Theo giới phân tích, ngoài mặt chính quyền Seoul đang cố gắng giữ thái độ trung lập trên hồ sơ Biển Đông, nhưng trong thực tế thì có biểu hiện kín đáo ủng hộ Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Trên bình diện chính thức, Hàn Quốc hầu như luôn luôn thể hiện thái độ thân thiện với Trung Quốc. Có rất nhiều lý do khiến Seoul phải nuôi dưỡng lập trường hữu nghị với Bắc Kinh.
Trước hết là lý do kinh tế. Là một quốc gia phát triển nhờ xuất khẩu, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua, Hàn Quốc rất cần đến đối tác khổng lồ ở khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc. Nói chung, xuất khẩu chiếm một nửa tỷ trọng GDP của Hàn Quốc, trong đó xuất khẩu qua Trung Quốc chiếm hơn một phần tư. Trong bối cảnh đó, quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh trở thành một ưu tiên của Seoul.
Bên cạnh đó, còn có lý do an ninh. Trung Quốc được cho là đàn anh của Bắc Triều Tiên, có một ảnh hưởng nhất định trên người anh em thù nghịch của Hàn Quốc. Duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, do đó có thể giúp Seoul tránh được sự khiêu khích quá đáng từ phía Bình Nhưỡng.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân thứ ba, có thể gọi nôm na là « kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn của ta ». Bắc Kinh hiện đang căng thẳng với Tokyo, trong lúc quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản lại đang trong tình trạng « cơm không lành, canh không ngọt », đặc biệt từ khi nhân vật dân tộc chủ nghĩa là Shinzo Abe lên cầm quyền tại Tokyo.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Trung Quốc càng lúc càng trở nên quyết đoán trong vấn đề áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ, cả trên biển lẫn trên đất liền, và không ngần ngại dùng sức mạnh để thúc ép các láng giềng chấp nhận đòi hỏi quá trớn của Bắc Kinh. Các nước đang là đối tượng bị Trung Quốc lấn lướt lại chính là hai quốc gia Đông Nam Á hiện có quan hệ chặt chẽ với Hàn Quốc là Việt Nam và nhất là Philippines, và một cường quốc Đông Bắc Á là Nhật Bản, vốn cùng với Hàn Quốc có liênminh quân sự mật thiết với Hoa Kỳ.
Tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã khiến Seoul phải lo ngại, và riêng trên hồ sơ Biển Đông, một cách vừa công khai, vừa ngấm ngầm, Hàn Quốc đã có những biểu hiện ủng hộ các nước Đông Nam Á.
Theo giới quan sát, tín hiệu làm cho Seoul lo ngại chính là việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái, không chỉ bao trùm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản, mà còn gộp luôn cả bãi đá ngầm Socotra đang do Seoul kiểm soát dưới tên gọi Ieodo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên Tô Nham).
Trong một động thái hiếm hoi nhằm công khai tỏ thái độ bất bình trước quyết định đơn phương đó của Trung Quốc, vào tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc đã tuyên bố mở rộng vùng phòng không của họ trên Biển Hoa Đông, đặt đá ngầm Socotra vào vòng kiểm soát của quân đội Hàn Quốc.
Một cách kín đáo hơn, Seoul đã đáp ứng yêu cầu cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự của Manila cho dù nước này đang trực tiếp đối kháng lại sức ép của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ví dụ điển hình là quyết định mới đây của Hàn Quốc tặng cho Philippines một chiếc tàu tuần tra 1.200 tấn.
Môt thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Philippines đã được ký kết vào tháng Mười năm ngoái (2013), và ngay sau đó, tháng Ba vừa qua, hợp đồng cung cấp 12 chiến đấu cơ FA-50 do Hàn Quốc chế tạo đã được ký. Việc thực hiện hợp đồng đã được xúc tiến nhanh chóng vì vào hôm qua (01/07/2014), Tổng thống Philippines cho biết là ngay vào năm tới, nước ông sẽ nhận được hai chiếc đầu tiên, và số còn lại sẽ lần lượt được giao trong thời hạn 3 năm.
Đối với giới phân tích, ý nghĩa các tín hiệu trên đây quả là đã rõ ràng : việc Hàn Quốc và Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng cho thấy là Seoul âm thầm ủng hộ Manila trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. Và qua Manila là cả Đông Nam Á !
Trên bình diện chính thức, Hàn Quốc hầu như luôn luôn thể hiện thái độ thân thiện với Trung Quốc. Có rất nhiều lý do khiến Seoul phải nuôi dưỡng lập trường hữu nghị với Bắc Kinh.
Trước hết là lý do kinh tế. Là một quốc gia phát triển nhờ xuất khẩu, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua, Hàn Quốc rất cần đến đối tác khổng lồ ở khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc. Nói chung, xuất khẩu chiếm một nửa tỷ trọng GDP của Hàn Quốc, trong đó xuất khẩu qua Trung Quốc chiếm hơn một phần tư. Trong bối cảnh đó, quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh trở thành một ưu tiên của Seoul.
Bên cạnh đó, còn có lý do an ninh. Trung Quốc được cho là đàn anh của Bắc Triều Tiên, có một ảnh hưởng nhất định trên người anh em thù nghịch của Hàn Quốc. Duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, do đó có thể giúp Seoul tránh được sự khiêu khích quá đáng từ phía Bình Nhưỡng.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân thứ ba, có thể gọi nôm na là « kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn của ta ». Bắc Kinh hiện đang căng thẳng với Tokyo, trong lúc quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản lại đang trong tình trạng « cơm không lành, canh không ngọt », đặc biệt từ khi nhân vật dân tộc chủ nghĩa là Shinzo Abe lên cầm quyền tại Tokyo.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Trung Quốc càng lúc càng trở nên quyết đoán trong vấn đề áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ, cả trên biển lẫn trên đất liền, và không ngần ngại dùng sức mạnh để thúc ép các láng giềng chấp nhận đòi hỏi quá trớn của Bắc Kinh. Các nước đang là đối tượng bị Trung Quốc lấn lướt lại chính là hai quốc gia Đông Nam Á hiện có quan hệ chặt chẽ với Hàn Quốc là Việt Nam và nhất là Philippines, và một cường quốc Đông Bắc Á là Nhật Bản, vốn cùng với Hàn Quốc có liên
Tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã khiến Seoul phải lo ngại, và riêng trên hồ sơ Biển Đông, một cách vừa công khai, vừa ngấm ngầm, Hàn Quốc đã có những biểu hiện ủng hộ các nước Đông Nam Á.
Theo giới quan sát, tín hiệu làm cho Seoul lo ngại chính là việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái, không chỉ bao trùm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản, mà còn gộp luôn cả bãi đá ngầm Socotra đang do Seoul kiểm soát dưới tên gọi Ieodo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên Tô Nham).
Trong một động thái hiếm hoi nhằm công khai tỏ thái độ bất bình trước quyết định đơn phương đó của Trung Quốc, vào tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc đã tuyên bố mở rộng vùng phòng không của họ trên Biển Hoa Đông, đặt đá ngầm Socotra vào vòng kiểm soát của quân đội Hàn Quốc.
Một cách kín đáo hơn, Seoul đã đáp ứng yêu cầu cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự của Manila cho dù nước này đang trực tiếp đối kháng lại sức ép của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ví dụ điển hình là quyết định mới đây của Hàn Quốc tặng cho Philippines một chiếc tàu tuần tra 1.200 tấn.
Môt thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Philippines đã được ký kết vào tháng Mười năm ngoái (2013), và ngay sau đó, tháng Ba vừa qua, hợp đồng cung cấp 12 chiến đấu cơ FA-50 do Hàn Quốc chế tạo đã được ký. Việc thực hiện hợp đồng đã được xúc tiến nhanh chóng vì vào hôm qua (01/07/2014), Tổng thống Philippines cho biết là ngay vào năm tới, nước ông sẽ nhận được hai chiếc đầu tiên, và số còn lại sẽ lần lượt được giao trong thời hạn 3 năm.
Đối với giới phân tích, ý nghĩa các tín hiệu trên đây quả là đã rõ ràng : việc Hàn Quốc và Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng cho thấy là Seoul âm thầm ủng hộ Manila trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. Và qua Manila là cả Đông Nam Á !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét