Cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc được thể hiện trên mọi mặt trận. Lôi kéo đồng minh là một mặt trận như vậy. Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Đánh giá Seoul là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế.
Chưa bao giờ quan hệ kinh tếsong phương Trung-Hàn gắn bó bằng lúc này. Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (ISIS, Washington DC) tung ra giữa tháng 6-2014, nhóm tác giả cho biết, dù dư luận Hàn Quốc luôn xem Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh, Hàn Quốc đồng thời ngày càng gắn kết sâu với Trung Quốc qua con đường mậu dịch, kinh tế và thậm chí văn hóa.
Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoạigiao bình thường năm 1992, mậu dịch song phương đã tăng 35 lần. Năm 2004, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Mậu dịch với Trung Quốc năm 2013 chiếm 26% tổng xuất khẩu Hàn Quốc và chắc chắn tiếp tục tăng, khi mà hai nước hiện thảo luận Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với vòng đàm phán mới đây tổ chức vào tháng 3-2014; chưa kể các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP – một FTA mà Trung Quốc đóng vai trò “chủ xị” giữa ASEAN và các đối tác FTA khác gồm Úc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand…).
Kế hoạch lôi kéo Hàn Quốc bứt khỏi trục Mỹ của Trung Quốc có thuận lợi ở chỗ: sự bất thành trong dàn xếp quan hệ Tokyo-Seoul mà trọng tài Mỹ chưa thể giải quyết. Bất hòa Tokyo-Seoul lại có nguồn gốc từ lịch sử - một điểm chung mà Bắc Kinh có thể “chia sẻ” và “đồng cảm” với Seoul. Cho đến nay, sách giáo khoa Hàn Quốc vẫn còn kể lại chuyện nhà Minh từng giúp Triều Tiên chống quân xâm lược Nhật vào thập niên 1590. Hơn nữa, dư luận Hàn Quốc cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm với Mỹ. Năm 2002, biểu tình bạo động tại Seoul đã nổ ra khi hai nữ sinh Hàn Quốc bị xe quân đội Mỹ cán phải. Trong suốt một thập niên sau đó, loạt chiến dịch kêu gọi chấm dứt sự có mặt quân đội Mỹ liên tục bùng nổ ở Hàn Quốc.
Phần Hàn Quốc, Seoul sở dĩ “qua lại” với Bắc Kinh là vì hai lý do. Thứ nhất, họ muốn Bắc Kinh giúp kiềm chế sự hoang dã của Bình Nhưỡng; thứ hai, họ muốn… chọc tức Mỹ! Seoul hy vọngWashington sẽ chú ý hơn và phải “đối xử công bằng” với họ như đối với đồng minh Nhật. Washington cho phép Nhật sản xuất hạt nhân trong khi Hàn Quốc bị khước từ là một ví dụ của sự “bất công” như vậy. Washington chia sẻ thông tin tình báo với Úc về Trung Quốc nhưng thường không làm tương tự với Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên. Trong một số trường hợp, Washington đã không đếm xỉa Seoul khi muốn nói chuyện với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, những cứ liệu nói trên thật ra là chưa đủ để Bắc Kinh lôi kéo được Seoul, cho dù có thể tạo ra bao nhiêu ràng buộc kinh tế đi nữa. Vấn đề nằm ở chỗ yếu tố Bình Nhưỡng. Trung Quốc luôn muốn duy trì sự chia cắt Nam-Bắc Triều Tiên, để không chỉ sử dụng Bắc Triều Tiên làm vùng đệm chiến lược mà còn dung túng Bình Nhưỡng nhằm có thể giật dây con rối Bình Nhưỡng cho những mục đích cụ thể ở những thời điểm cụ thể. Bắc Triều Tiên và sự hoang dã đến mức sơ khai trong “văn minh chính trị” của họ đã trở thành công cụ đắc dụng trong các cuộc mặc cả “hòa bình khu vực” của Trung Quốc, dù trong thực tế, sự thể hiện đầy tính “ngẫu hứng” một cách quái đản có khi không thể lý giải của Bình Nhưỡng cũng khiến Bắc Kinh đau đầu.
Seoul thật ra không thể liều lĩnh bỏ Mỹ, trên mọi phương diện. Đó là điều chắc chắn. Mọi tương quan với Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn chỉ đặt trên cơ sở quan hệ kinh tế. Hàn Quốc vẫn cần sự hiện diện của 28.000 lính Mỹ để phòng vệ trước Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc vẫn sử dụng chủ yếu thiết bị quân sự Mỹ (gần đây họ dự tính chi khoảng 8 tỉ USD để mua ít nhất 40 chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin). Hàn Quốc tiếp tục tập trận thường xuyên với Mỹ...
Nói cách khác, muốn kéo Seoul về phía mình, Bắc Kinh phải chấp nhận phủi tay giũ bỏ Bình Nhưỡng, mà điều này là bất khả, dù trong thâm tâm, Trung Quốc chẳng coi Bắc Triều Tiên ra cái đinh gì và càng chẳng xem Kim Jong-un ra cái thứ gì. Chuyến công du của họ Tập (lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước, thay vì Bình Nhưỡng) hẳn là một thông điệp như vậy mà Bắc Kinh gửi đến Bình Nhưỡng, với một “phụ chú” đính kèm: coi chừng, liệu cái thần hồn, Trung Quốc cúp gạo là chết đói cả lũ! Dù vậy, Bình Nhưỡng hẳn đã biết tỏng, còn lâu Trung Quốc mới dám đẩy họ vào con đường cùng, và chắc chắn càng không thể, khi mà ngay thời điểm hiện tại, Tokyo đang nỗ lực làm một cú móc từ cự ly rất xa chuyền quả bóng giao hảo đi đường vòng bay vào sân Bình Nhưỡng!
Chưa bao giờ quan hệ kinh tế
Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại
Kế hoạch lôi kéo Hàn Quốc bứt khỏi trục Mỹ của Trung Quốc có thuận lợi ở chỗ: sự bất thành trong dàn xếp quan hệ Tokyo-Seoul mà trọng tài Mỹ chưa thể giải quyết. Bất hòa Tokyo-Seoul lại có nguồn gốc từ lịch sử - một điểm chung mà Bắc Kinh có thể “chia sẻ” và “đồng cảm” với Seoul. Cho đến nay, sách giáo khoa Hàn Quốc vẫn còn kể lại chuyện nhà Minh từng giúp Triều Tiên chống quân xâm lược Nhật vào thập niên 1590. Hơn nữa, dư luận Hàn Quốc cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm với Mỹ. Năm 2002, biểu tình bạo động tại Seoul đã nổ ra khi hai nữ sinh Hàn Quốc bị xe quân đội Mỹ cán phải. Trong suốt một thập niên sau đó, loạt chiến dịch kêu gọi chấm dứt sự có mặt quân đội Mỹ liên tục bùng nổ ở Hàn Quốc.
Phần Hàn Quốc, Seoul sở dĩ “qua lại” với Bắc Kinh là vì hai lý do. Thứ nhất, họ muốn Bắc Kinh giúp kiềm chế sự hoang dã của Bình Nhưỡng; thứ hai, họ muốn… chọc tức Mỹ! Seoul hy vọng
Tuy nhiên, những cứ liệu nói trên thật ra là chưa đủ để Bắc Kinh lôi kéo được Seoul, cho dù có thể tạo ra bao nhiêu ràng buộc kinh tế đi nữa. Vấn đề nằm ở chỗ yếu tố Bình Nhưỡng. Trung Quốc luôn muốn duy trì sự chia cắt Nam-Bắc Triều Tiên, để không chỉ sử dụng Bắc Triều Tiên làm vùng đệm chiến lược mà còn dung túng Bình Nhưỡng nhằm có thể giật dây con rối Bình Nhưỡng cho những mục đích cụ thể ở những thời điểm cụ thể. Bắc Triều Tiên và sự hoang dã đến mức sơ khai trong “văn minh chính trị” của họ đã trở thành công cụ đắc dụng trong các cuộc mặc cả “hòa bình khu vực” của Trung Quốc, dù trong thực tế, sự thể hiện đầy tính “ngẫu hứng” một cách quái đản có khi không thể lý giải của Bình Nhưỡng cũng khiến Bắc Kinh đau đầu.
Seoul thật ra không thể liều lĩnh bỏ Mỹ, trên mọi phương diện. Đó là điều chắc chắn. Mọi tương quan với Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn chỉ đặt trên cơ sở quan hệ kinh tế. Hàn Quốc vẫn cần sự hiện diện của 28.000 lính Mỹ để phòng vệ trước Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc vẫn sử dụng chủ yếu thiết bị quân sự Mỹ (gần đây họ dự tính chi khoảng 8 tỉ USD để mua ít nhất 40 chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin). Hàn Quốc tiếp tục tập trận thường xuyên với Mỹ...
Nói cách khác, muốn kéo Seoul về phía mình, Bắc Kinh phải chấp nhận phủi tay giũ bỏ Bình Nhưỡng, mà điều này là bất khả, dù trong thâm tâm, Trung Quốc chẳng coi Bắc Triều Tiên ra cái đinh gì và càng chẳng xem Kim Jong-un ra cái thứ gì. Chuyến công du của họ Tập (lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước, thay vì Bình Nhưỡng) hẳn là một thông điệp như vậy mà Bắc Kinh gửi đến Bình Nhưỡng, với một “phụ chú” đính kèm: coi chừng, liệu cái thần hồn, Trung Quốc cúp gạo là chết đói cả lũ! Dù vậy, Bình Nhưỡng hẳn đã biết tỏng, còn lâu Trung Quốc mới dám đẩy họ vào con đường cùng, và chắc chắn càng không thể, khi mà ngay thời điểm hiện tại, Tokyo đang nỗ lực làm một cú móc từ cự ly rất xa chuyền quả bóng giao hảo đi đường vòng bay vào sân Bình Nhưỡng!
Mạnh Kim
(FB Mạnh Kim)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét