Va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Nhật Bản hồi tháng 9-2010 gần đảo Senkaku / Điếu Ngư (REUTERS)
Vừa được cử lên lãnh đạo ngành ngoại giao Nhật Bản, ông Koichiro Gemba vào hôm qua 2/9/2011, đã công khai bày tỏ thái độ quan ngại của ông trước chiều hướng bành trướng hoạt động của hải quân Trung Quốc trên các vùng biển châu Á. Theo ông, điều rất đáng lo ngại là tính chất thiếu minh bạch của các hoạt động này.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong buổi họp báo đầu tiên của ông trong tư cách người đứng đầu ngành ngoại giao Nhật Bản, vị ngoại trưởng trẻ tuổi nhất của xứ Hoa Anh đào từ sau Đệ nhị Thế chiến đến nay đã xác định : « Quan hệ Nhật - Trung rất quan trọng. Thế nhưng, chúng ta đều thấy rõ đà bành trướng hoạt động trên biển của Trung Quốc ». Do vậy, ông Gemba cho rằng : « Điều quan trọng là phải yêu cầu Trung Quốc cải thiện tính minh bạch (liên quan đến các hoạt động đó) »
.
Tuy nhiên, tân Ngoại trưởng Koichiro Gemba vẫn công nhận rằng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong tương lai tùy thuộc vào nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc, do đó hai nước cần phải có một quan hệ "hai bên đều có lợi", đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đối với tân Ngoại trưởng Nhật Bản, liên minh Nhật - Mỹ phải đóng vai trò nền tảng trong chính sách ngoại giao của Tokyo, nhưng ông Gemba cũng bày tỏ hy vọng củng cố và tăng cường mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có cả Hàn Quốc – đang tranh chấp chủ quyền với Nhật trên quần đảo Dokdo/Takeshima - và Nga – cũng có bất đồng với Tokyo về quần đảo Kurils.
Tuyên bố có thể gọi là cứng rắn đối với Trung Quốc của lãnh đạo ngành ngoại giao Nhật Bản vào hôm qua, được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng phô trương uy lực hải quân nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có vùng biển Hoa Đông. Tại khu vực này, Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên vùng quần đảo Senkaku / Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý.
Từ năm ngoái đến nay, Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng này, để khiêu khích lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Khi bị phản ứng thì dùng đến mọi biện pháp ngoại giao, thậm chí là kinh tế, để buộc Tokyo lùi bước, mà ví dụ rõ nhất là vụ tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản hồi năm ngoái, đã khiến quan hệ hai bên cực kỳ căng thẳng.
Sau vụ đó, Tokyo đã tỏ dấu hiệu nhún nhường, nhưng mới đây, vào tuần trước, Bắc Kinh lại cho hai tàu hải quân tiến sát vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư mà Tokyo cho là thuộc hải phận của mình, buộc chính quyền Nhật Bản phải chính thức phản đối.
Và như thông lệ, Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ lập luận của Tokyo, cho rằng Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" trên quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư.
.
Tuy nhiên, tân Ngoại trưởng Koichiro Gemba vẫn công nhận rằng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong tương lai tùy thuộc vào nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc, do đó hai nước cần phải có một quan hệ "hai bên đều có lợi", đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đối với tân Ngoại trưởng Nhật Bản, liên minh Nhật - Mỹ phải đóng vai trò nền tảng trong chính sách ngoại giao của Tokyo, nhưng ông Gemba cũng bày tỏ hy vọng củng cố và tăng cường mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có cả Hàn Quốc – đang tranh chấp chủ quyền với Nhật trên quần đảo Dokdo/Takeshima - và Nga – cũng có bất đồng với Tokyo về quần đảo Kurils.
Tuyên bố có thể gọi là cứng rắn đối với Trung Quốc của lãnh đạo ngành ngoại giao Nhật Bản vào hôm qua, được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng phô trương uy lực hải quân nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có vùng biển Hoa Đông. Tại khu vực này, Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên vùng quần đảo Senkaku / Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý.
Từ năm ngoái đến nay, Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng này, để khiêu khích lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Khi bị phản ứng thì dùng đến mọi biện pháp ngoại giao, thậm chí là kinh tế, để buộc Tokyo lùi bước, mà ví dụ rõ nhất là vụ tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản hồi năm ngoái, đã khiến quan hệ hai bên cực kỳ căng thẳng.
Sau vụ đó, Tokyo đã tỏ dấu hiệu nhún nhường, nhưng mới đây, vào tuần trước, Bắc Kinh lại cho hai tàu hải quân tiến sát vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư mà Tokyo cho là thuộc hải phận của mình, buộc chính quyền Nhật Bản phải chính thức phản đối.
Và như thông lệ, Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ lập luận của Tokyo, cho rằng Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" trên quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét