Thanh Trúc, phóng viên RFA
Tại một hội nghị về kinh tế đối ngoại ở Hà Nội tháng trước, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố Việt Nam đang nghiêm túc xem xét các đề xuất về việc xây dựng Ngân Hàng Trung Ương thay cho Ngân Hàng Nhà Nước hiện thời.
Điều này liệu có gây ngộ nhận vì trước giờ báo chí trong nước lúc thì gọi Ngân Hàng Trung Ương khi thì nêu tên Ngân Hàng Nhà Nước mà tựu chung vẫn là hệ thống tài chánh do chính phủ kiểm soát? Thanh Trúc hỏi chuyện các chuyên gia để hiểu rõ hơn:
Phải nắm vững quyền hạn và vai trò của N.H.T.Ư
Đó là bản tin trên báo VNEconomy phát hành tại Việt Nam, trích dẫn lời phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trước hội nghị quốc tế lần thứ ba về kinh tế đối ngoại, rằng Việt Nam đang nghiêm túc xem xét các đề xuất về việc xây dựng Ngân Hàng Trung Ương thay cho Ngân Hàng Nhà Nước hiện nay.
Đây là hội nghị do Bộ Ngoại Giao Việt Nam phối hợp tổ chức cùng tập đoàn truyền thông The Economist của Anh quốc với chủ đề Hành Trang Mới Vào Một Thế Giới Mới.
Trước khoảng bốn trăm người tham dự gồm quan chức chính phủ, đại diện hơn một trăm năm mươi tập đoàn kinh tế tài chính và các công ty đa quốc gia, lãnh đạo các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố dù đã ghi nhận và lắng nghe nhiều ý kiến nhưng chính phủ chưa có quyết định cụ thể nào vì Ngân Hàng Trung Ương là vấn đề quan trọng, rằng mô hình nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó.
Vấn đề ở đây là hiểu biết về hoạt động của Ngân Hàng Trung Ương, tức là trách nhiệm và quyền hạn của Ngân Hàng Trung Ương. Nói rằng Việt Nam sẽ nghiêm túc nghiên cứu thành lập một Ngân Hàng Trung Ương độc lập thế nghĩa là bây giờ Việt Nam không có Ngân Hàng Trung Ương
Báo trên mạng VNEconomy cũng đưa tin là đã có ý kiến hoặc đề nghị đổi tên Nhân Hàng Nhà Nước Việt Nam thành Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam hay Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.
Một chuyên gia về kinh tế và tài chánh từng nhiều năm làm việc ở nước ngoài, ông Bùi Kiến Thành, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, cho rằng những chi tiết vừa nói có thể gây thắc mắc là sau bao năm mở cửa thì Việt Nam thực sự đã có Ngân Hàng Trung Ương chưa? Tại sao trước giờ quan chức, doanh nghiệp và báo chí trong nước khi thì gọi Ngân Hàng Trung Ương lúc thì gọi Ngân Hàng Nhà Nước?
Vấn đề ở đây là hiểu biết về hoạt động của Ngân Hàng Trung Ương, tức là trách nhiệm và quyền hạn của Ngân Hàng Trung Ương. Nói rằng Việt Nam sẽ nghiêm túc nghiên cứu thành lập một Ngân Hàng Trung Ương độc lập thế nghĩa là bây giờ Việt Nam không có Ngân Hàng Trung Ương? Như vậy vai trò Ngân Hàng Trung Ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ ở đâu? Như thế rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của Ngân Hàng Trung Ương chưa được nhận định một cách rõ ràng thì làm sao có thể có được chính sách để cho Ngân Hàng Trung Ương đứng ra mà thực hiện.
Vẫn theo lời ông, đúng là hiểu biết và nhận định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của Ngân Hàng Trung Ương là điều vô cùng quan trọng mà cho đến lúc này gần như nhiều quan chức trong ngành ngân hàng phần nào chưa nắm bắt được. Ông dẫn giải tiếp bằng những câu hỏi:
Đã có vị nào qua những thời kỳ tập huấn tại một ngân hàng trung ương của một nền kinh tế thị trường chưa hay chỉ được ngồi trong ngân hàng trung ương của Liên Xô cũ và những tổ chức của những nền kinh tế tập trung, những nền kinh tế đó không có Ngân Hàng Trung Ương mà chỉ có Ngân Hàng Nhà Nước để cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước thôi, vì vậy có ai học về ngân hàng trung ương để mà biết và làm.
Mức độ độc lập của Ngân Hàng Trung Ương
Cũng từ Hà Nội, cựu phó chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Phạm Chi Lan, từng là thành viên trong nhóm tư vấn cho nguyên thủ tướng Phan Văn Khải, nay là một chuyên gia nghiên cứu độc lập, nhận định:
chính phủ Việt Nam đang xem xét lại luật về Ngân Hàng Nhà Nước hay Ngân Hàng Trung Ương, và cũng có nhiều ý kiến đưa ra là cần để cho Ngân Hàng Nhà Nước hoặc là Ngân Hàng Trung Ương, dù là tên gọi gì, cũng phải có vai trò độc lập hơn.
bà Phạm Chi Lan
Tôi nghĩ có lẽ hôm đó phát biểu của ông Hoàng Trung Hải ý thì hoàn toàn đúng thôi nhưng mà cách nói không chính xác thành có thể gây ra hiểu lầm như vừa nêu. Thực ra thì ai cũng biết là ở Việt Nam có Ngân Hàng Trung Ương, được gọi là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Tên đó hình thành từ lâu và đến bây giờ vẫn duy trì là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam mặc dù là với nhiều chức năng cơ bản thì Ngân Hàng Nhà Nước hoạt động như Ngân Hàng Trung Ương ở các nước khác.
Tuy nhiên bà Phạm Chi Lan cũng xác nhận rằng chính phủ Việt Nam đang xem xét lại luật về Ngân Hàng Nhà Nước hay Ngân Hàng Trung Ương, và cũng có nhiều ý kiến đưa ra là cần để cho Ngân Hàng Nhà Nước hoặc là Ngân Hàng Trung Ương, dù là tên gọi gì, cũng phải có vai trò độc lập hơn:
Vì đó là điều đã được trao đổi rất nhiều ở Việt Nam. Thế còn đối với việc sửa đổi luật để Ngân Hàng Nhà Nước trở thành Ngân Hàng Trung Ương thực thụ với tất cả những cách hoạt động giống ngân hàng ở các nước khác thì cũng là việc mà Việt Nam xem xét trong quá trình cải cách ngân hàng trong thời gian tới đây.
Ngân Hàng Trung Ương tại các nước EU, Anh, Mỹ, hoàn toàn độc lập với chính phủ. Chức vụ thống đốc Ngân Hàng Trung Ương tại các nước đó được quốc hội bổ nhiệm hay phê chuẩn.
Thực tế ngay ở Việt Nam cũng đã thừa nhận là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chưa có được mức độ độc lập như ở các nước khác. Việt Nam cần phải hướng tới một Ngân Hàng Nhà Nước có vai trò độc lập hơn, tương tựnhư Ngân Hàng Trung Ương ở các quốc gia khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cách độc lập hay đúng hơn là mức độ độc lập của Ngân Hàng Trung Ương tại các nước trên thế giới thường tỷ lệ nghịch với mức độ lạm phát và thâm hụt ngân sách, mặt khác tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế của nước đó.
Về mức độ độc lập của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, mà chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng danh xưng cũng chính là Ngân Hàng Trung Ương, bà phân tích:
Thực tế ngay ở Việt Nam cũng đã thừa nhận là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chưa có được mức độ độc lập như ở các nước khác. Việt Nam cần phải hướng tới một Ngân Hàng Nhà Nước có vai trò độc lập hơn, tương tự như Ngân Hàng Trung Ương ở các quốc gia khác. Tuy nhiên tôi không nghĩ mọi nguyên nhân từ lạm phát cao hoặc phát triển kinh tế với tốc độ không được như mong muốn đều chỉ do một yếu tố là không có Ngân Hàng Trung Ương độc lập đâu. Lạm phát ở Việt Nam hay tình hình kinh tế có vấn đề còn do nhiều yếu tố khác ví dụ cấu trúc của nền kinh tế, ví dụ thể chế vận hành nền kinh tế vân vân…
Chính vì vậy, bà khẳng định, Việt Nam đang đứng trước một nhu cầu rõ ràng và cấp bách là tái cấu trúc trong đó bao gồm việc sửa đổi các thể chế của nền kinh tế Việt Nam nữa:
Những hạn chế về vai trò độc lập của Ngân Hàng Trung Ương thì tôi nghĩ Việt Nam cũng đã thừa nhận rộng rãi chứ không phải không biết. Tôi tin chắc trong tương lai hướng tới của Việt Nam, dù giữ tên Ngân Hàng Nhà Nước hay Ngân Hàng Trung Ương hay Ngân Hàng Quốc Gia, cũng đều phải hoạt động vận hành như một Ngân Hàng Trung Ương đích thực ở các quốc gia khác trên thế giới.
Quyết tâm xây dựng Ngân Hàng Trung Ương
Trả lời câu hỏi là Việt Nam thực sự có khả năng và có mong muốn xây dựng Ngân Hàng Trung Ương đúng nghĩa, tức hoàn toàn độc lập với nhà nước hay không, bà Phạm Chi Lan đưa ra cái nhìn lạc quan là trên thực tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường bao năm nay, trong thời gian đó tất cả những người làm việc dù được đào tạo ở đâu thì cũng đã có sự thay đổi bản thân mình rất mạnh mẽ.
Những người lãnh đạo trong các tổ chức kinh tế hay các tổ chức của nhà nước càng ngày càng được đào tạo đầy đủ hơn và có kiến thức về kinh tế thị trường tốt hơn. Từ những điểm này, bà thẩm định tiếp, không hẳn là họ chỉ vận hành chỉ hoạt động theo càch nhìn hoặc kinh nghiệm của nền kinh tế bị kế hoạch hoá hay bị tập trung:
Nếu nhìn vào đội ngũ những người như ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chẳng hạn, một người ở độ tuổi hơn bốn mươi và được đào tạo ởIreland , thì như vậy cũng là người được học hành theo hệ thống kinh tế của các nước phương Tây chứ không phải trong hệ thống xã hội chủnghĩa.
bà Phạm Chi Lan
Nếu nhìn vào đội ngũ những người như ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chẳng hạn, một người ở độ tuổi hơn bốn mươi và được đào tạo ở Ireland , thì như vậy cũng là người được học hành theo hệ thống kinh tế của các nước phương Tây chứ không phải trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hầu hết thời gian làm việc của ông ấy là từ thời kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển đổi và cải cách.
Đối với các ông bộ trưởng ông thống đốc ngân hàng hiện nay thì ông bộ trưởng tài chính ở độ tuổi hơn năm mươi, họ cũng là người chủ yếu hoạt động trong thời gian kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường mặc dù là chưa hoàn chỉnh như các nước khác nhưng cũng cơ bản là vận hành theo kinh tế thị trường.
Không phải là chờ đến bao giờ có được con người cụ thể rồi mới chuyển đổi cơ chế mà quan trọng hơn là phải quyết tâm chuyển đổi.
Không phải là chờ đến bao giờ có được con người cụ thể rồi mới chuyển đổi cơ chế mà quan trọng hơn là phải quyết tâm chuyển đổi.
Tóm lại, cũng như khuyến cáo từ các tổ chức kiểm toán và các chuyên gia tài chính nước ngoài, hai chuyên gia tư vấn Phạm Chi Lan và Bùi Kiến Thành đều đồng ý rằng việc cấp bách lúc này của Việt Nam là bắt tay ngay vào việc tái cấu trúc ngành ngân hàng để tiến tới xây dựng Ngân Hàng Trung Ương độc lập cho kịp đà tiến với các quốc gia trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét