Ba tàu hải giám của Trungcộng sáng ngày 26/05/2011 đã quấy nhiễu và phá hoại thiết bị của tàu khảo sát Bình Minh 02, thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia PetroVietnam, đang thăm dò dầu khí, nằm sâu trên vùng biển thuộc chủ quyền Việtnam chỉ cách mũi ĐạiLãnh tỉnh PhúYên chưa đầy 120 hải lý. Nghĩa là vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việtnam, mà Điều 76 của Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 quy định. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, và chứng tỏ Trungcộng xem thường công luận thế giới. Nếu nhà cầm quyền Việtcộng dám truy tố Trungcộng ra tòa án quốc tế, nhằm chấm dứt những hành động tương tự xẩy ra thì chắc phải thắng.
Tại cuộc họp báo ở Hànội, 27/05/11, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việtcộng đã lớn tiếng tuyên bố: “Việtnam kiên quyết phản đối hành động của Trungquốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò của Việtnnam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việtnam gây thiệt hại cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việtnam”. “Việtnam yêu cầu Trungquốc chấm dứt ngay, không tái diễn những hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việtnam đối với thềm lục điạ và vùng đặc quyền kinh tế của Việtnam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phiá Việtnam”. Đặc biệt bộ ngoại giao Việtcộng cũng dám gửi công hàm phản đối Trungcộng. Báo chí ‘lề phải’ của nhà nước Việtcộng đột nhiên rộ lên phong trào kết án Trungcộng. Đương nhiên phong trào chống Tầu xâm lược ở trên mạng tự do Việtnam được dịp phát động cuộc xuống đường ‘bất bạo động’ vào Chủ Nhật 05/06 này. Đây chứng tỏ tình đồng chí giữa 2 đảng cộngsản đã không còn tốt, nghĩa anh em giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa đã không còn lành. Cơ hội bằng vàng cho tinh thần tự chủ của toàn dân bùng lên.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trungcộng lại đổ lỗi cho phía Việtnam rằng: “Tàu hải giám Trungquốc chỉ thực thi luật pháp trước các hành động trái phép của tàu Việtnam. Đó là hoàn toàn chính đáng”. “Chúng tôi yêu cầu phiá Việtnam đình chỉ mọi hoạt động của họ và tự kềm chế không gây xáo trộn”. Đây là đợt căng thẳng hiếm có giữa 2 nước cộng sản Áchâu. Trên mạng Hoàn Cầu của Trungcộng có bài báo cảnh cáo Việtnam rằng: “Trungquốc không còn kiên nhẫn trong vấn đề biển Namhải”. Nhân đây, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có dịch một bài viết trên mạng của Trungcộng tiêu đề: “Liệu khi Trần tổng tham mưu trưởng trở về, có là lúc dậy cho An Nam bài học? Trong đó có đoạn viết nguyên văn như sau: “Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức lần này thăm Mỹ, liệu có giao dịch riêng tư gì đó với Mỹ không? Có chỗ dựa sau lưng cho những giao dịch đó không? Thái độ của Mỹ đối với con khỉ Việtnam như thế nào? Tất cả những thứ đó đều khó nói. Duy chỉ có một điểm, khi thượng tướng tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức trở về, quân đội Trungquốc sẽ bước vào thời kỳ phát triển tốc độ nhanh, có thể trước khi ông nghỉ hưu, vấn đề Đàiloan, vấn đề Biển Đông đều được giải quyết. Thế nhưng xem xét tình hình hiện nay, thấy vấn đề Biển Đông đã tới lúc giải quyết. Nếu không chuyến đi Mỹ này của thượng tướng Tổng Tham Mưu trưởng Trần Bỉnh Đức sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Với điểm then chốt này, chuyến thăm Mỹ nói chung cũng có chút thu hoạch vậy”.
Bài báo trên đây cố ý lập lại sự kiện sau khi Đặng Tiểu Bình gặp tổng thống James Carter ở Mỹ về, đã xuống tay “Dậy cho Việtnam một bài học” vào tháng giêng 1979. Và cố ý lập lờ về sự ‘giao dịch riêng tư’ gì đó giữa tướng Trần đối với Mỹ về số phận Việtnam. Nhưng điều đáng buồn là tướng Trần Bỉnh Đức lại không ở vị thế tối cao như ông Đặng Tìểu Bình, để được Mỹ bàn thảo về những sách lược của 2 nước, mà chỉ là một viên tướng Tầu bị choáng ngợp bởi những tiến bộ vượt bậc của quân đội Mỹ để rồi bật ra lời tuyên bố: “Một khoảng cách 20 năm đang hiện hữu giữa quân đội Hoakỳ và quân đội Trungquốc”. Có lẽ vừa để gỡ lại mặt mũi cho quân đội Trungcộng, vừa để lên tinh thần cho quân đội Trungcộng trong việc khống chế sự chỗi dậy của dân chúng Nội Mông và phong trào Cách Mạng Hoa Lài của toàn dân Trunghoa, nên Trungcộng mới khuấy động dư luận, dỡ mưu lược thăm dò phản ứng của Việtnam, của Asean và nhất là của Mỹ. Có lẽ chính vì lời thừa nhận về quân đội Tầu thua kém quá xa quân đội Mỹ của viên tướng Tổng Tham Mưu Trưởng của Tầucộng, nên Việtcộng mới có can đảm quyết liệt phản đối Trungcộng chăng?
