Hoa Kỳ sẽ không bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình.
Thế nhưng Mỹ sẽ không bán vũ khí nếu như Việt Nam không thay đổi 'bước lùi' gần đây trong vấn đề nhân quyền.
Ông McCain cùng ba nghị sỹ khác là Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte, vừa có chuyến thăm Việt Nam ngay trước Tết nguyên đán.
Ông nói với các nhà báo rằng đoàn của ông "đã nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng quan hệ về an ninh giữa hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các vấn đề nhân quyền".
Theo Thượng nghị sỹ McCain, "[Hà Nội] chưa có tiến bộ về nhân quyền, mà thực tế là đã bước lùi trong chủ đề này".
Ông Joe Lieberman thì nói thêm rằng để nhận vũ khí sát thương từ Mỹ, Việt Nam sẽ còn phải được chuẩn thuận từ Hạ viện Hoa Kỳ nữa.
Ông Lieberman khẳng định: "Có những loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua hoặc nhận từ chúng tôi, và chúng tôi cũng muốn chuyển các loại vũ khí này cho họ, nhưng điều này sẽ không xảy ra chừng nào họ chưa cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình".
Bỏ cấm vận vũ khí
Việt Nam đang thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa quân đội và tăng khả năng quốc phòng với mục tiêu mà Hà Nội luôn tuyên bố là để tự vệ.Ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2011 được tin là ở mức 52.000 tỷ đồng, tức khoảng 2,6 tỷ đôla. Một số nguồn tin nói con số này có thể sẽ tăng lên thêm tới 35% trong năm 2012.
Hà Nội đã và đang mua nhiều loại vũ khí, khí tài từ các nước, nhất là từ Nga.
Tuy Hoa Kỳ và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ từ 1995, lệnh cấm vận vũ khí sát thương áp dụng từ 1984 hiện vẫn còn hiệu lực.
"Có những loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua hoặc nhận từ chúng tôi, và chúng tôi cũng muốn chuyển các loại vũ khí này cho họ, nhưng điều này sẽ không xảy ra chừng nào họ chưa cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình."
Thượng nghị sỹ Joe Lieberman
Họ nói kể từ 2009, chính quyền Hà Nội đã có nhiều động thái 'thụt lùi' về nhân quyền, với các đợt bắt bớ và bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến hay blogger.
Theo tổ chức Human Rights Watch, riêng năm ngoái Việt Nam đã kết án 33 blogger và nhà hoạt động nhân quyền, bắt giữ ít nhất 27 người khác, hai người bị bắt hơn một năm mà không được ra tòa xét xử.
Thế nhưng quan hệ quân sự - quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ thời gian gần đây cũng có nhiều chuyển biến theo hướng ấm dần lên.
Một trong những lý do, theo các nhà phân tích, là Hà Nội muốn thu hút thêm sự ủng hộ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang ngày càng gay gắt.
Về phần mình, Washington nhiều lần tuyên bố chủ trương duy trì tự do hàng hải ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Quân đội Việt Nam và Mỹ đã có một số hoạt động chung, như thao diễn ngoài khơi miền Trung.
Việc bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương chắc chắn sẽ đẩy quan hệ chiến lược giữa hai bên lên thêm một bước dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét