Vào cuối năm, người Việt trong nước đột nhiên đón nhận hàng loạt các vụ tăng giá điện, nước, gas… bên cạnh đó, nhiều dự luật đánh thuế vào tiền gửi tiết kiện, tiền đánh thuế sở hữu xe… đang chuẩn bị áp dụng sau tết Nguyên Đán khiến dân tình hết sức xôn xao. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đang kiệt quệ ngân sách điều hành kinh tế yếu kém và đang tìm cách móc túi từng người dân hòng bù đắp vào một ngân sách trống rỗng và tuyệt vọng lúc này.
Một trong những nghị định chuẩn bị áp dụng là đánh thuế vào cả tiền gửi về nhân thân của Việt Kiều, và tiền chắt chiu để dành tiết kiệm của người nghèo. Nhân danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm soát vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ có các phòng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm không cho tư nhân thanh toán bằng Đô la, buôn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền Việt nam.
Như vậy là Việt Kiều ở hải ngoại và thân nhân ở Việt nam từ nay phải chấm dứt việc đòi hỏi những nơi gởi tiền là gởi bằng Đô la trả bằng Đô la. Nhà cầm quyền buộc cơ sở phải đổi ngoại tệ gởi từ hải ngoại ra tiền Đồng VN để trả cho khách hàng.Điều nầy cho thấy đây là biện pháp mà Nhà Nước Cộng sản tại Hà nội cố ý móc túi Việt Kiều… Ai cũng biết tỷ giá của Đô la ở thị trường tự do đổi ra tiền Đồng VN lúc nào cũng cao hơn tỷ giá chính thức của ngân hàng đổi ra.
Mới đây, vào tháng 11 năm 2011, giữa lúc Quốc hội Cộng sản đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, cũng đã đề nghị Quốc hội Cộng sản bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu được từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông. Lý giải nguyên nhân, ông Bộ trưởng cũng rất thản nhiên công bố rằng việc thu tiền này bởi Bộ Giao thông Vận tải không còn tiền để đầu tư hạ tầng.
Theo đề xuất của ông Bộ trưởng họ Đinh thì tất cả mọi người dân phải đóng những khoản tiền khổng lồ, tương đương hoặc hơn một tháng lương của mình trong năm để trả cho Nhà nước về khoảng thuế lưu hành xe. Việc đẩy toàn bộ “gánh nặng” của việc thiếu hụt ngân sách, đặt lên vai người dân, móc túi từng chuyện một để cứu vãn cho một chế độ yếu kém và thối nát thật sự đã manh nha từ năm 2008, khi nhà cầm quyền Cộng sản tại Sài gòn đề xuất tăng thu lệ phí và thu phí hằng năm đối với xe môtô, gắn máy.
Ông Lê Hiếu Đằng, vào năm 2008, khi còn đương chức Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc nói rằng bản chất của câu chuyện tăng phí và thu phí phương tiện là Đẩy khó khăn cho người dân. Là Làm gánh nặng tài chính của mỗi gia đình càng thêm nặng nề. Âm mưu móc túi người dân, thậm chí không chừa cả dân nghèo, để chống đỡ cho nền kinh tế đang kiệt quệ vì tham ô, lại thêm một lần nữa làm rõ bộ mặt của một chế độ mị dân, độc tài, và bóc lột nhân dân đến tận cùng xương tủy, đó là đề tài đang được bàn thảo nhiều nơi ở Việt nam hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét