Pages

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

VIỆT NAM TRONG CHÍNH TRƯỜNG QUỐC TẾ



LTS:bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả 
Hoàng Duy Hùng
Thời đại này, các giảng sư đại học thường hay nhắc tới những danh từ như “độc lập” (independence), “nương tựa lẫn nhau”(interdependece) và “toàn cầu hóa” (globalization). Độc lập trong toàn cầu hóa tức là nương tựa lẫn nhau và hiện nay không một quốc gia nào có thể tự hào mình độc lập mà không cần sự nương tựa vô những quốc gia khác. Sự nương tựa nhiều khi rất mâu thuẫn như cần phải sự nương tựa với kẻthù hay đối thủ của mình để sống còn như Hoa Kỳ và Trung Quốc phải nương tựa lẫn nhau.
Một trong những bằng chứng cho sự nương tựa đó là Cuộc Họp Thượng Đỉnh 2012 của Khối Asean. Từ cuộc họp thượng đỉnh này để chúng ta nhìn thấy vị trí của Việt Nam trong ván cờ thế giới và từ đó chúng ta cần vạch ra một chiến lược khả thi (feasible) cho những ai muốn cho Việt Nam sớm có Tự Do và Dân Chủ thật sự.

I. Cuộc Họp Thượng Đỉnh Khối Asean Năm 2012: Cuộc Họp này được diễn ra từ ngày 16 tới ngày 20 tháng 11 ở Thành Phố Siem Reap nước Cambodia. Đặc biệt năm nay Tổng Thống Barack Obama, vừa mới tái đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2, đã cùng với Ngoại Trưởng Hilary Clinton tới đây tham dự và ông là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến xứ sở này.
Trước đó Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng Hilary Clinton đã đến Miến Điện gặp gỡ các vị lãnh đạo cũng như lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Đoàn xe của Tổng Thống và Ngoại Trưởng đến tư gia của bà Suu Kyi tại Yangon, hai bên đường dân chúng đón xem đông nghẹt và họ trưng bày nhiều biểu ngữ hoan hô họ như những anh hùng của Miến Điện vì đã hỗ trợ cho bà Aung San Suu Kyi. Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng Clinton đã tươi cười ôm choàng lấy bà. Bà Suu Kyi, sau khi đắc cử lớn ở Miến Điến năm 1990, lập tức bị quân phiệt Miến bắt giam 20 năm. Năm 2010, dầu bị trấn áp dữ dội, bà đã tuyên bố đấu tranh đối thoại với quân phiệt Miến gây nên một làn sóng bất mãn trong giới thủ cựu cho rằng không thể ngồi nói chuyện được vớiđộc tài quân phiệt. Nhờ viễn kiến và kiên nhẫn của bà, cuối cùng Miến Điến cũng đã có cuộc bầu cử tự do và từng bước một Miến Điện cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng như đã được Hoa Kỳvà Tây Phương từng bước một tháo gỡ cấm vận. Đây là một bước đột phá lớn trong lịch sử cận đại của Miến.
Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Cambodia đi vào nội dung như sau:
1. Về An Ninh và Chính Trị, các quốc gia bàn đến những điểm:
• Thành lập một Ủy Ban Nhân Quyền của Asean theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
• Thành Lập Ủy Ban Tháo Gỡ Mìn và trung tâm này được đặt ở Cambodia.
• Tiếp tục áp dụng những nguyên tắc đối thoại cách ôn hòa trong vấn đề nóng bỏng của Biển Đông. Trung Quốc chỉ muốn đối thoại trực tiếp với từng quốc gia, nhưng Việt Nam và Philippines muốn đối thoại đa phần có sự tham gia của Hoa Kỳ.
• Cổ súy một Asean không có vũ khí hạt nhân.
2. Về Kinh Tế, các thành viên đồng thuận:
• Thay đổi những chỉ dấu để đo lường sự phát triển kinh tế.
• Tôn trọng nguyên tắc Thị Trường Tự Do cho toàn khối Asean. (Như vậy không còn gì là chủ nghĩa Cộng Sản hay chủ nghĩa quân phiệt)
• Kích thích sáng tạo và phát triển các tiểu thương mại hơn là giúp đỡ các công ty quốc doanh.
• Thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Tài Chánh Cho Những Trường Hợp Khủng Hoàng (Finanical Crisis Study Center For Asean).
• Thành Lập Hệ Thống Điều Hợp Tin Tức Cho Vấn Đề An Ninh Thực Phẩm (Management Information System Food Security).
3. Về Văn Hóa – Xã Hội, các thành viên biểu quyết:
• Thành lập một trung tâm để giải quyết những vấn đề di dân của các công nhân.
• Thành lập Lực Lượng Phối Hợp Nhân Đạo của Asean (Asean Humanitarian Task Force).
• Xây dựng một văn phòng liên quan đến giới tính (gender) cho Asean.

4. Về Vấn Đề Quốc Phòng, các quốc gia xác định:
• Chuyện quốc phòng là của mỗi quốc gia nhưng mỗi quốc gia có quyền phối hợp với quốc gia khác để bảo vệ an ninh của mình trên tinh thần vừa tôn trọng tính Độc Lập (Independence) của từng quốc gia nhưng cũng tôn trọng sự nương tựa lẫn nhau (Interdependence) trên nguyên tắc quyền lợi song hành và bình đẳng cũng như không xen vào nội bộ của nhau.
• Thành lập một website Phòng Thủ cho Asean (Asean Defence Website).
• Trung Quốc đề nghị tặng cho Cambodia $53 triệu Mỹ Kim để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên về nước (water resources).
• Cambodia xin Hoa Kỳ xóa $370 triệu Mỹ Kim tiền nợ dưới thời Quốc Gia từ năm 1970-1975 nhưng Hoa Kỳ không trả lời mà nói phải đợi.
Kết thúc Cuộc Họp Thượng Đỉnh, Cambodia trao cái búa chủ tọa của Asean cho Brunei là quốc gia sẽ làm Chủ Tọa cho năm 2013.
II. Trung Quốc Là Hiểm Họa Của Việt NamỞ Mọi Thời Đại: Lịch sử 5000 năm của Việt Nam đã trải qua biết bao kinh nghiệm đau thương cho mộng bành trướng của Trung Quốc. Chính sách của Việt Nam là đu dây và mềm dẻo với Trung Quốc để sống còn. Vua Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh rồi sau đó vẫn phải đưa phái đoàn sang Trung Quốc triều kiến và cống nạp để được phong vương. Thời đại này, nếu không có những sự liên minh với các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như không có chính sách đu dây khéo léo với Trung Quốc thì Trung Quốc chỉ cần có một sự sơhở của Việt Nam hoặc nội loạn của Việt Nam lập tức đem hơn 1.8 triệu quân ởbiên thùy vào Việt Nam. Họ đã từng làm như vậy với Tây Tạng năm 1949 và cho tới ngày hôm nay dầu biết bao nhiêu người Tây Tạng nổi dậy phản kháng hoặc tự thiêu cũng không làm gì được Trung Quốc.
Vấn đề nóng bỏng hiện nay của Việt Nam là Biển Đông. Đây là một vấn đề tế nhị. Có những người chủ trương hãy để cho Trung Quớc đánh Việt Cộng và chiếm Việt Nam sau đó dân Việt Nam sẽ vùng dậy đánh lại Trung Quốc chiếm lấy lại toàn thể lãnh thổViệt Nam. Liệu khi Trung Quốc chiếm Việt Nam rồi thì chúng ta có đủ sức đánh bật trả lại hay không? Nguyên một tỉnh Quảng Đông gần 400 triệu dân hơn cả Việt Nam gấp 5 lần thì chúng ta có đủ thực lực để chống trả họ? Hãy nhìn gương Tây Tạng, họ có cả một vị lãnh đạo tối cao từ tinh thần cho đến chính trị là Đức Lai Lạt Ma mà từ năm 1949 tới nay cũng không làm gì được Trung Quốc để rồi có nhiều lầnĐức Đạt Lai chủ trương “đối thoại” với Bắc Kinh chỉ xin cho Tây Tạng có thêm quyền tự trị mà thôi!
Hơn nữa, vấn đề của Việt Nam, đặc biệt Biển Đông, không còn của riêng Việt Nam và Trung Quốc nữa mà còn động chạm tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong đó có cả Hoa Kỳ.
Mùa hè 2012, Ngoại Trưởng Hilary Clinton đã đến Bắc Kinh và đã từng phát biểu về vấn đề Biển Đông như sau: “… that ‘freedom of navigation and respect of international law’ is a matter of national interest to the United States.” – “ … đó là “tự do hàng hải và tôn trọng luật quốc tế’ là một quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.” Lập tức Bắc Kinh mở một chiến dịch tấn công bà Hilary Clinton cho rằng bà đã tấn công vào Trung Quốc biến vấn đề Biển Đông thành một vấn đề quốc tế gây căng thẳng cho ngoại giao giữa hai cường quốc. Dầu muốn hay không, sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ ở đàng sau Việt Nam, dầu quốc gia này đang ở dưới chế độ Cộng Sản chà đạp nhân quyền, đã làm cho Trung Quốc chùng tay lại không thểmuốn làm gì thì làm tại Biển Đông cũng như không thể ngang nhiên tấn đánh Việt Nam như năm 1979.
Ngoài vần đề Biển Đông còn có vấn nạn xây nhiềuđập ở thượng nguồn Sông Mekong. Ai cũng biết Trung Quốc xây dựng hơn một chục con đập ở thượng nguồn Sông Mekong như một hình thức khống chế địa thế của Việt Namđể rồi gây ra nhiều vấn nạn từ môi sinh đến chính trị.
Ngày 7/7/10, Thủ Tướng CSVN tiếp đón Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ James Webb tại Hà Nội. TNS James Webb là Chủ Tịch của Ủy Ban Đông Á Thái Bình Dương, một bộ phận của Ủy Ban Thượng Viện Về Ngoại Giao (Chairman of the East Asia-Pacific Sub-Committee under the US Senate Committee on Foreign Relation). TNS tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến Sông Mekong. TNS Webb cũng nói mối tương quan hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ là để bảo về an ninh khu vực, đặc biệt là Biển Đông.
III. Phương Thức Đấu Tranh Nào Khả Thi và Hữu Hiệu Nhất Cho Việt Nam Trong Bối Cảnh Quốc Tế Hiện nay? Trong đấu tranh có nhiều phương thức, quan trọng nhất là không đồng sách lược thì đừng tấn công người khác chính kiến thì mới có hiệu quả. Một thân thể có nhiều bộphận thì ai ở cương vị nào thì làm phận vụ của mình ở cương vị đó.
Có những người cho rằng lật đổ Cộng Sản bằng vũ lực. Điều này hầu như không thể khả thi được nữa sau vụ Khủng Bố 911, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia lên án những hành động bạo lực và cho rằng đó là khủng bố. Hơn nữa, lấy nhân sự và tài chánh đâu để mà làm chuyện này? Hãy nhìn xem Cuba, chỉ có 2 anh em Castro, Mỹ đã từng ủng hộ cho dân Cuba lưu vong và người dân Cuba trong nước để lật đổ họ mà cũng không xong. Hãy nhìn Nam và Bắc Hàn, Nam Hàn có cả một chính thể mà cũng không ủng hộ được cho dân Bắc Hàn nổi dậy lật đổchế độ bằng bạo lực. Hãy nhìn Trung Hoa Quốc Dân Đảng có cả Đài Loan cũng không làm gì được Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hãy nhìn 60 triệu thành viên Pháp Luân Công trong Trung Quốc và nhiều triệu ở hải ngoại mà cũng không đụng được sợi long của Trung Nam Hải. Hãy nhìn đến Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi có cả hầu như toàn dân ủng hộ và các tăng lữ Phật Giáo đứng đàng sau mà cũng không làm gì nổi quân phiệt Miến để rồi bà nhún nhường chủ trương ôn hòa đối thoại để rồi nhờ chủ trương này của bà mà bà đã mở ra một lối thoát cho toàn dân tộc Miến.
Những vấn đềBiển Đông cũng như xây đập trên Sông Mekong của Trung Quốc làm tôi liển tưởngđến chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Singapore Lý Hiền Long đến Houston vào ngày 12/7/2010. Asia Society hợp tác với Greater Houston Partnership tổ chức một buổi tiếp đón long trọng Thủ Tướng Lý Hiển Long tại khách sạn sang trọng Hyatt. Tôi được hân hạnh tham dự buổi hội luận này, ngồi cùng bàn với các vị Tổng Lãnh Sự của Nhật, Nam Hàn, Nam Dương, Ấn Độ, v.v.
Đề tài bàn thảo của Thủ Tướng Lý Hiển Long là Viễn Đông Trong Thế Kỷ Tới (Far East In The Next Century). Nội dung bài nói chuyện của Thủ Tướng Lý Hiển Long nói đến sự phát triển của thế giới và đặc biệt là Viễn Đông trong 100 năm tới. Theo ông, thế kỷ tới là thế kỷ của Châu Á và Viễn Đông đóng một vai trò rất quan trọng. Ông cho rằng trong tương lai sự cạnh tranh về kinh tếgiữa các quốc gia sẽ có cường độ mạnh hơn cả sự cạnh tranh chính trị và quân sự. Về kinh tế, ai đã mở hàng trước thì có lợi điểm hơn, khách hàng quen thuộc nên sự thành công dễ dàng hơn. Ông cho rằng hiện nay có “Four Great P” gồm có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, và Brazil (Ba Tây). (Tôi chưa kịp nghe rõ P ở đây là Pacific hay là Partners. Tôi nghĩPartners thì chính xác hơn vì ông nói đến sự cạnh tranh trong đối tác hơn là cạnh tranh trong kẻ thù tiêu diệt lẫn nhau.) Nhưng ông nhận định trong thế kỷtới sẽ có 8 P và nếu quốc gia nào có lãnh đạo giỏi thì sẽ là thành viên mới.
Tôi ngó sang bên cạnh thì thấy các Tổng Lãnh Sự Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ và Nam Dương ghi chép vào sổ tay những điểm quan trọng mà Thủ Tướng Lý Hiển Long trình bày, mặt người nào người nấy đăm chiêu suy nghĩ. Tôi băn khoăn vô cùng vì thấy “người ta” bàn luận và đặt những kế hoạch cho quốc gia của họ cả hàng trăm năm sau, còn chúng ta, chúng ta loay hoay ba cái chuyện cỏn con trong Cộng Đồng không xong thì làm sao mà đòi đưa đất nước đến hùng cường?
Đang băn khoăn thì tôi lại nghe Thủ Tướng Lý Long Hiển nói dân tộc nào mà đoàn kết thì có cơhội đưa đến sự thành công hơn, dân tộc nào mà sự phân hóa nặng nề, càng kéo dài bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu. Và ông cho rằng đó là lý do tại sao Trung Quốc và Đài Loan, dầu có sự khác biết về ý thức và hệ thống chính trị,các vị lãnh đạo của họ đã và đang tìm cách bước qua sự ngăn cách đó như Tổng Bí Thư Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã từ Đài Loan về Trung Quốc tạo gạch nối cho sự đối thoại và hài hòa, và đó là lý do tại sao Đài Loan là một trong những quốc giađứng hàng đầu trong việc đầu tư vào Trung Quốc. Ý thức hệ Quốc Gia hoặc Cộng Sản đã bị phai mờ trước quyền lợi chung của dân tộc Trung Hoa. Với tinh thần mã thượng đầy dân tộc tính này, Trung Quốc đã và sẽ là siêu cường của thế giới. Trung Quốc rất thích những quốc gia khác như Việt Nam, càng có xung đột ý thức hệchính trị và phân hóa trầm trọng thì Trung Quốc càng có cơ hội thành công.
Sau khi tham dựbuổi hội luận với Thủ Tướng Lý Hiển Long, lòng tôi nặng trĩu vì trong nước thì chưa có tự do dân chủ thật sự, và ở ngoài này thì sự phân hóa trầm trọng nhưtương tàu.
Tôi gặp gỡ một vài chính khách lão luyện, tôi hỏi họ tại sao thập niên qua và nhất là gần đây Hoa Kỳ chú tâm đến Việt Nam rất nhiều, điển hình như chuyến đi của TNS James Webb và bà Hilary Clinton, nhưng sao Hoa Kỳ lại không làm áp lực mạnh hơn vềvấn đề nhân quyền như sự mong mỏi của những người Mỹ gốc Việt? Những vị này nói với tôi Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam bằng một con đường khác không giống như suy tư của người tỵ nạn Cộng Sản. Họ khuyên tôi nên học bài học của người Mỹ dađen và nên áp dụng sự thành công của người Mỹ da đen vào trong việc đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ ở Việt Nam.
Người da đen bịngười da trắng sang tận châu Phi bắt về đây làm nô lệ. Đã hơn vài trăm năm người da đen làm nô lệ khổ sở trăm bề. Các vị sáng lập nên nước Hoa Kỳ này viết Tuyên Ngôn Độc Lập như Thomas Jefferson xác định nhân quyền là đặc ân cơ bản Thượng Đế ban cho con người nhưng họ vẫn giữ người da đen làm nô lệ cho họ mãi cho đến thời Tổng Thống Abraham Lincoln!! Nhiều nhóm da đen đã nổi loạn và đã không thành công. Họ đã bị bắt, bị tra tấn đánh đập hoặc bị giết chết cách dã man. Thời gian đó, trong lòng mỗi người da đen đều muốn nổi loạn (revolt) nhưng họ không nổi loạn nổi. Ước muốn là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Không nổi loạn nổi, dần dà người da đen học bài học là phải nương theo chiều gió, họ nhập vào hệ thống sinh hoạt chính trị của người da trắng, họ phátđộng Phong Trào Đấu Tranh Nhân Quyền (Civil Rights Movement) mà Martin Luther King là lãnh tụ của họ. Họ thành công, bây giờ người da đen có mặt trong chính quyền Hoa Kỳ từ hạ tầng cho đến thượng tầng và ngôi vị cao cả nhất là Tổng Thống đã ở trong tay họ. Người da đen hiện nay trở thành một thế lực chính trịmà ai ai cũng phải kiêng nể.
Một chính khách lão luyện của Đảng Cộng Hòa góp ý với tôi: Việt Nam hãy học bài học của Mông Cổ thì cơ hội thành công mới cao. Nếu không đi con đường này, những người yêu nước dễbị nhà cầm quyền trù dập, sát hại, hoặc họ chỉ đứng bên lề lịch sử mà thôi.
Cuộc Cách Mạng của Mông Cổ được thế giới gọi là The Peaceful Democratic Revolution. Từ năm 1921, Đảng Cộng Sản Mông Cổ (Mongolian People’s Revolutionary Party, viết tắt là MPRP) nắm quyền ở nước này. Sau khi Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu, một nhóm người trẻ tụ tập ở Trung Tâm Văn Hóa Giới Trẻ và sau này ở Bảo Tàng Viện Lenin tại Thủ Đô Ulan Bator yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản tại nơi này thay đổi. Con số tham dự biểu tình lúc đầu chỉ khoảng 100, sau đó tăng dần lên vài ngàn người. Lãnh đạo của những cuộc biểu tình tự phát này bắt đầu bắt tay nhau đểthành lập đảng đối lập. Ngày 9 tháng 3/1990, chính phủ do Đảng Cộng Sản Mông Cổlãnh đạo tuyên bố chấp thuận tổng tuyển cử vào tháng 7 năm đó. Cuộc tổng tuyển cử tháng 7 đến, phe đối lập không đủ tiền, đủ người, đủ người lãnh đạo nên chỉcó một số người được bầu vào Quốc Hội. Đương nhiên có những người lên tiếng cho rằng cuộc bầu cử có những gian lận. Hoa Kỳ vẫn công nhận kết quả của cuộc bầu cử. Đảng Cộng Sản Mông Cổ tiếp tục cầm quyền với tư cách độc đảng.
Nhưng đến cuộc bầu cử năm 1993, ông Punsalmăgin. Orchibat của phe đối lập được bầu làm Tổng Thống. Ông Orchibat sinh ngày 23/1/1942, là một đảng viên Đảng Cộng Sản Mông Cổ. Ông được cử sang du học tại St. Petersburg nước Nga, theo học ngành kỹ sưhầm mỏ. Trở về nước, ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ doĐảng Cộng Sản Mông Cổ lãnh đạo. Tháng 7 năm 1990, ông được Đảng Cộng Sản Mông Cổ đề cử tranh cử chức Tổng Thống và ông được đắc cử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của Mông Cổ do dân bầu. Tháng 7 năm 1993, Đảng Cộng Sản Mông có một số bấtđồng với ông, họ đề cử ông L. Tudev, chủ nhiệm báo Unen của Đảng, ra tranh cửchức vụ này. Ông Orchibat liền được hai đảng đối lập là Đảng Dân Chủ Quốc Gia (National Democratic Party) và Đảng Dân Chủ Xã Hội (Social Democratic Party) mời ra tranh cử cho họ. Ông Orchibat đắc cử với 58% tổng số phiếu.
Sau khi ông Orchibat đắc cử Tổng Thống với tư cách ở đảng đối lập và dầu Quốc Hội hoàn toànở trong tay Đảng Cộng Sản, ông lèo lái để cho các đảng đối lập có cơ hội lớn mạnh và nhanh hơn. Năm 1996, phe đối lập thắng đa số, họ lập tức đổi Hiến Pháp, Quốc Kỳ, Quốc Ca, và màu đỏ của Đảng Cộng Sản cũng dần dần biến mất. Hiện nay, Mông Cổ có nhiều Đảng, Đảng Cộng Sản cũng sinh hoạt như một trong các chínhđảng đối lập. Tổng Thống đương nhiệm của Mông Cổ là ông Tsakhiagìn Elbegdori, 47 tuổi, thuộc Đảng Dân Chủ.
Người Mông Cổ đã nhập cuộc vào cơ chế cầm quyền của Đảng Cộng Sản để rồi từng bước một thayđổi bộ diện đất nước của họ không còn màu đỏ của Cộng Sản mà không tốn giọt máu.!! Chính những người từng là cán bộ cao cấp của Cộng Sản lại nhìn ra được vấn đề, nhờ phe đối lập đoàn kết, những người này đã đứng về phe đối lập tạo sựbiến chuyển nhanh chóng.
Lực Lượng Dân Chủcủa Việt Nam còn rất yếu, cần phải bảo toàn lực lượng để khi chín mùi thì họ góp sức đưa Việt Nam đi lên. Nhưng, trước khi nói đến đấu tranh cho dân chủ, người Việt cần phải hiểu dân chủ là gì cái đã. Dân Chủ không phải là một chủ thuyết, nó là một tập quán sinh hoạt trong đó nguyên tắc đa số thăng thiểu số. Để cho tập quán này lớn mạnh và trưởng thành đòi hỏi nhiều yếu tố. Đa đảng chỉ là một yếu tố mà thôi vìđa đảng như ở Campuchia bây giờ không phải là dân chủ mà nhiều khi còn là hỗn loạn.
Tự do ngôn luận là linh hồn của dân chủ nhưng hồn mà không có xác thì là hồn ma. Không phải tựdo thì muốn làm gì thì làm. Bây giờ vào phi trường mà hô hoán dỡn chơi “có bom có bom” thì bị bắt đi tù ngay. Tự Do phải có giới hạn. Để hiểu và thi hành điều này cần có sự tự trọng và dân trí cao. Dân trí và sự tự trọng được nuôi dưỡng trong một xã hội có các cơ chế dân sự (civil institutions) như hệ thống họcđường và các tổ chức vô vị lợi vững mạnh. Một quốc gia có nền dân chủ thật sưgồm có đa đảng chính trị, tự do ngôn luận, dân trí cao, và cơ chế dân sự vững mạnh. Thiếu một trong những yếu tố trên thì dân chủ bị khập khểnh. Hiểu được như vậy rồi thì ai có khiếu về chính trị thì đấu tranh chính trị, ai có khiếu về kinh tế thì làm kinh tế, ai có khiếu về truyền thông thì làm truyền thông.Đừng thấy người khác làm không giống mình mà chỉ trích đâm thọt thì đó là bào mòn dân chủ. Hiện giờ Việt Nam chưa có đa đảng và tự do ngôn luận thì hãy khéo léo đấu tranh dân chủ ở các mặt khác để từng bước một làm cho ĐCSVN phải chấp nhận những yếu tố đó.
Khi bàn đến chuyện Cuộc Cách Mạng của Mông Cổ và những đảng viên Cộng Sản nhảy sang phíađối lập, tôi nhớ lại những buổi thẩm cung của tôi khi tôi còn ở trong tù CSVN năm 1992 & 1993. Khi ấy, công an chấp pháp thụ lý hồ sơ của tôi là Thiếu Tá Nguyễn Văn Chánh và trại trưởng trại tù P.A 24 là Thượng Tá Nguyễn Hải Phận. Trong những buổi hỏi cung, tôi đánh động lòng ông Chánh: “Tôi là một thanh niên từ Mỹ về, tôi đã có đầy đủ, tôi chỉ muốn dân chúng mình có dân chủ tự do và đất nước mình hùng mạnh. Trước năm 1975, Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông hơn xa Thái Lan và Mã Lai. Nhưng bây giờ dưới chế độ Cộng Sản thì Việt Nam thua rất xa những quốc gia đó.” Có một lần ông Chánh nói với tôi: “Anh Hùng à, tôi tin rằng đã là người Việt thì ai cũng yêu nước. Như anh, chúng tôi cũng muốn cho dân giàu nước mạnh. Nhưng dân chủ như thế nào đây? Các anh là những người hoạt động, nhất là người ở nước ngoài, các anh không có bị mất mát bao nhiêu. Nhưng chúng tôi ở trong này, chúng tôi mà không khéo thì mất tất cả.Tù đày thì cũng không sao, nhưng vợ con gia đình dòng họ thì không biết hệ quảsẽ như thế nào. Chúng tôi rất trọng những người đấu tranh thật như anh, lòng chúng tôi rất nể trọng các anh. Nhưng các anh cũng phải nghĩ cho những người như chúng tôi.” Thượng Tá Nguyễn Hải Phận nói riêng với tôi: “Ở trongĐảng Cộng Sản có rất nhiều người muốn thay đổi nhưng bên phía Quốc Gia cũng không đoàn kết, đầy sự nghi kỵ và quá khích nên chúng tôi không còn con đường nào là phải theo Đảng để mà bản thân và gia đình được yên thân.” Sau khi tôi được trả tự do được vài tháng thì Thiếu Tá Chánh qua đời vì tai nạn xe cách rất khó hiểu và ông Thượng Tá Nguyễn Hải Phận cũng bị mất chức luôn.
IV. Tại Sao Hoàng Duy Hùng Thay Đổi Sang Đấu Tranh Ôn Hòa: Sau khi cá nhân tôi đắc cử nghị viên Thành Phố Houston lần thứ 2, phóng viên Trọng Thắng của Vietface có phỏng vấn tôi về chuyện này như sau:
Trọng Thắng: Dạ vâng, thưa anh cái đó cũng là một trong những sự kiện lớn ở trong cuộc đời của anh. Trọng Thắng được biết khi anh trở lại Hoa Kỳ thì anh tham gia vào chính trường,và theo cái conđường mà anh đi thì những đồng hương CĐVN của mình ở đây thấy anh có hai bộ mặt khác nhau. Trước đây thì đã có những lúc anh đấu tranh rất là dữ dội, nghĩa làđối diện trực diện với Cộng Sản và có những cuộc biểu tình rất lớn ở tại đây do anh lãnh đạo và đứng đầu kêu gọi người Việt đồng hương của chúng ta. Nhưng sau này thì anh lại có trở nên một thái độ ôn hòa thì thưa anh, anh có thể trình bày cho quí khán thính giả được biết điều gì đã khiến cho anh từ thái độ đấu tranh một cách vô cùng mãnh liệt trở sang cái thái độ ôn hòa và gây một cái sựphải gọi là hơi xáo động một chút xíu ở trong CĐ người Việt mình ở tại tiểu bang Texas và tại thành phố Houston nói riêng.
Hoàng Duy Hùng: Cám ơn câu hỏi của anh. Như anh biết các cuộc biểu tình lớn ở Paris, London, bên Âu Châu, và ngay tại San Francisco hoặc bên Úc châu, hầu như lúc nào từ trước năm 2005 đều có mặt của tôi. Lý do tôi có mặt là tại tôi nghĩ rằng phải có những người trẻ đã được hấp thụ trong một nền giáo dục gia đình coi Cộng Sản là tội ác và phải đứng mũi chiến tuyến đầu tiên để chống.
Nhưng mà cá nhân tôi có riêng những sự kiện mà tôi nghĩ tôi phải thay đổi.
Sự kiện thứnhất đó là khi mà Ông Vang Pao bị chính quyền Hoa Kỳ bắt và truy tố vì tội chuyển vũ khí để lật đổ Lào Cộng, tôi đã tìm hiểu rất rõ đàng trong biết rằng chính ông Vang Pao đã có những cuộc nói chuyện bên Thụy Sĩ với Cộng Sàn Pathet Lào do Hoa Kỳ làm áp lực nhưng rồi khi về với ánh nhìn của những người đấu tranh chưa hiểu thời cuộc, họ lại làm áp lực ngược lại Ông Vang Pao. Hoa Kỳ đã đưa ra rất nhiều tín hiệu nói nếu Ông Vang Pao không đổi chính sách, vì Hoa Kỳ đã có bang giao với Cộng Sản Lào, thì Ông Vang Pao sẽ phải lãnh hậu quả. Hoa Kỳ không thể dung túng những lưc lượng, những người đấu tranh mà chủ trương lật đổ một nhà nước mà Hoa Kỳ có bang giao.
Người thứ hai là Ông Yasseth Schlun, là một người Kampuchia, ông có về Nam Vang năm 2000 tổchức biểu tình khoảng 200 người thôi. Ông qua lại Hoa Kỳ và Ông bị chính Hoa Kỳbắt giam. Hoa kỳ còn ra một bản án của Liên Bang rất nặng là tù chung thân. Bản án tù chung thân ở đây không phải là do bên Kampuchia đòi, không phải do nước khác đòi, mà là do chính Hoa Kỳ.
Bản thân tôi, và tôi cũng biết rất nhiều người đấu tranh mà có đi về bên Đông Dương tức là về bên Thái Lan hoặc về Kampuchia, đã từng bị chận bắt tại phi trường do chính quyền Hoa Kỳ. Họ mời chúng tôi vô và họ nói rất rõ ràng là phải thay đổi sách lược. Nếu anh không thay đổi thì các hậu quả anh phải chịu trách nhiệm. Tôi đã từng bị hai lần như vậy. Tôi về có tâm sự với một số anh em của chúng tôi là cuộc đấu tranh này không còn là cuộc đấu tranh trực diện với CSVN nữa, mà cuộcđấu tranh này chúng ta biết còn có những quốc gia khác, tức là vấn đề của VN chỉ nằm trong bàn cờ chính trị quốc tế, và nếu chúng ta không biết cách đi, chúng ta không những làm thiệt hại cho công cuộc này mà còn thiệt hại cho bản thân và gia đình nữa. Cho nên tôi nghĩ từ đấu tranh trước kia gần giống như đấu tranh mà tiếng anh gọi là force tức là bạo lực, thì tôi quyết định chuyển sang con đường đấu tranh bằng trực diện và đối thoại vì không phải tôi muốn nữa, mà sau này tôi được rất nhiều người bạn Hoa Kỳ tới nói thẳng bắt buộc tôi phải đi con đường đấu tranh đối thoại còn không thì tôi sẽ có vấn đề với họ.
Trọng Thắng: Như vậy thì câu chuyện, nói nôm na một chút xíu, thì thay vì phải dùng thượng cẳng tay hạ cẳng chân màđôi khi lại còn làm phương hại đến bản thân và cũng như là cái tiếng tăm của mình, mà mình đấu tranh bằng một cái thái độ, bằng một cuộc đối thoại, thì nó lên đến một mức phải gọi là cao hơn một chút xíu. Thay vì, giống như là Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói rất là nhiều lần là không cần phải dùng võ lực để trịan, mình có thể dùng lời nói ôn hòa để có thể giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa, nhiều khi lại là một điều rất là khôn ngoan.
Hoàng Duy Hùng: Anh Trọng Thắng vừa mới nói đúng đó là: nhiều khi chúng ta chỉ nghĩ đến một vấn đề, một khía cạnh đấu tranh, đó là khía cạnh đáu tranh biểu tình hay khía cạnh về lực lượng võ trang mà chúng ta quên đi những khía cạnh đấu tranh khác. Thí dụ, chúng ta chỉ nghĩ đến sức mạnh đấu tranh đó là sức mạnh đấu tranh Kim Cương Chỉ tức là chúng ta chỉ đánh và đấm thôi, chúng ta lại quên đi sức mạnh đấu tranh một cái thế mềm dẻo hơn đó là đấu tranh Thái Cực Quyền. Môn võ cũng có những môn võ cương và cũng có những môn võ nhu. Biết phối hợp môn võ cương và nhu lại thì hiệu quả nó tốt đẹp hơn. Anh Trọng Thắng cũng nói đúng vì nó ở trình độ cao hơn. Khi chúng ta đấu về môn võ cương thì nhiều khi coi vậy nó không có cao bằng môn võ nhu là vì môn võ nhu như anh Trọng Thắng nói nó cao hơn, nó đòi hỏi một sự kiên nhẫn hơn, nó đòi hỏi phải chấp nhận những búa rìu dư luận nhiều hơn. Hồi xưa Tôn Tửcó nói Tiên vi công tâm, hạ vi công thành tức là khi mình tiến đánh một thành, mình chiếm được lòng dân trước là ưu tiên, đó là sách lược cao nhất, rồi chuyện hạ được thành là hạ sách thôi. Cho nên công cuộc đấu tranh này anh Trọng Thắng nói đúng, nó đòi hỏi phải có trình độ cao hơn và đã 37 năm, cái bước ngoặc này nó đòi hỏi có những người trong thế hệ này phải đi với trình độ cao hơn, không có nghĩa rằng là nói chuyện khác nó không đúng. Thí dụ như các bác biểu tình cứviệc biểu tình vì biểu tình là một hình thức nói lên ước nguyện của mình. Nhưng chúng ta cũng phải có những bộ phận khác để làm những việc khác, những bộ phận về ngoại giao, những bộ phận đấu tranh trực diện, và khi đấu tranh trực diện nóđòi hỏi lý luận ghê gớm lắm. Nêú mà mình không có lý luận, có chính nghĩa không phải đối với kẻ thù mà thôi, mà còn với những người bạn của chúng ta tức là những người như Hoa kỳ, nhũng người như Âu Châu, họ thấy chúng ta nóiđúng. Nếu chúng ta nói đúng không những thuyết phục được kẻ thù mà còn thuyết phục được những người bạn của chúng ta, mà nếu thuyết phục được những người bạn của chúng ta thì trong ván cờ quốc tếnày nó đi một cách dễ dàng hơn, thưa anh Trọng Thắng.
V. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn Đến Houston, Cơ Hội Triển Khai Đấu Tranh Ôn Hòa: Ngày 15/10/2012, nhận lời mời của Thành Phố Houston, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến đây. Cá nhân tôi đã thay mặt Thành Phố tạo diễn đàn cho Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn cùng trực diện với những nhà đấu tranh, những chính khách, thương gia, bác sĩ, luật sư, kỹ sự, v.v. để cả hai cùng bàn luận cách thẳng thắng và bình đẳng giải quyết vấn đề của Việt Nam trong sự biến chuyển chung của quốc tế. (Xin xem bài tường trình của ông Võ Đức Quang, một tham dự viên).
Trước khi ThứTrưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston, tôi đã viết bài Châu Chấu Đá Xe để nói lên quan điểm của tôi trong vấn đề này. Khi Thứ Trưởng đàm thoại bình đẳng với những người đến tham dự, với tư cách đại diện cho Thành Phố, sau khi giới thiệu 2 bên, tôi đã thinh lặng không nói lời nào để tránh những ngộ nhận Thành Phố có những áp đặt suy tư.
Trong buổi phỏng vấn trên Đài VanTV, Hòa Thượng Thích Huyền Việt hỏi tôi:
HT Thich Huyền Việt: Những Thành Phố ởNam California như Westminster và Santa Ana có Nghị Quyết cấm các viên chức Việt Cộng đến thành phố họ, muốn đến phải xin phép trước tối thiểu 10 ngày, Thành Phố Houston có làm như vậy được hay không?
Hoàng Duy Hùng: Bạch Thày không. Những thành phố kia là những thành phố nhỏ cóđông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cư ngụ thì họ có vị trí riêng của họ và con rất tôn trọng quyết định này của họ. Nhưng Thành Phố Houston là thành phố lớn thứ 4 của Hoa Kỳ về dân số và có lẽ lớn thứ nhất về địa dư, là một thành phố chiến lược ở phía nam Hoa Kỳ nên Houston làm theo các đề nghị của Liên Bang rất nhiều. Liên Bang đã có bang giao với CSVN và cổ súy cho việc làm ăn với Việt Nam trên nguyên tắc cả hai cùng lợi. Những nghị quyết kia của các thành phố nhỏ chỉ có tính cách tượng trưng chớ không có khả năng thi hành vì các cán bộ CSVN đến họ không thông báo, họ vẫn âm thầm đến và đi thì cũng không ai làm gì được. Thành Phố Houston muốn giải quyết vấn đề rốt ráo trên nguyên tắc có lợi cho cả hai và như vậy hàng năm lợi tức của Thành Phố lên rất nhiều triệu Mỹ Kim tạo thêm hàng ngàn công ăn việc làm.
HT Thích Huyền Việt: Con người sống đâu phải chỉ có vật chất mà còn có tâm linh. Cộng Sản Việt Nam tàn ác uống máu dân lãnh, mỗi bữa tiệc của họ là ăn thịt và uống máu dân Việt. Hãy xem vụ Cồn Dầu. Thế mà thành phố Houston lại còn có chính sách kết nghĩa chị em với Đà Nẳng và còn làm ăn với CSVN thì chỉ coi trọng vật chất chớ không coi trọng tâm linh. Tôi lấy làm xấu hổ với Thành Phố mà còn có một nghị viên Việt Nam như Luật Sư Hoàng Duy Hùng.
Hoàng Duy Hùng: Con đồng ý quan điểm của Thày sống không phải có vật chất mà còn có tâm linh và con đồng ý với Thày CSVN vi phạm nhân quyền. Nhưng Thày nhìn thấy một khía cạnh mà còn quên khía cạnh khác đó là Hoa Kỳ muốn hỗ trợ cho Việt Nam chận đứng tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Đà Nẳng sát gần với Hoàng Sa, lỡ có gì thì cứu binh nhanh chóng nên Houston cần kết nghĩa chị em với Đà Nẳng. Liên Bang và Thành Phố Houston giải quyết nhiều vấn đề một lúc, giúp cho Việt Nam đủ sức mạnh chận đứng sự bành trướng của Trung Quốc nhưng cũng nhắc nhở Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền, điển hình Ngoại Trưởng Hilary Clinton đã từng nhắc nhở Việt Nam về chuyện đó.
Lời Kết:Bản thân tôi và nhiều viên chức trong Thành Phố rất kính trọng những người đấu tranh chống Cộng chỉ vì chống Cộng. Họ có lý tưởng nhưng họ không sáng tạo và họ cũng không muốn đi con đường mới dầu rằng con đường cũ không gặt hái được nhiều kết quả như họ mong muốn. Nhưng, đấu tranh thì phải tính tới cơ hội thành công. Theo tôi, hiện nay chúng ta không có khả năng đấu tranh bạo động được thì con đường có cơ may thành công hơn hết chính là đấu tranh ôn hòa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Hoa Kỳ và nhiều quớc gia khác xung đột quyền lợi ở Biển Đông nhưng vì sự cùng tồn tại nương tựa lẫn nhau (interdependence) đã phải đưa họ vào bàn hội nghị. Đấu tranh ôn hòa thì phải nhập cuộc, phải sáp lá cà và đương nhiên là phải trực diện và đối thoại. Những người từ chối đối thoại là những người mới nhìn ra một khía cạnh đấu tranh mà quên đi khía cạnh khác. Đối thoại hoặc nhập cuộc không có nghĩa là đầu hàng. Có những người chưa gặp mặt kẻ thù mà lòng chỉ muốn hưỏng lấy ân lộc của kẻ thù thì đã là đầu hàng rồi. Lương tâm của mỗi người là vị phán quan, không phải dư luận quần chúng.
Những người Việt ở hải ngoại đã hưởng không khí dân chủ rồi, họ không có nhu cầu cho bản thẩn họ, họ hãy đoàn kết tạo một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho những người trong nước thì Dân Chủ mới mau thành công./.
Viết lại bài Cách Mạng Trắng của tác giả vào tháng 7 năm 2010.
Houston ngày 27/11/2012.

Không có nhận xét nào: