Du khách Hoa lục ngồi nghỉ tại Trung tâm thương mại
Times Square ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 02/02/2012
REUTERS/Tyrone Siu
Hồng Kông đã được giao trả cho Trung Quốc từ cách đây 15 năm, thế nhưng quan hệ giữa người dân cựu thuộc địa Anh quốc với người dân Trung Hoa lục địa vẫn không có gì là thân thiện, thậm chí ngày càng xấu đi. Cư dân Hồng Kông vẫn khó chấp nhận sự hiện diện của những người láng giềng phương Bắc, còn người dân lục địa thì trách là họ bị dân Hồng Kông coi thường.
Một bên là một trung tâm tài chính với 7 triệu dân, đa số là người Quảng Đông, sống trong những điều kiện tốt hơn nhiều so với người dân Trung Hoa lục địa. Bên kia là một quốc gia có đến 1,34 tỷ người, đông dân nhất hành tinh chúng ta và là nền kinh tế nay đứng hàng thứ hai thế giới. Tại quốc gia này, hàng triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo khó, nhưng số tỷ phú đô la chẳng bao lâu nữa sẽ vượt hơn Hoa Kỳ.
Được sát nhập trở lại vào Trung Quốc sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khó chấp nhận sự hiện diện của những người láng giềng phương Bắc, còn người dân lục địa thì trách là họ bị dân Hồng Kông coi thường.
Đúng là cách đây 20 hoặc 30 năm, khi vùng lãnh thổ này còn là thuộc địa Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khi dễ người bà con Trung Hoa. Bây giờ, từ khi Trung Quốc bùng nổ kinh tế, họ lại cảm thấy thấp kém hơn dân lục địa.
Với sức mua gia tăng nhanh chóng, người dân Hoa lục ồ ạt đổ đến Hồng Kông ngày càng nhiều để du lịch, làm ăn hoặc định cư hẳn, bơm vào nền kinh tế Hồng Kông hàng tỷ đô la. Thậm chí, nhiều phụ nữ có thai ở Trung Quốc tìm cách sang Hồng Kông sinh con, để được hưởng những phúc lợi xã hội ở Đặc khu hành chính này.
Từ sự chung đụng này đã nẩy sinh những va chạm không thể tránh khỏi do khác biệt quá lớn về lối sống và văn hóa giữa hai bên. Cho nên mới có cảnh một phụ nữ Hồng Kông giận dữ mắng một nhóm du khách Hoa lục ăn uống trong métro bất chấp quy định cấm. Cảnh này được một hành khách quay phim và sau đó được đưa lên mạng, đã gây nhiều phản ứng từ dân Hoa lục.
Một giáo sư đại học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đồng, tự nhận là thuộc dòng dõi Khổng Tử, đã gọi dân Hồng Kông là một lũ « con hoang », là những kẻ « phản nghịch », là « đồ chó ». Tuyên bố này dĩ nhiên là đã gây phẩn nộ nơi dân Hồng Kông. Cư dân mạng ở Đặc khu hành chính này đã phản công bằng cách góp tiền mua một trang quảng cáo trên tờ Apple Daily, một nhật báo có số phát hành rất lớn, so sánh dân Hoa lục như là những con « châu chấu », một loài sâu bọ đi đến đâu là ăn sạch đến đó.
Cũng trên Internet đang lan truyền một ảnh ghép một người dân Hồng Kông đứng chặn đường tiến của một đoàn châu chấu, khiến người ta liên tưởng đến những bức ảnh nổi tiếng chụp một sinh viên đứng chặn đoàn xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, khi xảy ra phong trào biểu tình đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh.
Không chỉ khác biệt về văn hóa, mà cả về chính trị, giữa Hồng Kông với Hoa lục cũng là cả một trời một vực. Khác với người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dân Hồng Kông vẫn được quyền tự do ngôn luận, bởi vì chiếu theo các thỏa thuận năm 1997, Đặc khu hành chính này vẫn được hưởng một nền tự trị rộng rãi và các quyền tự do dân chủ, dựa trên nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ».
Nhưng không gian tự do này vẫn thường bị đe dọa và mối lo âu của người dân Hồng Kông càng tăng khi đến gần ngày bầu cử lãnh đạo hành pháp ngày 25/3 tới. Chức vụ này không được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, mà là do một uỷ ban bầu cử gồm những nhân vật thân Bắc Kinh.
Được sát nhập trở lại vào Trung Quốc sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khó chấp nhận sự hiện diện của những người láng giềng phương Bắc, còn người dân lục địa thì trách là họ bị dân Hồng Kông coi thường.
Đúng là cách đây 20 hoặc 30 năm, khi vùng lãnh thổ này còn là thuộc địa Anh quốc, người dân Hồng Kông vẫn khi dễ người bà con Trung Hoa. Bây giờ, từ khi Trung Quốc bùng nổ kinh tế, họ lại cảm thấy thấp kém hơn dân lục địa.
Với sức mua gia tăng nhanh chóng, người dân Hoa lục ồ ạt đổ đến Hồng Kông ngày càng nhiều để du lịch, làm ăn hoặc định cư hẳn, bơm vào nền kinh tế Hồng Kông hàng tỷ đô la. Thậm chí, nhiều phụ nữ có thai ở Trung Quốc tìm cách sang Hồng Kông sinh con, để được hưởng những phúc lợi xã hội ở Đặc khu hành chính này.
Từ sự chung đụng này đã nẩy sinh những va chạm không thể tránh khỏi do khác biệt quá lớn về lối sống và văn hóa giữa hai bên. Cho nên mới có cảnh một phụ nữ Hồng Kông giận dữ mắng một nhóm du khách Hoa lục ăn uống trong métro bất chấp quy định cấm. Cảnh này được một hành khách quay phim và sau đó được đưa lên mạng, đã gây nhiều phản ứng từ dân Hoa lục.
Một giáo sư đại học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đồng, tự nhận là thuộc dòng dõi Khổng Tử, đã gọi dân Hồng Kông là một lũ « con hoang », là những kẻ « phản nghịch », là « đồ chó ». Tuyên bố này dĩ nhiên là đã gây phẩn nộ nơi dân Hồng Kông. Cư dân mạng ở Đặc khu hành chính này đã phản công bằng cách góp tiền mua một trang quảng cáo trên tờ Apple Daily, một nhật báo có số phát hành rất lớn, so sánh dân Hoa lục như là những con « châu chấu », một loài sâu bọ đi đến đâu là ăn sạch đến đó.
Cũng trên Internet đang lan truyền một ảnh ghép một người dân Hồng Kông đứng chặn đường tiến của một đoàn châu chấu, khiến người ta liên tưởng đến những bức ảnh nổi tiếng chụp một sinh viên đứng chặn đoàn xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, khi xảy ra phong trào biểu tình đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh.
Không chỉ khác biệt về văn hóa, mà cả về chính trị, giữa Hồng Kông với Hoa lục cũng là cả một trời một vực. Khác với người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dân Hồng Kông vẫn được quyền tự do ngôn luận, bởi vì chiếu theo các thỏa thuận năm 1997, Đặc khu hành chính này vẫn được hưởng một nền tự trị rộng rãi và các quyền tự do dân chủ, dựa trên nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ».
Nhưng không gian tự do này vẫn thường bị đe dọa và mối lo âu của người dân Hồng Kông càng tăng khi đến gần ngày bầu cử lãnh đạo hành pháp ngày 25/3 tới. Chức vụ này không được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, mà là do một uỷ ban bầu cử gồm những nhân vật thân Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét