TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, cho rằng Việt Nam phải duy trì sự quyết tâm, quyết liệt xuyên suốt mới mong đạt kết quả trong đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông
Phóng viên: Ông đánh giá Trung Quốc được và mất gì từ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
- TS Nguyễn Ngọc Trường: Việc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là Trung Quốc quyết tâm thực hiện tham vọng đường lưỡi bò của họ. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra Hoàng Sa đã bị thế giới phản đối, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhìn họ với con mắt khác. Tuy nhiên, cần phải biết đối với Trung Quốc hiện nay “lợi ích cao hơn thể diện”. Vì vậy, mặc dù chịu nhiều sức ép từ bên ngoài nhưng họ vẫn cố làm.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan vừa qua có phần kết quả từ sự đấu tranh bền bỉ của Việt Nam và sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vừa sang Việt Nam có nói 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ rất hiếm khi thống nhất nhưng đã thống nhất cao đối với vấn đề an ninh biển Đông lần này. Điều này có cho thấy một quyết tâm và định hướng mới của Mỹ trong thời gian tới?
- Trung Quốc đang quyết tâm đạt được mục tiêu bành trướng trên biển Đông và Hoa Đông, trong khi Mỹ quyết tâm kiềm chế hành động hung hãn, bá quyền của Trung Quốc và giữ nguyên trạng. Cho nên toàn bộ phát ngôn đối ngoại của Mỹ vừa rồi đều yêu cầu Trung Quốc giữ nguyên trạng trên biển Hoa Đông và biển Đông vì ở đây có cả quyền lợi của Mỹ.
Phóng viên: Ông đánh giá Trung Quốc được và mất gì từ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
- TS Nguyễn Ngọc Trường: Việc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là Trung Quốc quyết tâm thực hiện tham vọng đường lưỡi bò của họ. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra Hoàng Sa đã bị thế giới phản đối, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhìn họ với con mắt khác. Tuy nhiên, cần phải biết đối với Trung Quốc hiện nay “lợi ích cao hơn thể diện”. Vì vậy, mặc dù chịu nhiều sức ép từ bên ngoài nhưng họ vẫn cố làm.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan vừa qua có phần kết quả từ sự đấu tranh bền bỉ của Việt Nam và sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vừa sang Việt Nam có nói 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ rất hiếm khi thống nhất nhưng đã thống nhất cao đối với vấn đề an ninh biển Đông lần này. Điều này có cho thấy một quyết tâm và định hướng mới của Mỹ trong thời gian tới?
- Trung Quốc đang quyết tâm đạt được mục tiêu bành trướng trên biển Đông và Hoa Đông, trong khi Mỹ quyết tâm kiềm chế hành động hung hãn, bá quyền của Trung Quốc và giữ nguyên trạng. Cho nên toàn bộ phát ngôn đối ngoại của Mỹ vừa rồi đều yêu cầu Trung Quốc giữ nguyên trạng trên biển Hoa Đông và biển Đông vì ở đây có cả quyền lợi của Mỹ.
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên trì bám biển, kiên quyết thực thi pháp luật với phía Trung QuốcẢnh: VĂN DUẨN |
Phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và Philippines vừa qua có tác động gì thưa ông?
- Phản ứng của 2 nước này cũng như một số nước trong khu vực vừa qua là rất quan trọng góp phần vào tiếng nói chung. Nhưng giữa các nước lớn với nhau thì tiếng nói của Mỹ là hết sức quan trọng và Trung Quốc phải lắng nghe. Tuy nhiên, tôi đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động đấu tranh trên thực địa của lực lượng thực thi pháp luật cũng như các hoạt động chính trị, ngoại giao của Việt Nam mới có ý nghĩa quyết định. Muốn thế giới ủng hộ thì chúng ta phải kiên quyết, quyết liệt và tự vệ trước.
Như ông nói thế giới, đặc biệt là các nước lớn và cộng đồng khu vực, sẽ nhìn vào thái độ của Việt Nam để đưa ra mức độ ủng hộ?
- Mình phải lên tiếng mạnh mẽ, phải đấu tranh kiên quyết trên hiện trường, phải tỏ thái độ quyết liệt, cứng rắn cần thiết, nêu cao chính nghĩa, thể hiện quyết tâm vì một thế giới hòa bình. Thậm chí, phải làm rõ sự hung hãn của Trung Quốc trước công luận quốc tế. Nếu chúng ta cứ im hơi lặng tiếng thì chẳng ai ủng hộ mình. Phải tự cứu mình, tự bảo vệ mình trước khi trông chờ vào người khác. Phương thức đấu tranh kiên quyết, bền bỉ của Việt Nam như vừa qua là rất đúng đắn.
Như ông nói việc đưa giàn khoan 981 ra biển Đông là nằm trong kế hoạch, tham vọng đường lưỡi bò mà Trung Quốc không dễ từ bỏ, vậy theo ông, tình hình tới đây sẽ theo chiều hướng nào và Việt Nam cần phải làm gì?
- Trung Quốc có thể sẽ tái diễn hành động này và họ đã chuẩn bị 3-4 giàn khoan cho tham vọng đường lưỡi bò. Họ có thể đưa giàn khoan vào nhiều vùng khác của biển Đông. Vì vậy, chúng ta phải theo sát và kịp thời đấu tranh, tăng cường thực thi pháp luật trên biển cũng như hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngư dân bám ngư trường truyền thống.
Việt Nam có 1 triệu km2 biển với tiềm năng rất lớn, do vậy cần hỗ trợ mạnh để khai thác, sản xuất, đồng thời đầu tư mạnh cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư để nâng cao năng lực quản lý. Vừa rồi, Chính phủ đã trích ngân sách đầu tư cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá… nhưng theo tôi, cần mạnh mẽ và quyết tâm hơn nữa. Ngoài ra, cần kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Có thể nói, đất nước bước vào giai đoạn “thắt lưng buộc bụng” để dồn lực cho bảo vệ biển đảo. Đây là biện pháp thiết thực nhất trong việc bảo vệ quyền và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Tôi kiến nghị nhà nước nâng cấp Chiến lược biển quốc gia, đồng thời phải xây dựng Việt Nam thành một quốc gia biển mạnh. Muốn trở thành quốc gia biển mạnh, cần phải có lực lượng quốc phòng, an ninh, cảnh sát biển, kiểm ngư và đội tàu hùng mạnh.
Trung Quốc có diện tích biển khiêm tốn nên thúc đẩy chính quyền nước này vẽ ra đường lưỡi bò viển vông với hơn 2 triệu km2 để nhăm nhe trở thành cường quốc biển. Do đó, tới đây, tình hình trên biển Đông sẽ càng phức tạp và Việt Nam phải đối mặt với một nước ngày càng hung hăng, nôn nóng trở thành cường quốc biển.
Nhiều ý kiến đề nghị sau khi giàn khoan 981 rút đi, Việt Nam cần khẩn trương kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế?
- Chúng ta cần phải kiện ngay Trung Quốc ra trọng tài quốc tế vì đây là vũ khí hòa bình và pháp lý. Trong thời đại văn minh, ngoài đấu tranh thực địa, đấu tranh chính trị, ngoại giao thì đấu tranh pháp lý có vai trò quan trọng không kém. Ba mũi đấu tranh này phải tiến hành đồng thời chứ không phải đợi đến lúc Trung Quốc gây hấn thì mới đâm đơn kiện là quá muộn. Nếu kiện, chúng ta sẽ tập hợp được lực lượng ủng hộ trên thế giới và góp phần ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.
Có lo ngại nếu Việt Nam kiện thì tình hình 2 nước sẽ căng thẳng?
- Tôi đồng ý ngoại giao là phải mềm mỏng nhưng vấn đề độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia là phải trên hết, phải làm đến cùng. Không thể vội vàng nghỉ ngơi khi Trung Quốc mới có bước lùi chiến thuật mà chúng ta cần phải chuẩn bị “vũ khí” cho tình hình tới đây có thể ngày càng phức tạp hơn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là phải duy trì sự quyết tâm, quyết liệt xuyên suốt, tuyệt đối không được nửa vời. Chúng ta đấu tranh nửa vời thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả trước phương Bắc, cần phải luôn thể hiện thái độ, phản ứng kiên quyết và kiên trì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định. Bởi chúng ta có nhịn thì họ cũng không dừng lại, thậm chí còn hung hăng, cấp tập, toàn diện và khẩn trương hơn trước.
- Phản ứng của 2 nước này cũng như một số nước trong khu vực vừa qua là rất quan trọng góp phần vào tiếng nói chung. Nhưng giữa các nước lớn với nhau thì tiếng nói của Mỹ là hết sức quan trọng và Trung Quốc phải lắng nghe. Tuy nhiên, tôi đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động đấu tranh trên thực địa của lực lượng thực thi pháp luật cũng như các hoạt động chính trị, ngoại giao của Việt Nam mới có ý nghĩa quyết định. Muốn thế giới ủng hộ thì chúng ta phải kiên quyết, quyết liệt và tự vệ trước.
Như ông nói thế giới, đặc biệt là các nước lớn và cộng đồng khu vực, sẽ nhìn vào thái độ của Việt Nam để đưa ra mức độ ủng hộ?
- Mình phải lên tiếng mạnh mẽ, phải đấu tranh kiên quyết trên hiện trường, phải tỏ thái độ quyết liệt, cứng rắn cần thiết, nêu cao chính nghĩa, thể hiện quyết tâm vì một thế giới hòa bình. Thậm chí, phải làm rõ sự hung hãn của Trung Quốc trước công luận quốc tế. Nếu chúng ta cứ im hơi lặng tiếng thì chẳng ai ủng hộ mình. Phải tự cứu mình, tự bảo vệ mình trước khi trông chờ vào người khác. Phương thức đấu tranh kiên quyết, bền bỉ của Việt Nam như vừa qua là rất đúng đắn.
Như ông nói việc đưa giàn khoan 981 ra biển Đông là nằm trong kế hoạch, tham vọng đường lưỡi bò mà Trung Quốc không dễ từ bỏ, vậy theo ông, tình hình tới đây sẽ theo chiều hướng nào và Việt Nam cần phải làm gì?
- Trung Quốc có thể sẽ tái diễn hành động này và họ đã chuẩn bị 3-4 giàn khoan cho tham vọng đường lưỡi bò. Họ có thể đưa giàn khoan vào nhiều vùng khác của biển Đông. Vì vậy, chúng ta phải theo sát và kịp thời đấu tranh, tăng cường thực thi pháp luật trên biển cũng như hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngư dân bám ngư trường truyền thống.
Việt Nam có 1 triệu km2 biển với tiềm năng rất lớn, do vậy cần hỗ trợ mạnh để khai thác, sản xuất, đồng thời đầu tư mạnh cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư để nâng cao năng lực quản lý. Vừa rồi, Chính phủ đã trích ngân sách đầu tư cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá… nhưng theo tôi, cần mạnh mẽ và quyết tâm hơn nữa. Ngoài ra, cần kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Có thể nói, đất nước bước vào giai đoạn “thắt lưng buộc bụng” để dồn lực cho bảo vệ biển đảo. Đây là biện pháp thiết thực nhất trong việc bảo vệ quyền và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Tôi kiến nghị nhà nước nâng cấp Chiến lược biển quốc gia, đồng thời phải xây dựng Việt Nam thành một quốc gia biển mạnh. Muốn trở thành quốc gia biển mạnh, cần phải có lực lượng quốc phòng, an ninh, cảnh sát biển, kiểm ngư và đội tàu hùng mạnh.
Trung Quốc có diện tích biển khiêm tốn nên thúc đẩy chính quyền nước này vẽ ra đường lưỡi bò viển vông với hơn 2 triệu km2 để nhăm nhe trở thành cường quốc biển. Do đó, tới đây, tình hình trên biển Đông sẽ càng phức tạp và Việt Nam phải đối mặt với một nước ngày càng hung hăng, nôn nóng trở thành cường quốc biển.
Nhiều ý kiến đề nghị sau khi giàn khoan 981 rút đi, Việt Nam cần khẩn trương kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế?
- Chúng ta cần phải kiện ngay Trung Quốc ra trọng tài quốc tế vì đây là vũ khí hòa bình và pháp lý. Trong thời đại văn minh, ngoài đấu tranh thực địa, đấu tranh chính trị, ngoại giao thì đấu tranh pháp lý có vai trò quan trọng không kém. Ba mũi đấu tranh này phải tiến hành đồng thời chứ không phải đợi đến lúc Trung Quốc gây hấn thì mới đâm đơn kiện là quá muộn. Nếu kiện, chúng ta sẽ tập hợp được lực lượng ủng hộ trên thế giới và góp phần ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.
Có lo ngại nếu Việt Nam kiện thì tình hình 2 nước sẽ căng thẳng?
- Tôi đồng ý ngoại giao là phải mềm mỏng nhưng vấn đề độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia là phải trên hết, phải làm đến cùng. Không thể vội vàng nghỉ ngơi khi Trung Quốc mới có bước lùi chiến thuật mà chúng ta cần phải chuẩn bị “vũ khí” cho tình hình tới đây có thể ngày càng phức tạp hơn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là phải duy trì sự quyết tâm, quyết liệt xuyên suốt, tuyệt đối không được nửa vời. Chúng ta đấu tranh nửa vời thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả trước phương Bắc, cần phải luôn thể hiện thái độ, phản ứng kiên quyết và kiên trì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định. Bởi chúng ta có nhịn thì họ cũng không dừng lại, thậm chí còn hung hăng, cấp tập, toàn diện và khẩn trương hơn trước.
Thế Dũng
Sức mạnh của lẽ phải
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nhận định phản ứng kịp thời, mạnh mẽ, cương quyết của Việt Nam, tinh thần đoàn kết khu vực và cộng đồng quốc tế đã trở thành sức mạnh rất lớn. Trong đó, người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, một lòng trở thành sức mạnh của lẽ phải.
Đồng tình với TS Trần Công Trục, PGS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, bày tỏ sự không bất ngờ với việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981. Theo ông Diến, những ngày qua cho Trung Quốc thấy không được gì nếu cố tình níu kéo việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam do chúng ta không lùi bước, kể cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao, thậm chí cả phương án đấu tranh bằng pháp lý.
PGS Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông là không thay đổi. Từ lâu, họ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 phải chiếm xong biển Đông, mở con đường thông thương qua eo biển Malacca ra Thái Bình Dương. Nếu ngày nào đó, thấy sự đấu tranh của Việt Nam và các nước yếu đi, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động với cấp độ cao hơn.
Sức mạnh của lẽ phải
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nhận định phản ứng kịp thời, mạnh mẽ, cương quyết của Việt Nam, tinh thần đoàn kết khu vực và cộng đồng quốc tế đã trở thành sức mạnh rất lớn. Trong đó, người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, một lòng trở thành sức mạnh của lẽ phải.
Đồng tình với TS Trần Công Trục, PGS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, bày tỏ sự không bất ngờ với việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981. Theo ông Diến, những ngày qua cho Trung Quốc thấy không được gì nếu cố tình níu kéo việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam do chúng ta không lùi bước, kể cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao, thậm chí cả phương án đấu tranh bằng pháp lý.
PGS Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông là không thay đổi. Từ lâu, họ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 phải chiếm xong biển Đông, mở con đường thông thương qua eo biển Malacca ra Thái Bình Dương. Nếu ngày nào đó, thấy sự đấu tranh của Việt Nam và các nước yếu đi, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động với cấp độ cao hơn.
B.Trân
( Theo Người lao động )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét