Ban đầu, bài phân tích tin tức này đã được gửi qua bản tin email vì nó là một phần của các bản tin viết về Trung Quốc của thời báo Đại Kỷ Nguyên. Quý vị có thể theo dõi các bản tin trên bằng cách điền email của bạn trong hộp đăng ký nhận email nằm dưới bài viết này.
Chính quyền Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm 300.000 binh lính từ lực lượng quân đội của quốc gia này, và lý do tại sao thì vẫn là một câu hỏi hơi hóc búa. Trong khi chúng ta không thể đưa ra bất kỳ kết luận rõ ràng về những gì [đã khiến cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình] đưa ra quyết định này, thì có nhiều bằng chứng gợi ý rằng có những lý do đằng sau vẻ ôn hòa mà mọi người đang thấy.
Tuyên bố này được thực hiện bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh long trọng tại trung tâm của Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 phát xít Nhật đầu hàng vào cuối Thế chiến II.
Ông Tập phát biểu: “Tại đây, tôi tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cắt giảm 300.000 binh sĩ”, cơ quan ngôn luận Tân Hoa Xã của ĐCSTQ cho biết.
Việc này chắc chắn không liên quan đến chuyện tiết kiệm tiền – vì ngân sách quân đội đã tăng rất nhiều trong vài thập kỷ vừa qua, và ít có dấu hiệu chậm lại.
Lời tuyên bố này được phát biểu nhằm tập trung vào nhiều lĩnh vực khác, chứ không đơn thuần là cắt giảm lực lượng quân đội – tờ South China Morning Post đưa tin rằng việc này được tiến hành theo đề xuất cắt giảm và cải tổ lại lực lượng quân đội, cùng với một đề xuất khác là sẽ giảm số lượng binh sĩ trong lực lượng quân đội, hải quân và không quân từ 1.483.000 xuống còn khoảng 1.000.000. Đề xuất này cũng sẽ cắt giảm số lượng cảnh sát vũ trang (một tổ chức bán quân sự) và các lực lượng an ninh nội địa từ 1.460.000 xuống còn khoảng 1.000.000. Những thay đổi này sẽ cắt giảm 1 triệu nhân viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và khoảng năm 2017 thì nó sẽ được hoàn tất.
Người ta liên tưởng rằng đợt cắt giảm này sẽ có quy mô rất lớn, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì được số lượng quân đội rất hùng hậu, đặc biệt là khi so sánh với con số 1 triệu 300 ngàn của quân đội Mỹ.
Lực lượng trong lục quân sẽ là mục tiêu bị cắt giảm nhiều nhất, có thể sẽ bị giảm đến ½ quân số. Riêng lực lượng hải quân và không quân sẽ bị cắt giảm với số lượng vừa phải hơn, và một “Lực lượng Không gian” mới sẽ được hình thành dưới sự chỉ huy của Không quân thuộc PLA (tập trung vào việc “xây căn cứ quân sự trong vũ trụ” và chiến tranh “chống vệ tinh”).
Một kết luận đơn giản nhất có thể được rút ra từ những thay đổi này, chính là, ĐCSTQ không lường trước được về một cuộc xâm lược trên bộ có thể xảy đến cho Trung Quốc, vì đó có vẻ như là lý do duy nhất để còn giữ lại một lượng lớn binh lính trên bộ như vậy. Và bởi vì lực lượng không quân và hải quân không bị ảnh hưởng quá nhiều, những thay đổi này sẽ không có tác động gì nhiều đến việc gia tăng lực lượng quân sự của Trung Quốc tại hải ngoại.
Xu hướng cắt giảm này nghe có vẻ rất quen thuộc. Vào năm 2009, khi Mỹ bắt đầu chiến lược Asia Pivot xoay trục hướng về Châu Á, quốc gia này đã vạch ra một khái niệm có tên gọi “Tác chiến Không – Biển” dựa vào một quá trình đánh giá khi họ cho rằng việc di chuyển cơ số quân với quy mô lớn luôn là những mục tiêu dễ dàng [của kẻ thù] trong các cuộc chiến tranh thời nay, và rằng trong chiến tranh hiện đại thì hoàn toàn không cân xứng. Quân đội tinh nhuệ có thể chiến đấu hiệu quả hơn mà không bị tổn thất gì nhiều – bằng cách tập trung [triển khai các cuộc tấn công] với nhiều phi đội gồm tàu chiến, máy bay và các lực lượng đặc nhiệm.
Cũng giống như các lực lượng trên bộ của PLA, vì nằm trong một phần của chiến lược Asia Pivot, nên cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đề xuất giảm quân số xuống mức thấp nhất kể từ trước Thế Chiến Thứ II, là cắt giảm khoảng 70.000 binh sĩ.
“Một đội quân với kích cỡ hiện nay thì dư thừa so với nhu cầu quốc phòng, vì chúng ta không còn cần phải duy trì một lực lượng đủ lớn để thực hiện những nhiệm vụ kéo dài với mục tiêu bảo đảm ổn định nữa”, ông Hagel nói.
Khía cạnh quan trọng nhất của việc đề xuất cắt giảm của Trung Quốc chính là những gì mà họ có thể làm đối với lực lượng cảnh sát vũ trang. Theo đề nghị được trích dẫn bởi tờ South China Morning Post, các tổ chức bán quân sự sẽ hoàn toàn sáp nhập vào [lực lượng cảnh sát vũ trang] và đươc thay thế bằng một nhóm “về binh quốc gia” vừa mới được xúc tiến.
Đây là nơi mà thể chế chính trị đang dần bước đi vào một cuộc chơi.
Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân được điều khiển bởi Chu Vĩnh Khang – cự̣u chiến lược gia an ninh của ĐCSTQ đã bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng vào ngày 11 tháng 6 năm 2015. Từ năm 2007 đến năm 2012, Chu Vĩnh Khang giữ vị trí Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật, kiểm soát gần như tất cả các tổ chức thực thi pháp luật tại Trung Quốc, trong đó có lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân, các tòa án, viện kiểm sát, trại lao động và nhiều nhà tù.
Trong cuộc xung đột chính trị đang diễn ra đằng sau hậu trường, nơi mà trong nhiều năm, có một nhóm được dẫn đầu bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã và đang tìm cách để nhúng bàn tay của mình vào các cơ quan quyền lực, lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân, và những người nắm giữ những vị trí chủ chốt trong Ủy ban Chính trị – Pháp luật, nằm trong số các công cụ chính được sử dụng bởi Chu Vĩnh Khang nhằm mục đích hậu thuẫn nhóm của Giang Trạch Dân.
Bằng cách loại bỏ lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân và tạo ra một lực lượng “vệ binh quốc gia”, ông Tập có thể đang sao chép một chiến thuật từ một số nhà lãnh đạo cũ của ĐCSTQ để bảo đảm việc kiểm soát chính trị của mình.
Trước đây cũng đã từng xảy ra những động thái giống như vậy. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã cắt giảm gần 1 triệu binh sĩ, nhưng ông đã tạo ra lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân khoảng 1 triệu 100 ngàn người. Riêng Giang Trạch Dân đã cắt giảm 200.000 binh sĩ của PLA, và cũng tạo ra phòng 610 – một lực lượng cảnh sát [vốn tồn tại] ngoài vòng pháp luật của tổ chức theo dạng Gestapo [của Đức Quốc xã]. Nó được trao quyền vượt trên hết thảy các hệ thống tư pháp của ĐCSTQ. Phòng 610 được tạo ra để thực hiện chính sách đàn áp Pháp Luân Công, và phản hồi những thông tin trực tiếp đến Giang Trạch Dân.
Những thay đổi của PLA sẽ tạo ra khả năng làm việc hiệu quả hơn theo hướng có lợi cho Tập Cận Bình. Việc cắt giảm quân sự và cải tổ lại PLA có thể sẽ giúp ông Tập kiềm chế hiệu quả hơn các quan chức quân đội tham nhũng, và khi sát nhập vào lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân có nghĩa là ông đã đặt quyền lực của riêng bản thân mình vào việc cải tổ lại tất cả các bộ máy an ninh quan trọng nhằm đảm bảo quyền lực của ĐCSTQ. Toàn bộ việc cải tổ này cũng sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn nữa để đảm bảo rằng những người trung thành với triều đại cũ sẽ dần dần bị thanh trừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét