Hình Phụ Họa |
Tin AFP của Pháp, Trung Cộng đã phong tỏa vùng Tây Tạng tự trị ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Nội bất xuất, ngọai bất nhập. Điện thọai, Internet, mọi giao thông bị cắt. Tây Tạng đang trong tình trạng nổi dậy. Tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của tăng ni Phật tử , ý chí vì đạo pháp Phật Giáo và dân tộc Tây Tạng của nhân dân Tây Tạng phát huy làm cuộc cách mạng áo cà sa gần kề.
Mọi biện pháp trấn áp của TC không còn tác dụng khủng bố, đe dọa nữa trước tinh thần vì đạo pháp và dân tộc rắn chắc như kim cương của tăng ni Phật tử Tây Tạng. Tinh thần cách mạng áo cà sa trong năm 2008, năm năm sau đã luân hồi tái sinh. Trong năm 2011, đã có 12 vị tu sĩ và ni cô tự thiêu cúng dường cho đạo pháp được tự do, dân tộc được độc lập và vị Phật sống Đức Đạt Lai Lạt Ma được trở về đất Phật. Tăng ni, Phật tử Tây Tạng đã hành động cảnh tỉnh, phản đối TC đã xâm thực Tây Tạng.
Phong trào những nhà sư và ni cô lấy mạng mình hy sinh cho đạo pháp và dân tộc, nhen nhúm lửa cho cuộc Cách Mạng Áo Cà sa có tăng, chớ không có giảm dù TC dùng đủ mọi biện pháp mạnh xảo thuật bá đạo để trấn áp, mua chuộc, lũng đọan.
Thế nhưng năm 2012, chưa đầy tháng đầu đã có thêm bốn nhà sư tự thiêu phản đối TC nữa. Chẳng những tăng về lượng mà còn tăng về phẩm nữa, số nhà sư tự thiêu đầu năm 2012 có vị phẩm hạnh và chức sắc rất cao.
Mỗi lần một nhà sư tự thiêu là mỗi lần Phật tử đòan kết chặt chẽ hơn, ý chí đấu tranh cho đạo pháp và dân tộc cứng lại như kim cương, bất chấp bàn tay sắt trấn áp của công an TC. Tăng ni Phật tử đấu tranh hòa dịu nhưng cương quyềt với công an cấm không cho làm lễ an táng công cộng hay cướp dấu nhục thể của các nhà sư tự thiêu. Công an càng trấn áp thô bạo, tăng ni Phật tử đúng theo đức hạnh đại hùng, đại lực, đại từ bi của giáo lý Phật, càng kiên trì bao vây công an, đồn bót, trụ sở hành chánh, đến khi nào nhà cầm quyền nhượng bộ mới ngưng.
Trước đây vào năm 2008, tại thủ đô Lhassa tăng ni, Phật tử nhứt là thành phần trẻ nổi dậy làm cuộc cách mạng áo cà sa. Lúc bấy giờ TC đàn áp, máu đổ, thịt rơi nơi những người tu hành không một tấc sắt trong tay.
Nhưng bây giờ năm năm sau những biện pháp trấn áp tàn nhẫn và thô bạo của TC không hiệu quả. Tăng ni Phật tử dùng sinh mạng mình hy sinh cho đạo pháp và dận tộc – một hình thức hết sức ôn hòa. Nhưng biện pháp ôn hòa đó làm rúng động lương tâm Nhận Lọai. Nhà cầm quyền TC càng ngăn cản, càng giành nhục thể của các nhà sư, trấn áp Phật tử, không cho Phật tử hộ niệm, an táng, thì lương tâm Con Người chánh trực, nhân dân và chánh quyền các nước trên thế giới càng lên án TC, coi TC là chế độ bách hại tôn giáo, thực hiện tội ác diệt văn hóa dân tộc nhược tiều, tội ác diệt chủng, tội ác chống Nhân Lọai. TC càng trấn áp, lửa cách mạng càng bùng lên, càng nổi dậy. Trong lịch sử lòai người người ta chưa thấy một nhà cầm quyền nào có thể diệt một tôn giáo, trái lại tôn giáo thường sống còn và phát triển trên tro tàn của chế độ bách hại tôn giáo. Như Đế quốc La Mã hùng mạnh nhưng suy tàn, sụp đổ trong khi Ky tô giáo bị Đế quốc La Mã bách hại phát triễn, tồn tại cho dến ngày nay.
Cuộc cách mạng áo cà sa của tăng ni Phật tử Tây Tạng loang ra như vết dầu loang. Như ngày 8 tháng 1 năm 2011, tăng ni, Phật tử quần chúng nổi dậy ở A bá rồi ở Lô Hoắc, cách đó tới 300 km cũng nổi lên. Cùng ngày ấy, 08/01/2011, một vị sư tự thiêu ở một địa phương của tỉnh Thanh Hải cách đó đến 750 km.
Tăng ni, Phật tử , dân chúng Tây Tạng đang nhóm lửa cho cuộc cách mạng áo cà sa là những người thấm nhuần thái độ của những người con Phật: đại hùng, đại lực, đại từ bi. Như người Tây Tạng ở vùng tự trị Cam Tư và A Bá, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, nơi mà lực lượng an ninh Trung Quốc đang phong tỏa, theo các nhà xã hội và dân tộc học Tàu và Tây, những người đó không những là Phật Tử rất sùng đạo mà còn là những người Tây Tạng nổi tiếng là những chiến binh có truyền thống bất khuất, quyết bảo vệ bản sắc vùng đất lịch sử của mình – vùng Khang Ba (còn gọi là Kham).
Ở A Bá và Cam Tư, có khoảng 1,5 triệu người Tây Tạng sống, chiếm ba phần tư dân số hai khu vực tự trị này, trên diện tích 230,000 km vuông, lớn bằng nước Anh.
Từ sau cuộc trấn áp cuộc cách mạng áo cà sa đợt 1 ở Lhassa, người ta tính sau đó có khỏang 150 cuộc biểu tình đòi độc lập cho Tây Tạng và cho Đức Đạt Lai Lat Ma về Tây Tạng.
TC như bất cứ chế độ độc tài nào thường không có sáng kiến đối phó với phong trào nhân dân chống nhà cầm quyền. CS chỉ theo lối mòn hành động, một mặt trấn áp tàn bạo, phong tỏa vùng có biểu tình và dấu kín tin tức. Mặt khác TC nỗ lực tuyên truyền dân vận người dân Tây Tạng.
Trong Tềt Nguyên Đán, TC mở hết công suất bộ máy tuyên truyền của TC. TC tung ra hàng triệu áp phích chụp các lãnh đạo TC đang đứng cạnh những căn lều tại những vùng tự trị gần Tây Tạng và ghi ra những điều mà TC đã mở mang, khai hóa cho Tây Tạng. Thật là một việc làm cũ rích mà Thực Dân Cũ đã làm để tuyên truyền ở các thuộc địa – như TC đã cho Tây Tạng có lá cờ riêng cho vùng tự trị, làm đường sá, điện, nước, radio, vô tuyến truyền hình, phim ảnh, thư viện và báo chí.
Bây giờ là thời đại tin học, tuyên truyển như thế chẳng gạt đựoc ai. Cả thiên hạ đều biết TC chiếm Tây Tạng, dùng Tây Tạng như thuộc địa khai thác tài nguyên, thuộc địa di dân, biến Tây Tạng thành đất nước của TC. Tội lỗi nhứt là cào bằng văn hóa Tây Tạng để Hán hóa.
Cả thiên hạ đều biết, nhứt là người Tây Tạng càng thấm thía hơn đất nước còn thì còn tất cả, đất nước mất thì mất tất cả. Những gì TC kể công ơn với người Tây Tạng chỉ là bèo bọt so với tài nguyên mà TC khai thác ở Tây Tạng chở về TQ. Nên người ta không ngạc nhiên thấy người Tây Tạng, tăng ni, Phật tử sẵn sàng hy sinh thân mạng cho đạo pháp và dân tộc và sẵn sàng như Đức Hùynh Giáo Chủ của PGHH viết “Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa. Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha”, cùng làm nên cuộc Cách Mạng Áo Cà sa giải thóat quốc gia dân tộc ra khỏi nạn thuộc địa của TC./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét