Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Tiên Lãng : một cơ hội bỏ lỡ


Hoà Vân
Việc đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải « vào cuộc »trong vụ Tiên Lãng cho thấy tầm quan trọng của vụ việc này vượt qua khuôn khổ một cuộc tranh chấp trong một địa phương, điều mà nhiều bài báo, phát biểu của các nhân vật từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền đã nói lên (mà Diễn Đàn đã phần nào phản ánh trong mục Thấy trên mạng).

Lạc quan?

Những « kết luận » của thủ tướngtrong ngày 10.2 cũng đã được đón nhận với nhiều thiện cảm không chỉ trên các báo chính thống mà cả trên một số blog rất tích cực tố cáo chính quyền huyện Tiên Lãng trong suốt tháng qua, điển hình là lời bình sau của blogger nhà văn Nguyễn Quang Vinh :

« Ý kiến Trưởng thôn: Từ kết luận này, Thủ tướng sẽ báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư vềviệc xử lý trách nhiệm cá nhân của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố( Là những cán bộ do Bộ Chính trị,Ban Bí thư quản lý) và các cá nhân khác. Và chỉ có ngay kết quả xử lý này vào ngày mai. Theo tin riêng, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ công an khởi tốVụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng từ vụ việc Tiên Lãng. Khi đã khởi tố vụ án, các cá nhân liên quan từ cấp thành phố đến cấp dưới sẽlộ sáng trách nhiệm cá nhân.
Và như kết luận của Thủ tướng, cưỡng chế trái pháp luật mới dẫn đến chống cưỡng chế của anh em Đoàn Văn Vươn, nghĩa là tội các anh ấy rất nhẹ, nói trắng ra là trắng án)

Nhiều bác nhà mình không phân biệtđược kết luận vụ việc và kết quả xử lý. Đây là một kết luận rất tốt, mở đường cho rất nhiều động tác sau đó. Thủ tướng kểt luận như thế là mở ra nhiều quyết định xử lý và truy tố cá nhân. Về xử lý cán bộ, cán bộ cấp nào quản lý, cấp đó có trách nhiệmđề xuất. Cái gì cũng phải theo trình tự. Có bác nghĩ, cứthế là Thủ tướng nói luôn, cách chức ông này, bỏ tù ôngkia, không đúng như thế. Cái gì cũng phải bình tĩnh, cẩn thận. »
Nhưng« Bọ Vinh » có vẻ như đã quá lạc quan, bởi ngay trong câu chữ của bản « kết luận »có nhiều điều không ổn, mà nhiều bình luận khác đã chỉra.
Trước hết là về số phận của anh Đoàn Văn Vươn. Mặc dù đã nói rõ những sai lầm của huyện Tiên Lãng trong việc thu hồi đất và trong cưỡng chế (sai lầm đã đẩy anh Vươn vào hành động tuyệt vọng như đã biết), thủ tướng vẫn không rút ra kết luận thoả đáng rằng hành động cưỡng chế sai đó không còn là một hành động có tính « công vụ » mà chỉ là một hànhđộng bạo lực thuần tuý dân sự, do đó anh Vươn có quyền tự vệ chính đáng. Câu nói« Kiến nghị các cơ quan tiến hành tốtụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyếtđịnh không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. »không báo hiệu điều gì tốt lành cho anh Vươn, khi người đứngđầu chính phủ vẫn gọi hànhđộng của anh là “giết người và chống người thi hành công vụ”,trái với bản chất sự việc đãđược chính ông nêu ra.
Thứ hai, mặc dầu đã chỉ rõ những sai trái của lãnh đạo thành phốHải Phòng (–Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. – Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ – nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận), nhưng thủ tướng vẫn giao cho ban lãnhđạo này thực hiện những công việc phải làm để sửa sai. Ai có thể tin là ông đại tá ĐỗHữu Ca, người đã bảo vệ việc phá huỷ ngôi nhà của hai anh em họ Đoàn, và còn cả gan lấp liếm cho rằng ngôi nhà đó chỉ là chiếc « chòi cá », phá hay không cũng không quan trọng gì, nay lại lãnh đạo công an Hải Phòng« khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá dỡ nhà của ôngĐoàn Văn Vươn. » ?Ai có thể tin vào năng lực và sự nghiêm túc của ông ĐỗTrung Thoại, phó chủ tịch UBND Hải Phòng, trong trách nhiệm tổ trưởng tổ công tác mà thành phố vừa thành lập để thực hiện các công việc mà thủ tướng đềra, khi nhớ lại rằng ông này đã không một phút nghi ngờ, hấp tấp lập lại trước báo chí báo cáo của huyện Tiên Lãng rằng chính « những người dân quá búc xúc đã phá huỷ ngôi nhà của anh Vươn » ? Các ông Thoại, Ca đều là Uỷ viên ban thường vụ thành uỷ thành phố Hải Phòng. Còn ông bí thư thành uỷ thành phố Nguyễn Văn Thành, người gắn với nhiều vụ tai tiếng trong mấy năm qua, toàn những vụ dính tới đất đai ? Có vẻ như thủ tướng, đồng thời là Uỷviên bộ chính trị, đã mau quên quyết tâm « chỉnh đốn đảng »mà nghị quyết Trung ương 4 khóa XI vừa qua đã coi như một « nhiệm vụ cấp bách ». Hay ông nghĩ rằng đảng uỷ Hải Phòng « vô can » trong các hành động sai trái của chính quyền Tiên Lãng ? Hay thực tế hơn, ông không nỡ/không thể hi sinh cái bậu sậu thành uỷ mà ông đã dày công xây dựng này, từ khi về Hải Phòng ứng cử Quốc Hội 15 năm trước (1997, liên tục cho tới nay) ?

Những điều không nói

Nhưng, ngoài những câu chữ có trong « kết luận », người ta còn có thể nghĩ tới những điều thủ tướng không nói tới hoặc chỉ phớt qua, không nêu rõ chính kiến của mình. « Ý tại ngôn ngoại », như ai đó vừa nhắc.
Một trong những vấn đề nổi cộm, mà chính đại tướng Lê Đức Anh đã phải nêu lên, là vai trò của quân đội trong việc cưỡng chế, trái với pháp luật. Dù trong buổi họp báo, ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam đã tuyên bố rằng« Thủ tướng đã kết luận: Việc huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng tham gia cưỡng chế là không đúng pháp luật. », người ta tìm mỏi mắt trong bản « kết luận »chính thức cũng không thấy vấn đề này được nêu ra (thậm chí không có tới một chữ « quân »trong đó). Lãnh đạo bộ Quốc phòng cũng không được mời tham dự buổi họp ngày 10.2 tại văn phòng chính phủ, buổi họp chuẩn bị cho kết luận của ông thủtướng. Có gì ngăn cản ông chính thức nhắc lại nguyên tắc cơ bản đó của nhà nước ? Ông cần để ngỏ một cánh cửa để có thể huy động quân đội vào những cuộc đàn áp sắp tới, nếu cần ?
Vấnđề thứ hai, trực tiếp gắn với vụ việc này hơn, chuyện luật đấtđai và những hệ luỵ của nó. Bản « kết luận » mở đầu với việc thừa nhận những bất cập, mâu thuẫn trong các chính sách, văn bản liên quan đến việc quản lý đất đai, khiến cho « Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa đượcđiều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài. ».Nhưng trong phần III, phần kết, thủtướng chỉ yêu cầu :
  1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theođúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX vềtiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.
Điểm 1. chỉ là một yêu cầu chung chung, không có thời hạn, trong khi chỉ còn một năm nữa (2013) là hàng triệu hợp đồng giao đất cho nông dân cả nước sẽ hết hạn 20 năm mà luật đất đai 1993 qui định (và luật sửa đổi năm 2003 không thayđổi). Các cuộc thu hồi và cưỡng chế sẽ diễn ra, « theođúng quy định của pháp luật »,bất chấp công sức lao khổ mà hàng triệu hộ nông dân đãđổ ra trên mảnh đất thực ra là họ thừa hưởng từ cha ông họ. Nếu mỗi huyện chỉ cần có một người chịu không nổi sựtước đoạt, cướp công cướp của đó, sẽ có bao nhiêu « quảbom Đoàn Văn Vươn » (chữcủa nhà báo Huy Đức) nữa nổ ra ?
Mặt khác, người đứng đầu chính phủ đã bỏ lỡ cơ hội này để nói lên chính kiến của mình về đạo luật mà nhiều người coi như thủ phạm chính của nạn cường hào ở nông thôn hiện nay, khi nó cho phép các quan chức địa phương nhân danh « sởhữu toàn dân » để tuỳtiện thu hồi đất của nông dânđể giao cho ai thì giao (chỉ cần có cớ quá dễ là tuân theo « quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất »của địa phương, phù hợp với« lợi ích công cộng, phát triển kinh tế »). Nhiều nhà nghiên cứu đã yêu cầu bãi bỏ khái niệm « sở hữu toàn dân » mà thực chất là sởhữu của các quan chức nhà nước và trở về với quan niệm truyền thống phân biệt đất công vàđất tư của làng xã Việt Nam. Hoặc ít nhất, đề ra những thời hạn lâu dài (50, 70 năm hay hơn nữa) mà người nông dân được làm chủ mảnh đất của mình, kết hợp với những chế tài ngặt nghèo về những trường hợp nhà nước (trung ương hay địa phương) có thể trưng mua đất của công dân để phục vụ cho những công trình thực sự « công ích »(chẳng hạn, không được kể vào loại này những công trình kinh tếtư nhân như làm khu nhà ở, khu du lịch, nhà máy v.v. –trong trường hợp này nhà đầu tư chỉ có quyền thương lượng để mua đất chứ nhà nước hoàn toàn không can thiệp, không cưỡng chế ai). Tính chất « công ích » cũng cần được sự đồng thuận của người dân qua những thảo luận công khai, minh bạch, và bỏ phiếu thực sự dân chủ. Không đi sâu vào những lựa chọn đó, người ta cũng dễ thấy việc sửa đổi luật đất đai theo hướng ngăn chặn sự tuỳ tiện của các cấp hành pháp trung ương hay địa phương là một yêu cầu cấp bách để ngăn chặn tình trạng quan tham lại nhũng tràn lan ở khắp nước, mà « quả bom Đoàn Văn Vươn » chỉ là một biểu hiện của cái giới hạn cùng cực của sức chịu đựng của người dân.
Phần III của bản « kết luận »chính là phần mở ra để thủtướng nhân vụ Tiên Lãng mà nói lên những suy nghĩ của mình trong vấn đề hệ trọng này. Dựa trên sự đồng thuận to lớn chưa bao giờ thấy của công luận đối với yêu cầu cải tổ luật đấtđai trong hướng trả lại những quyền cơ bản của người nông dân đối với phương tiện sản xuất chính của mình – thể hiện qua cảm tình đối với anh Vươn-, ông hoàn toàn có thể nêu ra và khởi động quá trình cải tổ ấy. Sự đồng thuận này sẽ giúp ông vượt qua những sức ì, sức phản kháng của bộ máy. Sẽ giúp giải quyết một cách căn cơ và lâu dài nguyên nhân của 70% các khiếu kiện của người dân đồng thời là nguyên nhân chính của nạn cường hào ở nông thôn mà, với tưcách là người phụ trách chính về chống tham nhũng của Nhà nước, ông phải chống lại. Đó cũng là một cách thiết thực, cụ thể để thiết lập một cao trào dân chủ hoá đất nước.
Khi chỉ bằng lòng với việc giao cho BộTài nguyên và Môi trường chuẩn bị « để kiến nghị sửađổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới. », khi chỉyêu cầu các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành « rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai », mà không kèm theo một gợi ý nào, thủ tướng đã bỏ lỡ một cơ hội cực kỳ thuận lợi để khẳngđịnh tư cách chính khách có tầm nhìn xa của mình. Đó mới là điều đáng thất vọng nhất trong bản kết luận dù sao cũng không hoàn toàn tệ, nếu chỉ tính tới việc giải quyết ngắn hạn và cục bộ vụ tranh chấp ở Tiên Lãng.
Theo diendang.org

Không có nhận xét nào: