Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (P) đón tiếp đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta, tại trụ sở bộ Quốc phòng Việt Nam, 04/06/2012
REUTERS
Trong tháng 5 vừa qua, về mặt nhân quyền, có thể nói chưa bao giờ Việt Nam bị quốc tế lên án mạnh mẽ và liên tục như thế. Hoa Kỳ cũng lên tiếng về một số vụ, như vụ xử hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha, nhưng thực ra, trong quan hệ với Việt Nam, Washington vẫn còn xem nhẹ vấn đề nhân quyền.
Đầu tiên là vụ công an dùng vũ lực giải tán những người tham gia dã ngoại nhân quyền ngày 05/05 tại Hà Nội, Sài Gòn và Nha Trang, bắt giữ và đánh đập dã man một số blogger và thân nhân. Trong thông cáo ngày 08/05, tổ chức Phóng viên Không biên giới đã lên án hành động bạo lực này của công an. Ân xá Quốc tế cũng đã ra thông cáo ngày 09/05 bày tỏ mối “quan ngại sâu sắc” về vụ này. Human Rights Watch, trong thông cáo đề ngày 10/5, đã yêu cầu Hà Nội chấm dứt cản trở và đàn áp những người tham gia dã ngoại nhân quyền ở Việt Nam.
Vụ xử phúc thẩm tám thanh niên Công giáo ở Vinh ngày 23/05, tuy với kết quả là một số người được giảm án, cũng đã bị quốc tế chỉ trích. Trong thông cáo đề ngày 24/06, tổ chức nhân quyền Article 19 ( Điều 19 ) của Anh quốc, cho rằng, mặc dù giảm án cho vài trường hợp, “cả tám người vẫn phải chịu cảnh tù tội chỉ vì họ đã dám lên tiếng phê phán nhà cầm quyền Việt Nam”. Đối với tổ chức này, việc tòa án giữ nguyên phần buộc tội tám thanh niên Công giáo đã “vi phạm một quyền tự do cơ bản của con người, đó là tự do ngôn luận”. Article 19 yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho toàn bộ 14 nhà hoạt động bị bắt từ năm 2011 (mà trong đó có 8 thanh niên vừa được xử phúc thẩm).
Nhưng, chính vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ngày 16/05 tại Long An đã đặc biệt gây phẫn nộ dư luận quốc tế, nhất là vì trước đó, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội hủy bỏ các cáo buộc đối với hai thanh niên chỉ vì họ phát truyền đơn chống Trung Quốc mà bị xem là có hành động “ tuyên truyền chống Nhà nước”.
Dư âm của vụ xử Phương Uyên và Nguyên Kha vẫn còn đó, chính quyền lại bắt giữ thêm một blogger khác, đó là blogger Trương Duy Nhất ngày 26/5 tại Đà Nẵng, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Trong thông cáo đề ngày 27/05, tổ chức Phóng viên Không biên giới chỉ trích kịch liệt vụ bắt giữ, mà theo họ, “ thể hiện thái độ cương quyết của chính quyền truy bức và kết tội mọi tiếng nói đối lập”. Cũng trong ngày hôm đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã ra thông cáo mạnh mẽ lên án Việt Nam về vụ bắt giữ blogger này.
Nhưng nếu có một quốc gia phương Tây nào có đủ trọng lượng để gây áp lực lên Việt Nam trên vấn đề nhân quyền, thì đó chính là Hoa Kỳ. Ngày 17/05, Đại sứ quán Mỹ đã ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại về vụ xử Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, cho rằng các bản án này “phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là chính quyền Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.”
Theo đại sứ quán Hoa Kỳ, những việc làm này “trái với quyền tự do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.” Trong bản tuyên bố, đại sứ quán Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.
Thế nhưng, nếu đọc kỹ tuyên bố nói trên, ta sẽ thấy là phản ứng của Washington có phần nào nhẹ nhàng, chứ không thật sự kiên quyết. Những vụ xử án, đàn áp nhân quyền trong tháng 5 diễn ra sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam vừa mở lại đối thoại về nhân quyền ngày 12/04, với sự tham gia của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Dan Baer. Theo thông báo của Đại sứ quán Mỹ, trong các cuộc gặp với các quan chức chính phủ Việt Nam, ông Dan Baer đã nhấn mạnh rằng “tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp Việt Nam khai thác được tiềm năng của Internet, giúp chống lại các tác động xói mòn của tham nhũng, và làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn đối với thương mại và đầu tư toàn cầu.”.
Theo lời ông Dan Baer, Hoa Kỳ muốn “hợp tác chặt chẽ với một nước Việt Nam vững mạnh, và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ quan tâm đến những vấn đề mà chính nhiều người dân Việt Nam đang nêu ra và tranh luận”. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer Baer hối thúc chính phủ Việt Nam “cần phải cho thấy tiến bộ rõ ràng và cụ thể về vấn đề nhân quyền.”.
Nhưng, ngay ngày hôm sau cuộc “đối thoại” nhân quyền đó, ngày 13/04, chính quyền Việt Nam lại ngăn chận Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ gặp hai nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Việc một chính quyền sở tại cản trở hoạt động của một quan chức ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ đúng ra là một sự việc rất nghiêm trọng, nhưng trong thông cáo nói trên của đại sứ quán Mỹ, Hoa Kỳ chỉ bày tỏ sự“ quan ngại”, chứ không có phản ứng mạnh về vụ này. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn hãng tin AP sau khi rời Hà Nội, ông Dan Baer đã không giấu nỗi thất vọng với Hà Nội, khi nhận định rằng sự việc nói trên “khiến người ta nghi ngờ về thực tâm của chính phủ Việt Nam khi hứa với Mỹ sẽ đạt tiến bộ trên vấn đề nhân quyền”.
Nói chung, cho tới nay Hoa Kỳ vẫn không thật sư đặt nặng vấn đề nhân quyền với Việt Nam, một quốc gia mà Washington đang tăng cường quan hệ về mặt kinh tế và quân sự để làm đối trọng với Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng giới hoạt động nhân quyền người Việt tại Hoa Kỳ vẫn nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ gây áp lực lên Hà Nội trên vấn đề nhân quyền, cụ thể qua một buổi điều trần mới trước tiểu ban đặc trách nhân quyền của Hạ Viện về “Cuộc đàn áp tiếp diễn của chính quyền Việt Nam”, dưới sự chủ tọa của dân biểu Christopher Smith, ngày 04/06. Tham gia điều trần với tư cách nhân chứng có tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức BPSOS.
Trả lời phỏng vấn RFI trước cuộc điều trần này, ông Nguyễn Đình Thắng đưa ra một số nhận định về vấn đề nhân quyền trong quan hệ Mỹ-Việt.
Ông Nguyễn Đình Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét