∇ Việt Nam vẫn 'thiếu sẵn sàng'
Theo ông Khương, Việt Nam cần chú trọng vào việc "vượt trên đầu" những người muốn ngăn trở mình, thay vì chỉ "đối đầu".
"Đây là một nguyên lý rất quan trọng để Việt Nam trỗi dậy trong những thập kỷ tới", ông nói.
"3 chữ C: Con người, cơ chế, chiến lược sẽ cho Việt Nam khả năng vượt lên đầu và tránh đối đầu."
"Cần tìm những người có lòng với đất nước, cần có hệ thống chính trị sẵn sàng đổi mới cơ chế để cho phép người tài được cống hiến hết khả năng của mình và từ nhiệm khi đã hoàn thành nhiệm vụ."
Ông cho rằng căng thẳng hiện nay là động lực để Việt Nam tái cân bằng điều mà ông gọi là sự 'rối loạn về cơ cấu thương mại'.
"Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ hơn 15 tỷ đôla, hầu hết là hàng nông sản, nguyên liệu, trong khi nhập hơn 35 tỷ đôla. Đó là mức thâm hụt rất lớn", ông nói.
"Việt Nam nhập siêu rất nhiều hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, nhưng không có tính chất gì về công nghệ hay giá trị cao cả, chỉ tham giá rẻ, chấp nhận chất lượng thấp."
"Trong ngắn hạn mà nói thì mọi rối loạn về thương mại đều gây sốc cho nền kinh tế, nhưng đó là cú sốc buộc Việt Nam phải chấn chỉnh cơ cấu thương mại mất hợp lý quá lâu dài".
"Thế hệ ngày này phải chấp nhận những hy sinh gian khổ rất lớn để thế hệ sau có thể thừa hưởng những thành quả mà thế hệ này đã tạo ra."
|
Ông Khương cho rằng Việt Nam không thiếu nguồn lực mà thiếu 'tâm thế' để vượt lên.
"Đài Loan và Hàn Quốc gặp rất nhiều thách thức trong thời Chiến Tranh Lạnh và tài trợ của thế giới vào họ rất hạn chế, chủ yếu là từ Mỹ," ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 2/7.
"Nhưng tôi quan sát kinh nghiệm của họ thì thấy các nhà đầu tư giúp đỡ họ đều cảm thấy kinh ngạc vì nỗ lực của những nước này vượt xa kỳ vọng của nhà viện trợ."
"Trong khi đó, nếu nhìn lại các dự án của Việt Nam thì phần lớn đều bị đánh giá thấp hơn kỳ vọng hoặc trung bình thấp."
"Như vậy vấn đề ở đây là sử dụng nguồn lực thế nào để vượt lên chứ không phải là thiếu nguồn lực."
"Ba chữ C mà tôi nói: con người, cơ chế, chiến lược, mới là cái Việt Nam đang thiếu."
"Cần phải có quyết tâm lớn từ Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Rất nhiều bạn bè quốc tế cũng rất sẵn sàng tư vấn để giúp Việt Nam phát triển."
"Có điều họ có coi trọng sứ mệnh đưa đất nước trở nên phồn vinh hay không, hay vẫn bám lấy thứ ý thức hệ giáo điều, lợi ích cá nhân và những thứ mơ hồ khác?"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét