Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Thủ tướng chỉ đạo nóng: Giảm giá điện, ổn định giá dầu

Đó là nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phối hợp quản lý về giá điện và giá dầu.

Tính toán hạ giá điện

Tại văn bản thông báo Kết luận của Thủ tướng tại phiên họp của các Bộ, cơ quan thực hiện Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô về vấn đề giá điện, giá dầu.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình giá cả thị trường để hoàn thiện các phương án điều chỉnh giá điện trong năm 2015 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2015.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng điều hành phiên họp


Thủ tướng cũng yêu cầu chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, có các biện pháp cụ thể, quyết liệt để giảm mạnh chi phí sản xuất, kinh doanh điện, nhất là phải giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất lao động và tạo thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian trong tiếp cận điện năng của doanh nghiệp, người dân; bảo đảm đạt kết quả cụ thể và được công khai rộng rãi ngay trong năm 2015.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình kinh tế trong nước và thế giới, tính toán kỹ các tình huống tác động của giá dầu và giá điện đến tăng trưởng kinh tế, kịp thời có các giải pháp điều hành phù hợp nhằm bảo đảm điều hành vĩ mô theo đúng những mục tiêu đã đề ra.

Xăng dầu giảm, lợi nhiều hơn hại

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2015 sáng 30/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 1/2015, hầu hết các lĩnh vực đều đạt được những kết quả tích cực… Tuy nhiên, có vấn đề mới nổi lên trong đầu năm nay là giá dầu thế giới giảm mạnh.

Về xây dựng nông thôn mới, để mục tiêu có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015 và 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 là khả thi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, cân đối, đề xuất thêm nguồn lực đầu tư cho chương trình mục này nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của khoảng 70% người dân nông thôn.

Theo dự báo, báo cáo Quốc hội và trong cân đối ngân sách, giá dầu thô được tính với giá bán 100 USD/thùng nhưng tới ngày 29/1, giá dầu thô chỉ còn có 44,41 USD/thùng.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã nhận định, giá dầu giảm có thể ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; tác động tới nguồn thu ngân sách.

Theo tính toán, nếu giảm 1,2 triệu tấn dầu khai thác, GDP có thể giảm là 0,2%, đồng thời tác động tới thu ngân sách.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, dầu thô giảm nhưng các lĩnh vực khác tăng nên tăng trưởng GDP không giảm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định theo tính toán tổng hợp, giá dầu giảm có lợi nhiều hơn có hại, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,2% vẫn được, ngân sách vẫn cân đối được, vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức 5%.

Thủ tướng chỉ đạo EVN giảm mạnh giá điện 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, cân nhắc thận trọng trong điều hành giá bảo đảm giá xăng dầu trong nước ở mức phù hợp trong tương quan với giá xăng dầu ở các nước trong khu vực để ngăn ngừa, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ chống buôn lậu xăng dầu. Trong điều hành cần có phương án chủ động ứng phó với các tình huống tăng, giảm bất thường của giá xăng dầu thế giới.

Trên diễn biến thực tế, dù giá xăng dầu thế giới đã giảm rất sâu tuy nhiên cước vận tải trong nước thì đang nhích từng bước, thậm chí nhiều doanh nghiệp chây ì, không chịu giảm cước.

Theo công bố của Bộ Tài chính ngày 16/1, về kết quả tổng hợp giảm giá cước vận tải của 38 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cơ sở biến động giảm giá xăng dầu, tính đến tháng 12/2014. 

Theo đó, đối với vận tải đường bộ, giá cước vận tải taxi giảm trung bình từ 0,92% - 26,32%, mức giảm phổ biến là 3-10%. Giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm trung bình từ 3 - 21,7%, mức giảm phổ biến cước taxi từ 5-10%. 

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, với mứcgiảm giá xăng dầu thời điểm hiện tại khoảng 27% so với mức giá tại ngày 1/1/2014 thì giá cước vận tải giảm trung bình từ 3-10% là tương đối phù hợp. 

Đối với vận tải hàng không nội địa, tỉ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 39,5%, đường sắt là 30% giá thành nên các mức giảm cước tương ứng của hai ngành này là 15% và 10% cũng được Bộ Tài chính đánh giá là phù hợp. 

Tuy nhiên, mức giảm giá này chưa làm hài lòng giới phân tích chuyên môn. 

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, giá nhiên liệu xăng dầu chiếm từ 40-50% chi phí vận tải. Như vậy, khi xăng dầu giảm khoảng 1/3, cước vận tải cũng phải giảm từ 12 -15% mới hợp lý. Lý giải sự bất hợp lý này, các chuyên gia kinh tế cho rằng có sự thỏa thuận ngầm giữa các DN vận tải.

(Theo Lam Lam - Đất Việt)

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nếu theo đúng nghĩa nền Kinh tế thị trường kg có cái đuôi qủy XHCN thì phải định nghĩa đính chính làm gì , thật xấu hổ.

Nặc danh nói...

Chắc chắn thằg 3 ếch đầu năm nó lại quăng mìn nữa rồi ( tôi vẫn thấy lời ô. Thiệu là đúng tuyệt đối ) hay nó chỉ chơi chiêu được 2/3 tháng là cùng thôi.