Còn nếu cho rằng, đây là một độc chiêu của Mỹ nhằm phá thế ‘đồng chí thắm thiết giữa Việt và Tầu’ thì cũng chẳng ngoa. Vì Mỹ đã chẳng dùng miếng mồi ‘Việtnam thống nhất’, là trao Miền Nam cho Miền Bắc cộng sản để cho Liênxô và Trungcộng tranh cướp với nhau, tạo ra cảnh ‘huynh đệ tương tàn’ trong thế giới cộng sản đó là gì? Nhưng lần này không phải là các chính trị gia Mỹ ra độc chiêu đó, mà lại do các nhà tài phiệt, các nhà đầu tư, tập đoàn dầu khí ConocoPhillips lớn thứ 3 tại Mỹ, trụ sở tại Houston – Texas, hiện nắm giữ 23.3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1 và 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực biển Cửulong, và nhiều công trình dầu khí khác tại Việtnam, bỗng nhiên lên kế hoạch rút khỏi các công trình khai thác dầu khí ở đây. Việc này cho Trungcộng hiểu rằng: “Họ có cơ hội thế chân các công ty Mỹ tại Biểnđông”. Miễn là Trungcộng vẫn tôn trọng sự giao thương tự do theo đúng luật quốc tế. Nên Trungcộng đã nóng vội định xí phần trước, trong khi bang giao Mỹ, Tầu vừa nối lại nồng ấm. Nhưng Tầucộng đã phạm vào lỗi lầm là ‘đánh lại đồng chí mình’. ‘đe dọa láng giềng mình’, đẩy họ vào sự che chở của Mỹ. Ở đây không những Mỹ phá được thế Liên Minh Việt Tầu, mà còn chặn đứng được chủ trương nguy hiểm của Tầu là ‘tàm thực’ Việtnam và Đông Nam Á nữa.
Trợ lý ngoại trưởng Hoakỳ đặc trách Châu Á –Thái Bình Dương, Kurt Campbell hôm 31/03/2011 nhân buổi điều trần trước Quốchội Mỹ đã khẳng định: “Vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương là thiết yếu cho lợi ích quốc gia lâu dài của chúng ta”. “Điều đầu tiên là, tăng cường và hiện đại hóa các liên minh với Nhậtbản, Hànquốc, Úc, Tháilan, Philippines”. “Thứ 2, mở rộng quan hệ với các đối tác ngày càng quan trọng hơn như Indonesia, Việtnam, Môngcổ, New Zealand, Singapore. Malaysia, và đặc biệt là Ấnđộ”. “Thứ 3, phát triển một quan hệ rõ ràng, ổn định và toàn diện với Trungquốc”. “Thứ 4, tham gia đầu tư vào kiến trúc đa phương của khu vực đang trên đà phát triển”. “Thứ 5, phát huy một chiến lược thương mại và kinh tế tự tin và năng nổ”. Riêng quan hệ với Việtnam, ông Campbell xác định: “Trong nhiều năm qua, chúng ta đã mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với Việtnam trên một loạt vấn đề, như thương mại, an ninh, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, y tế, giáo dục và môi trường. Việtnam nằm trong 8 đối tác đang cùng với Mỹ đàm phán về hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương”. Có nghĩa là Mỹ vẫn thiết lập quan hệ rõ ràng, ổn định, toàn diện với Tầu, nhưng đòi hỏi Tầu phải tỏ ra có trách nhiệm của một cuờng quốc. Chính vì tham vọng quá đáng của Tầu, nên Mỹ vẫn phải cần đến việc Dân Chủ Hoá Việtnam và Áchâu, tăng cường sự tự phòng thủ ở khắp các quốc gia, lập thế Liên Minh Quân Sự Mỹ với toàn vùng để ngăn sức bành trướng của Trungcộng.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét