Pages

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Mỹ sắp bỏ phiếu dự luật trừng phạt TQ

Phó tổng thống Biden từng trấn an Trung Quốc
 về trái phiếu chính phủ Mỹ mà TQ mua ở số
lượng lớn.
Bắc Kinh bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không thông qua một dự luật để trừng phạt Trung Quốc về cáo buộc Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ.
Thượng viện Mỹ vào tuần trước công bố dự luật trong bối cảnh phẫn nộ nhiều về thực trạng thất nghiệp cao triền miên trên 9%.
 
Kinh tế đang là chủ đề người dân quan tâm nhiều nhất trong bối cảnh cuộc đua vào các cuộc bầu cử tháng 11 năm 2012 đang được hâm nóng.

Ông Harry Reid, lãnh đạo khối đa số thượng viện thuộc đảng Dân chủ vào thứ Hai dự đoán rằng dự luật, hiện gặp phải phản đối của Tòa Bạch Ốc, sẽ được thông qua.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ hy vọng các nhà lập pháp sẽ không thông qua dự luật này.
"Chúng tôi hy vọng rằng hai nước có thể giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng và phù hợp với quy định của WTO (Tổ chức Mậu dịch Thế giới), chứ không chính trị hóa các vấn đề kinh tế thương mại và phải dùng đến biện pháp bảo hộ mậu dịch ", người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết.
"Chúng tôi hy vọng các nhà lập pháp Hoa Kỳ duy trì sự phát triển thuận lợi trong quan hệ kinh tế Trung-Mỹ.. và sẽ xem xét lại quyết định đó và kiềm chế để không thông qua dự luật."
Dự luật này tạo điều kiện cho Bộ Tài chính Mỹ dễ dàng hơn trong việc qui kết Bắc Kinh lũng đoạn tiền tệ của mình và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tìm kiếm các biện pháp thuế quan để trả đũa hàng hoá Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ từng có báo cáo nói mặc dù đồng tiền của Trung Quốc được định giá thấp, nước này không phải là quốc gia thao túng tiền tệ.
'Bất lợi xuất khẩu'
Một nghiên cứu do Viện chính sách kinh tế công bố trong tuần này cho thấy rằng thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc đã làm mất khoảng 2,8 triệu việc làm kể từ năm 2001.
Bộ Tài chính Mỹ từng có báo cáo nói mặc dù đồng tiền của Trung Quốc được định giá thấp, nước này không phải là quốc gia thao túng tiền tệ.
Và các nhà lập pháp Mỹ ngày càng chỉ trích mạnh Bắc Kinh về các vấn đề kinh tế khác, bao gồm cả thực trạng đánh cắp tài sản trí tuệ như vi phạm bản quyền phim tràn lan và cái gọi là "sáng tạo bản địa", là chính sách ưu đãi cho các công ty nào sử dụng công nghệ của doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, 51 nhóm kinh doanh của Mỹ vàp tuần này tăng cường nỗ lực để ngăn chặn dự luật, và cảnh báo trong một bức thư cho giới thượng nghị sĩ rằng dự luật này nó có thể gây cuộc chiến mậu dịch "phản tác dụng".
Tại Hoa Kỳ lâu nay vẫn xuất hiện các lời kêu gọi được lặp đi lặp lại yêu cầu xếp loại Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ, trước các chính sách tiền tệ và sự miễn cưỡng tới nay của Bắc Kinh để cho đồng nội tệ của mình được tự do trao đổi.
Tuy nhiên Trung Quốc duy trì lập trường rằng trong khi nước này sẵn sàng cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá, tốc độ gia tăng sẽ được thực hiện dần dần từng bước.
Bắc Kinh nói sự gia tăng đột ngột với đồng Nhân dân tệ sẽ không chỉ gây bất lợi cho xuất khẩu của nước này, mà cũng sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Giới quan sát nói chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã không chỉ tạo ra các vấn đề với các đối tác kinh doanh của nước này mà nó cũng góp phần gây ra các vấn đề ở trong nước.
Các phân tích gia nói trong khi Trung Quốc chăm sóc quyền lợi của các ngành xuất khẩu của mình, nước này cũng phải ghi nhớ rằng một đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó đang làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và làm tăng thêm lạm phát.

Không có nhận xét nào: