Nhà hoạt động dân chủ Lý Thiết bị kết án 10 năm tù (DR) |
Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các bản án nặng nề nhắm vào các nhà ly khai sau khi Trung Quốc xử phạt nhà dân chủ Lý Thiết 10 năm tù vì tội "lật đổ chính quyền". Đây là lần thứ tư từ tháng 12/2011, Trung Quốc kết án một nhà bảo vệ nhân quyền.
Hôm qua 20/01/2012, phát ngôn viên Cao Ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colvill từ Genève đã lên tiếng chỉ trích bản án « quá nặng » đối với nhà dân chủ Lý Thiết. Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc « rất quan ngại trong bối cảnh chiến dịch đàn áp nhắm vào các nhà ly khai ngày càng gia tăng tại quốc gia này. Những hành động đó như để hù dọa » các nhà đấu tranh vì dân chủ.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc này kêu gọi chính quyền Trung Quốc « Chấm dứt các biện phát trừng phạt các nhà hoạt động nhân quyền khi đó là những người đấu tranh ôn hòa để bảo vệ quyền cơ bản về tự do ngôn luận ». Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng mong mỏi Trung Quốc « nhanh chóng trả tự do vô điều kiện cho tất cả các nhà bất đồng chính kiến ».
Ngày 18/01/2012 nhà văn Lý Thiết bị tòa án thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc tuyên án 10 năm tù vì tội « làm khuynh đảo chế độ ». Trên thực tế, nhà dân chủ Lý Thiết là tác giả nhiều bài viết trên internet với nội dung kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
AFP ghi nhận : bản án dành cho ông Lý Thiết được đưa ra vào lúc phong trào dân chủ tại các nước Ả Rập đã bùng lên cách nay một năm và vào mùa thu 2011, một vài cuộc tập họp cũng đã diễn ra tại Trung Quốc trước khi bị chính quyền giải tán.
Trung Quốc : kiểm duyệt báo chí gia tăng
Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế International Federation of Journalists trong báo cáo vừa công bố ngày 21/01/2012 xác định : trong năm 2011, Bắc Kinh siết chặt các biện pháp kiểm duyệt báo chí, sách nhiễu phóng viên. Tình trạng « thụt lùi » này diễn ra trong bối cảnh, tại Trung Quốc ngày càng có nhiều tiếng nói đòi dân chủ hóa đất nước theo tinh thần « mùa xuân Ả Rập » và « Cách mạng Hoa Lài tại Trung Đông và Bắc Phi ».
Vẫn theo Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế, trong năm qua nhiều nhà báo và người viết blog bị sát hại, tấn công, bắt giữ sau khi đã đưa ra ánh sáng các vụ tham nhũng. Nhiều tòa soạn cũng đã phải đóng cửa. Các phóng viên bị cấm đưa tin liên quan đến những chủ đề nhậy cảm như các cuộc tập hợp hàng tuần vì dân chủ, hay về tai nạn tàu cao tốc tại Quảng Châu hồi tháng 7/2011.
Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế lo ngại tình trạng đàn áp báo chí tại Trung Quốc còn tiếp tục gia tăng trong năm 2012 vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị thay đổi ban lãnh đạo.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc này kêu gọi chính quyền Trung Quốc « Chấm dứt các biện phát trừng phạt các nhà hoạt động nhân quyền khi đó là những người đấu tranh ôn hòa để bảo vệ quyền cơ bản về tự do ngôn luận ». Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng mong mỏi Trung Quốc « nhanh chóng trả tự do vô điều kiện cho tất cả các nhà bất đồng chính kiến ».
Ngày 18/01/2012 nhà văn Lý Thiết bị tòa án thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc tuyên án 10 năm tù vì tội « làm khuynh đảo chế độ ». Trên thực tế, nhà dân chủ Lý Thiết là tác giả nhiều bài viết trên internet với nội dung kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
AFP ghi nhận : bản án dành cho ông Lý Thiết được đưa ra vào lúc phong trào dân chủ tại các nước Ả Rập đã bùng lên cách nay một năm và vào mùa thu 2011, một vài cuộc tập họp cũng đã diễn ra tại Trung Quốc trước khi bị chính quyền giải tán.
Trung Quốc : kiểm duyệt báo chí gia tăng
Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế International Federation of Journalists trong báo cáo vừa công bố ngày 21/01/2012 xác định : trong năm 2011, Bắc Kinh siết chặt các biện pháp kiểm duyệt báo chí, sách nhiễu phóng viên. Tình trạng « thụt lùi » này diễn ra trong bối cảnh, tại Trung Quốc ngày càng có nhiều tiếng nói đòi dân chủ hóa đất nước theo tinh thần « mùa xuân Ả Rập » và « Cách mạng Hoa Lài tại Trung Đông và Bắc Phi ».
Vẫn theo Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế, trong năm qua nhiều nhà báo và người viết blog bị sát hại, tấn công, bắt giữ sau khi đã đưa ra ánh sáng các vụ tham nhũng. Nhiều tòa soạn cũng đã phải đóng cửa. Các phóng viên bị cấm đưa tin liên quan đến những chủ đề nhậy cảm như các cuộc tập hợp hàng tuần vì dân chủ, hay về tai nạn tàu cao tốc tại Quảng Châu hồi tháng 7/2011.
Hiệp hội các Nhà báo Quốc tế lo ngại tình trạng đàn áp báo chí tại Trung Quốc còn tiếp tục gia tăng trong năm 2012 vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị thay đổi ban lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét