GS.Tương Lai
“Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng” – Cố TT Phạm Văn Đồng
Trên danh nghĩa thì dưới thể chế chính trị của ta “Quyền hành và lực lượng đều nơi dân” như Bác Hồ đã chỉ ra rất sớm trong bài “Dân vận” viết cách nay đã hơn nửa thế kỷ. Trong mọi diễn văn, trong những lời kêu gọi chúng ta thường xuyên nhắc lại điều ấy. Bài học ấy đã được khẳng định nhiều lần mà bất cứ một cán bộ dân vận nào cũng thuộc nằm lòng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Rồi với Nghị quyết về xây dựng Nhà nước pháp quyền, quyền của dân lại được tái khẳng định rằng, Nhà nước của chúng ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Thế nhưng từ sự kiện Tiên Lãng mở đầu cho năm 2012 với nhiều hứa hẹn, người dân ở xã Vinh Quang, nơi có gia đình công dân Đoàn Văn Vươn được chính quyền xem là “dân ngụ cư”, sẽ tự hỏi: không hiểu họ có thật sự là người chủ không? Và các “công bộc” đã không thực hiện lời dạy của Bác Hồ trong cách hành xử với dân. Điều đó đã tạo ra một ấn tượng buồn về hình ảnh của cơ quan công quyền một số cấp ở Hải Phòng. Hình ảnh ấy, ít nhiều khiến người ta nhớ lại “sự kiện Thái Bình” 15 năm về trước. Mặc dù, hai sự kiện xảy ra vào hai thời điểm khác nhau, nhưng có điểm tương đồng. Điểm tương đồng ấy chính là: Những hiểu lầm giữa chính quyền và dân, đã không được giải tỏa một cách đúng đắn với nhận thức rằng dân không phải là địch. Vì như vậy là đã đẩy dân đứng đối lập với Nhà nước của chính họ. Điểm khác của sự kiện Tiên Lãng có lẽ là, những sự biến xảy ra dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, và có chiều hướng bạo lực từ cả hai phía. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã lên tiếng chỉ rõ sự tùy tiện, sai trái của các giải pháp mà chính quyền các cấp ở Hải Phòng đã thực hiện, xem đây là một “tổn thất chính trị” không chỉ riêng cho thành phố Cảng! Ấy thế mà cho đến giờ phút này xem ra cách xử lý tình huống của các cấp có trách nhiệm ở Hải Phòng vẫn tỏ ra “rối” và “loạn”.
Căn nhà của ông Đoàn Văn Vươn trước khi bị cưỡng chế phá bỏ
“Loạn” là loạn thông tin từ các cấp có thẩm quyền vốn được gọi là người “cầm cân nảy mực”. Mà “loạn” thông tin là vì “rối” như gà mắc tóc trong cách giải thích và xử lý tình huống. “Rối” từ các cấp có thẩm quyền từ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng, đến Chủ tịch Huyện Tiên Lãng và Chủ tịch xã Vinh Quang, nơi bùng nổ sự kiện mở đầu cho năm 2012 với nhiều hứa hẹn vừa được đưa ra!
Ngẫm cho kỹ thì chuyện “rối’ và “loạn” cỡ ấy là vì “Nhà nước địa phương” này đã tự đánh mất vai trò và uy tín của mình trước dân và trước công luận. Mà tự đánh mất là do khuất tất trong chủ trương và chính sách cũng như các giải pháp đưa ra đều vi hiến. Đã thế lại hết sức ngoan cố trong tự biện minh rất luẩn quẩn và đầy mâu thuẫn cho chủ trương sai trái, chính sách lệch lạc, hành vi phạm luật của họ.Lạ một điều là Thủ tướng Chính phủ đã chính thức yêu cầu Hải Phòng phải nghiêm chỉnh báo cáo tình hình vừa xảy ra. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã nhận định đây là một chủ trương sai từ huyện đến xã, ấy vậy mà các cấp ủy Đảng và chính quyền nơi đây vẫn cố cãi nhăng, cãi cuội cứ như trong một hiệp “đá gà”, một pha “chọi trâu” vui xuân! Họ coi thường kỷ cương, phép nước, chà đạp lên ý chí của dân, “ngồi xổm” trên công luận của cả nước đến như vậy thì đúng là đã “phá kỷ lục” toàn quốc về sự “rối” và “loạn” này.
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bên căn nhà bị đập phá tan hoang của gia đình tại khu đầm
Rối loạn chức năng lãnh đạo và quản lý theo nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và rối loạn phép nước khi UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất lại thu hồi toàn bộ những công trình mà ông Đoàn Văn Vươn đã đầu tư khai thác không có bồi thường. Như vậy cũng có nghĩa là đã “quốc hữu hóa” tài sản của dân bất chấp Hiến pháp từng quy định rõ tại Điều 23! Chánh văn phòng UBND huyện tuyên bố không úp mở : “Cứ thu hồi đất trước. Giao đất cho ai sẽ tính sau”. “Giao cho ai nữa? Dân hiểu quá rõ và đấy là đầu mối của mọi diễn biến kéo dài nhiều năm. Còn nhớ, từ 2008, Vietnam Economic News đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển”. Bài báo có đoạn ” Thành công từ việc trồng rừng chắn sóng của ông Vươn còn được các chuyên gia Nhật Bản đến tìm hiểu, nghiên cứu… Thế rồi chuyện “chết đuối người trên cạn mà chơi” mà cụ Nguyễn Gia Thiều đã cảnh báo từ thế kỷ 18 lại đã lặp lại tại xã Vinh Quang(!) mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21! Nhưng người chết đuối trên cạn của đại gia đình Đoàn văn Vươn, Đoàn Văn Quý này không do “trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán”, mà lại do những “công bộc của dân” đã dùng quyền lực được dân trao để thao túng. Chỉ có điều ở đây chúng “làm cho khốc hại chẳng qua vì… đất”! Câu chuyện bà Ba Sương vừa thoát hiểm do sức ép quyết liệt của công luận sau 4 năm “lưới pháp luật” ở Cần Thơ quyết trừng phạt cho được người anh hùng thời kỳ đổi mới ở Nông trường Sông Hậu mà ngẫm ra cũng khởi nguồn từ đó.
Chao ôi! Cái lực hút của đất, cái quý nhất và cũng là khát vọng bao đời của người nông dân đã đẩy họ đến bước đường cùng phải dùng bạo lực để chống lại. Mà đúng thế, luật sư Lê Đức Tiết thành viên Đoàn cán bộ của UBTƯMTTQ Việt Nam về Tiên Lãng để thực hiện nhiệm vụ giám sát của Mặt trận đã chỉ rõ “việc cưỡng chế đã được tiến hành một cách tùy tiện bất chấp luật pháp”. Vậy đó, với hơn 100 cảnh sát, bộ đội mà theo Giám đốc Công an Hải Phòng là “việc huy động công an, lực lượng biên phòng, lực lượng quân sự huyện để trấn áp sự chống đối là một kế hoạch hợp đồng tác chiến hay, hoàn hảo” (!?) Báo Hải Phòng đưa tin : “Ngày 5-1-2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương”. Ngay lập tức, Giáo sư Hoàng Xuân Phú, Viện Khoa học và Công nghệ VN đã viết bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ” phân tích rõ : “Nếu lực lượng cưỡng chế chỉ tới diện tích 19,3 ha ghi trong Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND, không tùy tiện tiến vào khu vực 21 ha mà quyền quản lý và sử dụng hợp pháp hoàn toàn thuộc về anh em họ Đoàn, không tiếp cận ngôi nhà của ông Quý, thì mìn đã không nổ, súng đã không bắn và do đó không có ai bị thương cả. Vậy thì, nói cho cùng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy?”
Vậy là, với một lực lượng đông đảo, hợp đồng tác chiến hoàn hảo, đưa máy ủi vào phá nhà dân, rồi như lời Trưởng ban dân vận Huyện ủy Tiên Lãng thông báo: “Nhân dân vô cùng phẫn nộ trước hành động ngông cuồng, mất tính người của Vươn nên đã phá nhà Vươn!”. Oái oăm thay cái “tính người” thốt ra từ miệng của người làm “dân vận” này, người phải thuộc nằm lòng bài “Dân vận” của Cụ Hồ đã nhắc nhở trên. Một khi họ đã quay lưng lại với dân, nhân danh công vụ, nhân danh “sở hữu toàn dân”, lợi dụng cái gọi là “quốc gia công thổ” mà họ đang thao túng để chia chác cho nhau, không chỉ giữa ông anh Chủ tịch huyện với ông em Chủ tịch xã nơi huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kia, mà còn mở rộng ra cho những nhóm lợi ích, thì không có việc gì mà họ không dám làm. Chuyện này chẳng có gì mới.
Hơn 2000 năm trước, Mạnh Tử đã cảnh báo : một khi “vua coi dân như cỏ rác thì dân sẽ coi vua như cừu thù” buộc họ phải chống lại, để rồi ” người cầm quyền vin vào đó mà chém giết họ, như vậy không khác gì đặt lưới mà bẫy họ”*!
Xem ra, ở Tiên Lãng cái lưới ấy đã được giăng ra nhiều năm trước đây! Người ta đã quên mất bài học từ “Sự kiện Thái Bình” đã nói ở trên. Hồi ấy, đồng chí Phạm Văn Đồng không đồng tình khi người viết bài này trình bày rằng: “ở đây không có chuyện địch ta, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Ông yêu cầu chỉnh lại: “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng”! Quả là một nhận định thật tường minh và chuẩn xác.
Đáng tiếc là điều ấy đã không được nghiêm cẩn thực hiện. Và cái gì phải đến thì đã đến.
(còn nữa)
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bên căn nhà bị đập phá tan hoang của gia đình tại khu đầm
Chao ôi! Cái lực hút của đất, cái quý nhất và cũng là khát vọng bao đời của người nông dân đã đẩy họ đến bước đường cùng phải dùng bạo lực để chống lại. Mà đúng thế, luật sư Lê Đức Tiết thành viên Đoàn cán bộ của UBTƯMTTQ Việt Nam về Tiên Lãng để thực hiện nhiệm vụ giám sát của Mặt trận đã chỉ rõ “việc cưỡng chế đã được tiến hành một cách tùy tiện bất chấp luật pháp”. Vậy đó, với hơn 100 cảnh sát, bộ đội mà theo Giám đốc Công an Hải Phòng là “việc huy động công an, lực lượng biên phòng, lực lượng quân sự huyện để trấn áp sự chống đối là một kế hoạch hợp đồng tác chiến hay, hoàn hảo” (!?) Báo Hải Phòng đưa tin : “Ngày 5-1-2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương”. Ngay lập tức, Giáo sư Hoàng Xuân Phú, Viện Khoa học và Công nghệ VN đã viết bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ” phân tích rõ : “Nếu lực lượng cưỡng chế chỉ tới diện tích 19,3 ha ghi trong Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND, không tùy tiện tiến vào khu vực 21 ha mà quyền quản lý và sử dụng hợp pháp hoàn toàn thuộc về anh em họ Đoàn, không tiếp cận ngôi nhà của ông Quý, thì mìn đã không nổ, súng đã không bắn và do đó không có ai bị thương cả. Vậy thì, nói cho cùng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy?”
Vậy là, với một lực lượng đông đảo, hợp đồng tác chiến hoàn hảo, đưa máy ủi vào phá nhà dân, rồi như lời Trưởng ban dân vận Huyện ủy Tiên Lãng thông báo: “Nhân dân vô cùng phẫn nộ trước hành động ngông cuồng, mất tính người của Vươn nên đã phá nhà Vươn!”. Oái oăm thay cái “tính người” thốt ra từ miệng của người làm “dân vận” này, người phải thuộc nằm lòng bài “Dân vận” của Cụ Hồ đã nhắc nhở trên. Một khi họ đã quay lưng lại với dân, nhân danh công vụ, nhân danh “sở hữu toàn dân”, lợi dụng cái gọi là “quốc gia công thổ” mà họ đang thao túng để chia chác cho nhau, không chỉ giữa ông anh Chủ tịch huyện với ông em Chủ tịch xã nơi huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kia, mà còn mở rộng ra cho những nhóm lợi ích, thì không có việc gì mà họ không dám làm. Chuyện này chẳng có gì mới.
Hơn 2000 năm trước, Mạnh Tử đã cảnh báo : một khi “vua coi dân như cỏ rác thì dân sẽ coi vua như cừu thù” buộc họ phải chống lại, để rồi ” người cầm quyền vin vào đó mà chém giết họ, như vậy không khác gì đặt lưới mà bẫy họ”*!
Xem ra, ở Tiên Lãng cái lưới ấy đã được giăng ra nhiều năm trước đây! Người ta đã quên mất bài học từ “Sự kiện Thái Bình” đã nói ở trên. Hồi ấy, đồng chí Phạm Văn Đồng không đồng tình khi người viết bài này trình bày rằng: “ở đây không có chuyện địch ta, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Ông yêu cầu chỉnh lại: “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng”! Quả là một nhận định thật tường minh và chuẩn xác.
Đáng tiếc là điều ấy đã không được nghiêm cẩn thực hiện. Và cái gì phải đến thì đã đến.
GS.Tương Lai
* Sách Mạnh Tử. Thiên “Đằng văn công. Thượng”.(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét