Chỉ cách đây chưa đầy một chục năm, Trung Quốc còn đang là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Kể từ khi đó, tăng trưởng kinh tế nội địa cao đã giúp nước này vượt qua Nhật Bản lên đứng hàng thứ hai thế giới về sức mạnh kinh tế, và sẵn sàng chiếm lấy vị trí đứng đầu của Mỹ trong vòng 10 đến 20 năm nữa. Với quy mô dân số khổng lồ cùng nền tảng kinh tế năng động, Trung Quốc hoàn toàn có lý do để tin tưởng một ngày nào đó sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thế nhưng, việc đạt được sức mạnh kinh tế cao chưa đủ đảm bảo vị thế siêu cường. Nước Mỹ phải mất 75 năm và hai cuộc chiến tranh thế giới mới trở thành siêu cường toàn cầu vượt trội cả về phương diện kinh tế và quân sự.
Điều này cho thấy rằng ngay cả khi vươn lên trở thành nền kinh tế số một thế giới, Trung Quốc cũng không tự động biến thành một quốc gia hùng mạnh nhất. Bài học quan trọng đối với Trung Quốc là cần phải phát triển một nền kinh tế tiên tiến về công nghệ, được củng cố bằng cơ chế quản trị tốt, hoạch định chính sách hiệu quả, và công dân toàn cầu được tôn trọng với sự hỗ trợ của ngoại giao điềm tĩnh. Duy trì vị thế siêu cường là một thách thức không nhỏ.
Lịch sử không thiếu những trường hợp siêu cường thất bại khi sụp đổ vào lãng quên do thất thế trước các đối thủ, mắc những sai lầm chiến lược dẫn tới lãng phí tài nguyên, coi thường lợi ích của nhân dân, hay đánh giá sai ý đồ của đối thủ.
Lịch sử không thiếu những trường hợp siêu cường thất bại khi sụp đổ vào lãng quên do thất thế trước các đối thủ, mắc những sai lầm chiến lược dẫn tới lãng phí tài nguyên, coi thường lợi ích của nhân dân, hay đánh giá sai ý đồ của đối thủ.
Đối với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông tiêu biểu cho những thách thức có thể quyết định khả năng cũng như con đường Trung Quốc vươn lên địa vị siêu cường. Điều đáng tiếc là Trung Quốc chưa nhận ra những hành vi quyết liệt của mình trên Biển Đông đang gây hại như thế nào đến mối bang giao của nước này đối với các quốc gia láng giềng.
Trước hết, các tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia ASEAN láng giềng đã làm suy yếu nghiêm trọng chỗ đứng của Trung Quốc trong khu vực và xa hơn. Mối quan hệ xấu đi của Trung Quốc với phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn hồi năm 1989 chính là điều nhắc nhở Bắc Kinh về những sai lầm chiến lược gần đây. Trong giai đoạn đó. ASEAN đóng vai trò quan trọng như một cầu nối cho Trung Quốc đến với thế giới bên ngoài. Quả thực, Trung Quốc đã phải nhờ cậy rất lớn vào mối quan hệ với ASEAN để từng bước khôi phục lại quan hệ ngoại giao bình thường với phương Tây.
Sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông dù không nhanh chóng nhưng chắc chắn sẽ làm xói mòn hình ảnh tích cực của nước này là một cường quốc trỗi dậy hòa bình với các nước láng giềng ASEAN. Chưa có ngoại lệ, các quốc gia trong và ngoài ASEAN đang trở nên hết sức cảnh giác với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cho dù sức mạnh kinh tế cũng như vị thế toàn cầu đã tăng lên, nhưng ảnh hưởng, hình ảnh và “quyền lực mềm” của Trung Quốc đối với bên ngoài cũng đang suy giảm đáng kể.
Thứ hai, thái độ quyết liệt của Trung Quốc đã dẫn tới việc Mỹ xác định lại ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của mình với sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” hướng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển hướng chính sách này của Mỹ khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có lý do nghiêm túc để quan ngại và lo lắng rằng Trung Quốc cuối cũng sẽ cũng bị kiềm chế giống như tình cảnh của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Trung Quốc đang thấy “bàn tay của Mỹ” ở cả trong các vấn đề nội bộ cũng như bên ngoài. Minh chứng về ảnh hưởng của Mỹ đối với công việc nội bộ của Trung Quốc là một số sự việc vừa diễn ra trong năm nay, như vụ Vương Lập Quân, nguyên sĩ quan cảnh sát Trùng Khánh, nộp đơn xin tỵ nạn chính trị tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và vụ luật sư mù Trần Quang Thành, chạy trốn tới Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong khắp khu vực, các đồng minh của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine đều đã nâng cấp hợp tác quan hệ quân sự vốn đã rất mạnh mẽ với Mỹ. Nếu Trung Quốc tiếp tục làm ngơ trước lợi ích hay quan ngại của các nước láng giềng có quyền lợi trên Biển Đông, thì thái độ hung hăng ấy có thể sẽ càng kích động sự hợp tác sâu sắc hơn nữa của khu vực với Mỹ.
Thứ ba, gây rắc rối với các nước lân bang cũng cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Điều kiện quan trọng nhất để một nước có thể vươn lên thành siêu cường toàn cầu là phai duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Thế nhưng, nếu Trung Quốc không thể hay không sẵn sàng duy trì hợp tác thân mật với những người láng giềng gàn gũi nhất, làm sao các nước khác có thể đặt niềm tin và sự tôn trọng vào siêu cường tham vọng này? Chừng nào Trung Quốc còn chưa thể tạo dựng một mức độ tin cậy và hữu nghị đủ lớn đối với các nước láng giềng, thì hình ảnh một Trung Quốc siêu cường toàn cầu rộng lượng sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ viển vông.
Thứ tư, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hòa bình mà Trung Quốc rất cần để trở thành cường quốc thế giới. Nếu xung đột nổ ra, nó có thể sẽ để lại ảnh hưởng đa chiều lâu dài và sâu rộng đối với tình hình kinh tế và an ninh khu vực. Bản thân Trung Quốc cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng bởi gần 80% dầu nhập khẩu và phần lớn hàng hóa, cả nhập khẩu và xuất khẩu, của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca và các hải trình khác trên Biển Đông.
Tâm điểm trong tranh chấp là tuyên bố chủ quyền đường chũ U của Trung Quốc mà nước này lý giải là được thừa hưởng từ chính quyền Quốc Dân Đảng, và chỉ chính thức đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn thềm lục địa vào năm 2009. Do đường này không dựa trên bất kỳ căn cứ pháp lý nào và không có tọa độ địa lý cụ thể, nên những lý giải của Trung Quốc cũng hết sức thiếu thống nhất. Cần lưu ý là đường chữ U của Trung Quốc bao phủ 80% Biển Đông trong khi Trung Quốc chỉ quản lý 15% toàn bộ khu vực biển.
Những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc đối với Biển Đông trong những năm qua đã khiến phần lớn người dân Trung Quốc nhầm tưởng rằng Trung Quốc sở hữu toàn bộ vùng biển bên trong đường chữ U và đường đó tạo nên biên giới phía nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên những tấm bản đồ từ thời nhà Thanh phát hiện năm 1904 không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thay vào đó, chính đảo Hải Nam mới được ghi nhận là biên giới xa nhất ở phía nam của Trung Quốc. Thật trớ trêu, đường chữ U này lại đang là miếng xương mắc trong cổ họng mà Trung Quốc nuốt cũng không trôi mà gỡ ra cũng chẳng được.
Điểm đáng trọng của một cường quốc toàn cầu đích thực nằm ở khả năng chấp nhận và vượt qua những khó khăn của lịch sử. Trường hợp điển hình chính là việc Mỹ đã nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trung Quốc là một nền văn minh lớn sản sinh ra những con người vĩ đại như Lão Tử, Khổng Tử hay Lý Thời Trân, và việc làm theo những lời răn dạy của những nhà triết học nổi tiếng này sẽ có thể khắc phục những tính toán sai lầm trong chính sách Biển Đông.
Trước hết, Trung Quốc cần phải thực hiện các bước đi mang tính xây dựng để đưa đến một kết cục thân thiện cho các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), và triển khai chính sách giữ thể diện để mãi mãi từ bỏ đường chữ U. Rõ ràng, đây là một quyết định Trung Quốc khó thực hiện cho Trung Quốc. Thế nhưng, lợi ích và cái đổi lại Trung Quốc nhận được trên trường quốc tế để phục vụ cho sự trỗi dậy hòa bình của mình đâu chỉ bó buộc trong khu vực lân cận Trung Quốc và giới hạn của Biển Đông.
Theo Tuanvietnam
Trước hết, các tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia ASEAN láng giềng đã làm suy yếu nghiêm trọng chỗ đứng của Trung Quốc trong khu vực và xa hơn. Mối quan hệ xấu đi của Trung Quốc với phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn hồi năm 1989 chính là điều nhắc nhở Bắc Kinh về những sai lầm chiến lược gần đây. Trong giai đoạn đó. ASEAN đóng vai trò quan trọng như một cầu nối cho Trung Quốc đến với thế giới bên ngoài. Quả thực, Trung Quốc đã phải nhờ cậy rất lớn vào mối quan hệ với ASEAN để từng bước khôi phục lại quan hệ ngoại giao bình thường với phương Tây.
Sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông dù không nhanh chóng nhưng chắc chắn sẽ làm xói mòn hình ảnh tích cực của nước này là một cường quốc trỗi dậy hòa bình với các nước láng giềng ASEAN. Chưa có ngoại lệ, các quốc gia trong và ngoài ASEAN đang trở nên hết sức cảnh giác với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cho dù sức mạnh kinh tế cũng như vị thế toàn cầu đã tăng lên, nhưng ảnh hưởng, hình ảnh và “quyền lực mềm” của Trung Quốc đối với bên ngoài cũng đang suy giảm đáng kể.
Thứ hai, thái độ quyết liệt của Trung Quốc đã dẫn tới việc Mỹ xác định lại ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của mình với sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” hướng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển hướng chính sách này của Mỹ khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có lý do nghiêm túc để quan ngại và lo lắng rằng Trung Quốc cuối cũng sẽ cũng bị kiềm chế giống như tình cảnh của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Trung Quốc đang thấy “bàn tay của Mỹ” ở cả trong các vấn đề nội bộ cũng như bên ngoài. Minh chứng về ảnh hưởng của Mỹ đối với công việc nội bộ của Trung Quốc là một số sự việc vừa diễn ra trong năm nay, như vụ Vương Lập Quân, nguyên sĩ quan cảnh sát Trùng Khánh, nộp đơn xin tỵ nạn chính trị tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và vụ luật sư mù Trần Quang Thành, chạy trốn tới Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong khắp khu vực, các đồng minh của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine đều đã nâng cấp hợp tác quan hệ quân sự vốn đã rất mạnh mẽ với Mỹ. Nếu Trung Quốc tiếp tục làm ngơ trước lợi ích hay quan ngại của các nước láng giềng có quyền lợi trên Biển Đông, thì thái độ hung hăng ấy có thể sẽ càng kích động sự hợp tác sâu sắc hơn nữa của khu vực với Mỹ.
Thứ ba, gây rắc rối với các nước lân bang cũng cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Điều kiện quan trọng nhất để một nước có thể vươn lên thành siêu cường toàn cầu là phai duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Thế nhưng, nếu Trung Quốc không thể hay không sẵn sàng duy trì hợp tác thân mật với những người láng giềng gàn gũi nhất, làm sao các nước khác có thể đặt niềm tin và sự tôn trọng vào siêu cường tham vọng này? Chừng nào Trung Quốc còn chưa thể tạo dựng một mức độ tin cậy và hữu nghị đủ lớn đối với các nước láng giềng, thì hình ảnh một Trung Quốc siêu cường toàn cầu rộng lượng sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ viển vông.
Thứ tư, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hòa bình mà Trung Quốc rất cần để trở thành cường quốc thế giới. Nếu xung đột nổ ra, nó có thể sẽ để lại ảnh hưởng đa chiều lâu dài và sâu rộng đối với tình hình kinh tế và an ninh khu vực. Bản thân Trung Quốc cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng bởi gần 80% dầu nhập khẩu và phần lớn hàng hóa, cả nhập khẩu và xuất khẩu, của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca và các hải trình khác trên Biển Đông.
Tâm điểm trong tranh chấp là tuyên bố chủ quyền đường chũ U của Trung Quốc mà nước này lý giải là được thừa hưởng từ chính quyền Quốc Dân Đảng, và chỉ chính thức đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn thềm lục địa vào năm 2009. Do đường này không dựa trên bất kỳ căn cứ pháp lý nào và không có tọa độ địa lý cụ thể, nên những lý giải của Trung Quốc cũng hết sức thiếu thống nhất. Cần lưu ý là đường chữ U của Trung Quốc bao phủ 80% Biển Đông trong khi Trung Quốc chỉ quản lý 15% toàn bộ khu vực biển.
Những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc đối với Biển Đông trong những năm qua đã khiến phần lớn người dân Trung Quốc nhầm tưởng rằng Trung Quốc sở hữu toàn bộ vùng biển bên trong đường chữ U và đường đó tạo nên biên giới phía nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên những tấm bản đồ từ thời nhà Thanh phát hiện năm 1904 không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thay vào đó, chính đảo Hải Nam mới được ghi nhận là biên giới xa nhất ở phía nam của Trung Quốc. Thật trớ trêu, đường chữ U này lại đang là miếng xương mắc trong cổ họng mà Trung Quốc nuốt cũng không trôi mà gỡ ra cũng chẳng được.
Điểm đáng trọng của một cường quốc toàn cầu đích thực nằm ở khả năng chấp nhận và vượt qua những khó khăn của lịch sử. Trường hợp điển hình chính là việc Mỹ đã nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trung Quốc là một nền văn minh lớn sản sinh ra những con người vĩ đại như Lão Tử, Khổng Tử hay Lý Thời Trân, và việc làm theo những lời răn dạy của những nhà triết học nổi tiếng này sẽ có thể khắc phục những tính toán sai lầm trong chính sách Biển Đông.
Trước hết, Trung Quốc cần phải thực hiện các bước đi mang tính xây dựng để đưa đến một kết cục thân thiện cho các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), và triển khai chính sách giữ thể diện để mãi mãi từ bỏ đường chữ U. Rõ ràng, đây là một quyết định Trung Quốc khó thực hiện cho Trung Quốc. Thế nhưng, lợi ích và cái đổi lại Trung Quốc nhận được trên trường quốc tế để phục vụ cho sự trỗi dậy hòa bình của mình đâu chỉ bó buộc trong khu vực lân cận Trung Quốc và giới hạn của Biển Đông.
Theo Tuanvietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét