Pages

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và uỷ viên quân uỷ ta

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/09/16/110916103229_ngo_xuan_lich_304x171_ngoxuanlich_nocredit.jpgMạng Trung Quân (Trung Quốc)

Dương Danh Dy dịch

Ngày 22/9/2011

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên thưòng vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại toà nhà “Bát nhất”

Ngày 16 tháng 9 năm 2011, ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với ngoại trưỏng Việt Nam* tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)
Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tầu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.
Đúng vào lúc đó việc thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW ĐCSTQ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phong Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW ĐCSVN, uỷ viên thường vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, liệu có hàm nghĩa gì?
Phía Việt Nam tự biết bắt tay với Ấn Độ là đi trên dây thép, là chơi với lửa, là khiêu khích Trung Quốc. Cho nên họ tới Trung Quốc “hội đàm” với phía quân đội, trên thực tế là để thăm dò “nắm chắc tình hình Trung Quốc”. Họ muốn xem xem rốt cuộc Trung Quốc có phản ứng gì, có bao nhiêu “lực nhẫn nại”
Vì Trung Quốc đã nói từ sớm, vấn đề lãnh thổ, vấn đề chủ quyền là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Thế thì liệu có phải là Việt Nam muốn thăm dò một chút xem Trung Quốc chỉ nói thế mà thôi hay không.
Mặc dù Lý Kế Nãi rêu rao chế độ hai nước giống nhau, tính quan trọng của việc phát triển hợp tác kinh tế quân sự…, thế nhưng anh nói anh nghe, người ta đang đào chân tường của anh, cướp tài nguyên của anh, bao vây kiềm chế Trung Quốc. Và cho dù Ngô Xuân Lịch đã nói những lời cảm động lòng người như “năm đó nhân dân Trung Quốc trong điều kiện bản thân cực kỳ khó khăn đã giúp đỡ Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ trong lòng….” đều chỉ nhằm một mục tiêu đã định của họ “lợi ích quốc gia” và họ đang tiến hành một lần “biểu diễn” nữa mà thôi…
Hữu nghị trong từ điển của người Việt Nam đã biến thành một sách lược “quyền nghi chi kế” từ lâu, đã trở thành một thủ đoạn để thu được lợi ích lớn hơn từ lâu, là “vật trang sức”của lợi ích mình. “Hữu nghị” là chỉ treo trên miệng mà thôi, “Lợi ích” mới là thực tế. Để phục vụ cho lợi ích của mình, chí ít trên vấn đề Trung Quốc, họ đã nhiều lần được lợi. Thực ra không phải là Trung Quốc không biết … mà là vì Trung Quốc trước sau thi hành chính sách hoà bình, thi hành quan niệm truyền thống “thà để người phụ ta chứ ta không phụ người”, “lấy đức báo oán” đối với các nước xung quanh, nhất là với Việt Nam….
Lần này Ấn Độ và Việt Nam làm cái gọi là “hợp tác khai thác” tài nguyên Nam Hải (Biển Đông) đã bộc lộ đầy đủ sự câu kết với nhau của chúng, ý đồ cướp đoạt hơn nữa tài nguyên Nam Hải (Biển Đông). Móng vuốt của Ấn Độ vươn tới Nam Hải (Biển Đông) vừa để lôi kéo Việt Nam bao vây Trung Quốc lại vừa có thể thông qua sự câu kết này thu được lợi về tài nguyên và kinh tế.
Hội đàm giữa ngưòi Việt Nam và tướng lĩnh cao cấp của ta cũng chẳng qua là một kế hoãn binh của Việt Nam thôi. Họ vừa muốn cướp đoạt tài nguyên của cải của Trung Quốc lại vừa lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ, nên mới dưới gầm bàn đá Trung Quốc một cái, nhưng trên mặt bàn lại dặn ra nụ cười chìa tay ra bắt, bàn “hữu nghị”.
Chúng ta không phản đối thái độ hoà bình hữu hảo, nhưng Việt Nam không chỉ đã một lần dùng thủ đoạn kẻ hai mặt với Trung Quốc…nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng, thoái lui sẽ làm cho họ nhầm tưỏng rằng Trung Quốc “còn chưa có biện pháp” với họ, để từ đó được đằng chân lân đằng đầu…Chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ và phản ứng cần thiết thì mới có thể kiềm chế được loại thách thức và xâm phạm này của Ấn Độ và Việt Nam.
Dương Danh Dy (trích dịch)
Xin lưu ý ngưòi đọc: qua bài viết này thấy rõ họ không hề kiềm chế trong quan hệ với Việt Nam như “có ngưòi đã ảo tưỏng”. Và phản ứng cùa họ, khi họ cho là “lợi ích của họ” bị đụng chạm tới là “điên cuồng” như thế nào đấy.
*Cần chú ý thêm là, bài viết đã không nêu họ tên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là Phạm Bình Minh, mà theo tập quán ngoại giao thì đó là một cách làm bất lịch sự, hỗn xược.. không thể tha thứ. Nó cũng phản ánh điều đã biết từ trước, họ không muốn đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao nước ta. Xin cảnh giác! Hỡi những ai còn mơ hồ!

Không có nhận xét nào: