thực sự của nó, vì chính phủ Trung Quốc đã giữ lấy 40% số tiền trao đổi, trao tay. Và khi quá chán ngán với đồng tiền “lèo lá” này, người dân sẽ nổi dậy để thực hiện một cuộc “cách mạng kinh tế” bằng cách lật đổ chính thể cộng sản sai quấy đã miệt mài lừa đảo họ.
- Các quốc gia bị thiệt hại trong hệ thống mậu địch chênh lệch trên sẽ mất đà sản xuất và nền kinh tế của họ sẽ suy thoái, kiệt quệ.
- Hậu quả gián tiếp là sản phẩm của Trung Quốc sẽ bị ứ đọng ở thương trường quốc tế, vì tại đó người dân không còn mãi lực để tiêu thụ như trước.
- Hệ quả tối hậu là Trung Quốc chưa gây dựng nổi môi trường tiêu thụ khả quan trong nước, nếu còn gặp thêm khó khăn trên thị trường quốc tế thì ắt sẽ lâm cảnh bế tắc trầm trọng.
Sản phẩm “made in China” đã bị trả lại mỗi lúc mỗi nhiều. Riêng hãng Mattel đã phải thu hồi hơn 18 triệu đồ chơi bị nhiễm độc, bất trắc, bất toàn. Rất nhiều hãng kinh doanh quốc tế đã lâm cảnh kiệt quệ vì sát cánh đầu tư với Trung quốc. Đến độ ngày nay một số nhà buôn Hoa Kỳ, Gia Na Đại đã tự động cho ghi cạnh nhãn hiệu sản phẩm dòng bảo đảm “China free” [hàng hoá “Phi Trung Quốc”] để chấn an khách hàng tiêu thụ. Mấy chữ “China free” chắc được dập theo thuật ngữ “drug free” – ngăn cấm, giải toả loại thuốc ma túy, độc dược nơi công cộng, trong xã hội tự trọng, lành mạnh. Thế giới đã bắt đầu “cai độc”, bợt nghiện hàng hoá rẻ tiền, ngụy tạo và nguy hại xuất cảng từ Trung Quốc vậy.
May thay cho nhân loại, nhưng cũng thêm khốn đốn cho nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc vậy.
- Song song với chiến tranh tiền tệ, còn có “chiến tranh chính trị” đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ nhân công địa phương và sản phẩm nội hoá. Do đó chế độ hay khuynh hướng bảo vệ công nghiệp trong nước [protectionism] của Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ khác trên thế giới cũng tăng trưởng, một mặt cải tiến sản lượng quốc nội, mặt khác nâng cao tiêu chuẩn kiểm soát về mọi thủ tục nhập cảng hàng hoá Trung Quốc. Hậu quả gián tiếp là nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn thế nữa.
III. Chính Sách Nhân Công Rẻ
Hiện tượng phát triển kinh tế của Trung Quốc còn thêm nhiều tính cách giả tạo, vừa bất cách, vừa bất chính:
1. Trước hết, mẫu mực sản xuất của Trung Quốc nằm trên nền tảng trục lợi nhân công rẻ, thiếu kiến thức và khả năng chuyên môn, nên giá trị sản phẩm thấp và khi xuất khẩu chỉ đem lại lợi suất hạn hẹp.
2. Kế tiếp, mẫu mực sản xuất này chỉ hữu hiệu khi dân chúng các nước Âu Mỹ và Châu Á gia tăng hay tiếp tục tiêu thụ hàng hoá nhập cảng. Thị trường hỗn hợp này có khuynh hướng giảm sút hoặc vì dân tiêu thụ thiếu mãi lực, hoặc sản phẩm xuất khẩu thiếu tiêu chuẩn khả chấp.
3. Sau đó, mẫu mực lệ thuộc nhân công rẻ có khuynh hướng thu hẹp từ lượng tới phẩm. Nhân công già có tay nghề dần dà về hưu, giải nghệ, trong khi lớp nhân công trẻ chưa kịp thuận nghề hay lại di chuyển tới khu thành thị để kiếm sống cách khác, đòi hỏi thêm lương lậu, an sinh xã hội, quyền lợi nghiệp đoàn. Do đó, mẫu mực nhân công rẻ chỉ còn là một huyền thoại bong bóng, lỗi thời.
4. Cuối cùng, với tình trạng ngược đãi nhân công, [4] với hơn một tỷ người sống với mức lợi tức gia đình hằng năm dưới 2,000 Mỹ Kim và 6 trăm triệu người dân chỉ thu nhập hằng năm dưới 1,000 Mỹ Kim, thì mẫu mực nhân công rẻ là thảm cảnh bất cách và bất chính đẩy xã hội túng thiếu đó tới bề sa sút tận cùng để từ đó sẵn sàng nổi dậy lật đổ chế độ đảng phiệt cộng sản độc quyền thao túng, trục lợi, tham nhũng, bất nhân. Đảng cộng sản đã trở thành nguyên nhân của tội ác, của mọi bất công xã hội, cái gốc thối nát của bệnh hoạn và tai ương đang hủy hoại cơ thể và sức sống của dân tộc Trung Hoa.
Muốn sinh tồn, toàn dân Trung Hoa phải gạt bỏ tội ác và căn bệnh cộng sản vậy. Đó là suy nghĩ và lập trường của giới lao động, trí thức, của đa số dân chúng trong nước. Của biết bao trăm triệu đảng viên thi nhau bỏ đảng cộng sản tới giờ.[5]
IV. Phong Trào Khởi Nghĩa Đòi Dân Chủ
Trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập, những người bất đồng chính kiến trong thời hậu Thiên An Môn đã dọn đường cho các cuộc biểu tình chống chính quyền gần đây. Trong số trí thức trẻ tranh đấu đòi dân chủ có Luật sư Cao Trí Thịnh đã từng giúp người dân chống sự lạm quyền của quan chức địa phương và đàn áp tôn giáo. Hiện tại, ông đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm, tra tấn, mọi tin tức liên quan đến ông đều bị bưng bít. Phản ánh sự kiện này, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết: “Luật sư can đảm của Trung Quốc”.[6]
Luật sư Cao Trí Thịnh
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đả kích thành tích nhân quyền “đáng kinh tởm” của Trung Quốc hành động đàn áp của Trung Quốc hiện nay là “hành động vô bổ của một kẻ ngu xuẩn”. Những phát biểu của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ đã được các nhân vật tranh đấu dân chủ Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh, nhưng họ cũng nói rằng tiến trình dân chủ Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực tranh đấu của chính người dân nước họ.[7]
V. Phong Trào Nổi Dậy Của Các Dân Tộc Thiểu Số
1. Biểu tình ở Tây Tạng
Tây Tạng bị sát nhập vào Trung Quốc kể từ năm 1951. Trong các thập niên 1960 đến thập niên 1980, đã có vào khoảng hơn một triệu người Tây Tạng bị đưa vào các trại cải tạo. Hiện giờ có sự hiện diện của khoảng 8 triệu dân và một chính quyền Tây Tạng lưu vong trên thế giới tự do.
Gần đây gần 10 ngàn học sinh, sinh viên người Tây Tạng ở Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, đã biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vì họ cho là ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng bị đe dọa khi nền giáo dục Trung Quốc buộc họ dùng sách giáo khoa và nghe bài giảng bằng tiếng Quan thoại.[8]
Lobsang Sangay, vị tân Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ [9] đã tuyên bố ủng hộ người dân Tây Tạng trong nước đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ.
Lobsang Sangay – Ảnh: AP/Ashwini Bhatia
Theo Lobsang Sangay, người dân Tây Tạng nổi dậy là vì quyền tự do ngôn luận của người dân thiểu số không được thừa nhận và 60 năm đã qua mà đất nước họ vẫn bị đô hộ trong cảnh điêu linh, cùng cực, trong khi công nhân Trung Quốc đến nước họ khai thác và lấy đi các kim loại trị giá hàng tỷ đô la.
2. Biểu tình chống chính quyền Tại Tân Cương
Trong năm 2009, tại Tân Cương đã xây ra nhiều cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ [Uighur, gốc Thổ theo đạo Hồi, một số theo đạo Phật] và người Hán, làm hơn 150 người chết. Sau đó vài ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị bắt và giải toà. Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã xẩy ra vì tranh chấp quyền lợi, kỳ thị sắc tôc.[10]
Tây Tạng bị sát nhập vào Trung Quốc kể từ năm 1951. Trong các thập niên 1960 đến thập niên 1980, đã có vào khoảng hơn một triệu người Tây Tạng bị đưa vào các trại cải tạo. Hiện giờ có sự hiện diện của khoảng 8 triệu dân và một chính quyền Tây Tạng lưu vong trên thế giới tự do.
Gần đây gần 10 ngàn học sinh, sinh viên người Tây Tạng ở Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, đã biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vì họ cho là ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng bị đe dọa khi nền giáo dục Trung Quốc buộc họ dùng sách giáo khoa và nghe bài giảng bằng tiếng Quan thoại.[8]
Lobsang Sangay, vị tân Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ [9] đã tuyên bố ủng hộ người dân Tây Tạng trong nước đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ.
Lobsang Sangay – Ảnh: AP/Ashwini Bhatia
Theo Lobsang Sangay, người dân Tây Tạng nổi dậy là vì quyền tự do ngôn luận của người dân thiểu số không được thừa nhận và 60 năm đã qua mà đất nước họ vẫn bị đô hộ trong cảnh điêu linh, cùng cực, trong khi công nhân Trung Quốc đến nước họ khai thác và lấy đi các kim loại trị giá hàng tỷ đô la.
2. Biểu tình chống chính quyền Tại Tân Cương
Trong năm 2009, tại Tân Cương đã xây ra nhiều cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ [Uighur, gốc Thổ theo đạo Hồi, một số theo đạo Phật] và người Hán, làm hơn 150 người chết. Sau đó vài ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị bắt và giải toà. Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã xẩy ra vì tranh chấp quyền lợi, kỳ thị sắc tôc.[10]
3. Nội Mông rơi vào bạo loạn
Cuộc nổi dậy bắt đầu phát khởi khi những người chăn nuôi gia súc gốc Mông Cổ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường tác hại cho ngành chăn nuôi của người Mông Cổ. Các đoàn xe vận tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Sau khi người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết, nhiều người chăn nuôi biểu tình, kêu gọi bảo vệ đất đai và quyền sống của người Mông cổ.
Chính quyền Trung Quốc lo ngại, tìm cách phong tỏa khu vực Nội Mông để cố dẹp tắt bạo loạn. Số đông sinh viên học sinh Mông Cổ bị tịch thu điện thoại di động, internet của họ bị cắt.
Theo Báo Le Figaro, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông và người Tây Tạng xuất phát từ mối lo ngại mất bản sắc và văn hóa dân tộc, cũng như mất môi trường sinh sống trước nỗ lực khai thác và tận dụng thổ sản và mỏ quặng bởi Hán tộc.[11]
TẠM KẾT
Ngay trong hiện tượng phát triển giả tạo tại Trung Quốc, đầu năm 2011, Vụ Thông Tin của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh cấm các mạng lưới không được phép phổ biến tin “94% dân Trung Hoa không cao hứng vì tài sản được tập trung vào nhóm người ngồi ở trên cùng của xã hội.” Bản tin trên là do một cuộc nghiên cứu dư luận của Gallup, cho biết 82% dân Ðan Mạch nói họ thấy hạnh phúc, đứng hàng đầu, trong khi chỉ có 6% dân Trung Hoa nghĩ họ có hạnh phúc, khiến Trung Quốc đứng hàng thứ 125 trên toàn cầu.[12]
Thật vậy, sự thịnh vượng giả tạo chỉ nằm trong tầm tay nhóm tư bản đỏ thân tộc [plutocratic capitalism], khi khoảng 585,000 “đại gia” có khả năng vơ vét và chuyển ngân khỏi Trung Quốc hơn 2,180 tỷ đô la Mỹ trong vòng vài năm gần đây, ngang với 2 phần 3 tổng số dự trữ ngoại tệ của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc. Sự thịnh vượng đó không cánh mà bay ra khỏi Trung Quốc, như mùa màng gặt hái lại đổ vào kho nhà hàng xóm, con cái trong nhà vẫn vô sản, vẫn đói meo.
Như vậy, số dân còn lại, non 1 tỷ 300 triệu người trên toàn quốc [13] đều bất hạnh, bất mãn vì [a] về mặt kinh tế: họ tùng thiếu, vô sản, chịu đựng đời sống đắt đỏ vì nạn lạm phát dây chuyền; [b] về mặt xã hội: họ vô gia cư, mất nhà mất đất, cưỡng bách di dân, lệ thuộc quản lý hộ khẩu; [c] về diện đầu tư nhân sự: họ là thứ lao động rẻ rúng, mạt kiếp, bị ngược đãi, hà hiếp tập thể; [d] về mặt chính trị, tư tưởng: ngoài lề bè phái chính quyền đảng phiệt, mọi công dân là vật thí thân, là công cụ phát triển đảng cộng sản tiểu nhân đắc chí, và nếu bất tuân, bất đồng chính kiến, lập tức bị liệt kê là phản động, phản loạn, phản quốc, tức tù đầy mọt gông; [e] về mặt dân tộc chủ nghĩa, ngoài “Hán tộc” họ là chủng tộc bị đô hộ, là loại thứ dân đệ nhị, đệ tam cấp, sẵn sàng bị bóc lột, kỳ thị, mất văn hoá cổ truyền, bị tướt đoạt quyền nghĩ, quyền nói, quyền sống, dù ngoài lề xã hội đỏ.
Trong một cộng đồng “tạp chủng năm sao”,[14] nhưng thấp kém, thiệt thòi, lép vế, bó buộc-kìm hãm như vậy, lẽ sống còn lại là hy vọng bùng nổ để thoát khỏi áp bức, thoát khỏi bất hạnh, thoát khỏi tai ương. Thoát khỏi địa ngục đỏ.
Đối với 94% dân Trung Hoa tạp chủng kia, tiến hoá, cải thiện đời sống chỉ là những hứa hẹn giả dối, gian lận. Không còn thời gian để xét lại. Cơ hội sinh tồn độc nhất của 94% dân Trung Hoa khốn đốn là ở ngay quyết định tổng nổi dậy lật đổ chế độ cổng sản độc tài, tham nhũng, bất lực, thất đức.
Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán. Và Dân Việt sẽ noi theo. Mong chưa muộn. Chưa tàn lực.
TS.LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT
© www.Vietthuc.org
© www.Vietthuc.org
GHI CHÚ:
[1] chuyển ngữ từ “plutocratic capitalism”: CSTQ là thứ tư bản đỏ thân tộc, thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt đầu tư và đầu cơ cốt gây vốn làm giầu cho bè đảng.
[2] Trung Quốc chỉ công bố số nợ công là 19.12% GDP, bằng một phần mười [10%] số nợ thực sự là gần 200% GDP. Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc nợ gấp đôi Hoa Kỳ [96% GDP-2011] và gần bằng Nhật Bản [225% GDP-2010]. Xem bản so sánh dưới đây:
Rank | Country | % of GDP (CIA and Eurostat) | Date | % of GDP(IMF) | Date | Continent |
1 | Japan | 225.8 | 2010 est. | 225.8 | 2010 | Asia |
37 | United States | 58.9 | 2010 est. | 92.7 | 2010 | North America |
111 | China | 17.5 | 2010 est. | 19.1 | 2010 | Asia |
[3] Gross domestic product (GDP) refers to the market value of all final goods and services produced in a country in a given period.
[4] Ngô Nhân Dụng, “Người Trung Quốc bất mãn”, www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China.
[5] Matthew Robertson, “The Tuidang Movement: 100 Million Chinese Hearts Changed – Movement to renounce the Chinese Communist Party reaches major milestone”, www.vietthuc.org. August 27, 2011
[6] “Trung Quốc đàn áp người biểu tình đòi dân chủ” & ”Trung Quốc và Cách Mạng Hoa Nhài”, VOA, Feb 2, 2011; “Chân dung luật sư Cao Trí Thịnh, bảo vệ người dân, không sợ cường quyền”, RFI, Jan 25, 2011.
[7] “Ngoại trưởng Mỹ đả kích TQ với lời lẽ cứng rắn một cách bất thường”, VOA, May 15, 2011; “Hillary Clinton Says Chinese Government Is Doomed,”John Ellis; “Hillary Clinton: Chinese System Is Doomed, Leaders on a ‘Fool’s Errand’”, Jeffrey Goldberg.
[8] “Biểu tình ở Tây Tạng phản đối giáo dục Hán”, BBC, Oct. 20, 2011.
[9] “Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được”, Lobsang Sangay, Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
[10] RFI, “Tại Tân Cương, đến lượt người Hán biểu tình chống chính quyền”, 4/9/2009
[11] RFI, “Dân chúng Nội Mông biểu tình chống chính quyền Trung Quốc”. Thêm, Figaro, Reuters.
[12] “94% dân Trung Hoa không cao hứng…” — Ngô Nhân Dụng, “Người Trung Quốc bất mãn”, www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Đọc thêm: “Nhân quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[13] Trung Quốc gồm 22 Tỉnh
Tỉnh | Tên tiếng Trung | Tỉnh | Tên tiếng Trung | Tỉnh | Tên tiếng Trung | Tỉnh | Tên tiếng Trung | Tỉnh | Tên tiếng Trung |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
An Huy | (安徽) | Giang Tô | (江苏) | Hắc Long Giang | (黑龙江) | Phúc Kiến | (福建) | Sơn Tây | (山西) |
Cam Túc | (甘肃) | Hà Bắc | (河北) | Hồ Bắc | (湖北) | Quảng Đông | (广东) | Thanh Hải | (青海) |
Cát Lâm | (吉林) | Hà Nam | (河南) | Hồ Nam | (湖南) | Quý Châu | (贵州) | Thiểm Tây | (陕西) |
Giang Tây | (江西) | Hải Nam | Liêu Ninh | (辽宁) | Sơn Đông | (山东) | Tứ Xuyên | (四川) | |
Triết Giang | (浙江) | Vân Nam | (云南) |
Khu tự trị (5)
- Ninh Hạ (宁夏), khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (宁夏回族自治区)
- Nội Mông Cổ (内蒙古), khu tự trị Nội Mông Cổ (内蒙古自治区)
- Quảng Tây (广西), khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (广西壮族自治区)
- Tân Cương (新疆), khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (新疆维吾尔族自治区)
- Tây Tạng (西藏), khu tự trị Tây Tạng (西藏自治区)
Thành phố trực thuộc trung ương (4)
- Bắc Kinh (北京)
- Thiên Tân (天津)
- Thượng Hải (上海)
- Trùng Khánh (重庆)
[14] Phải chăng lá cờ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là mảnh vải máu với 5 sao tượng trưng cho 5 sắc tộc chính ơ Trung quốc — ngôi sao lớn nhất: Hán tộc; và 4 ngôi sao nhỏ: Mãn , Hồi , Mông , Tạng (Tây Tạng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét