Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

MỘT CÂU HỎI CHO TẬP CẬN BÌNH: “GÂY HẤN” HAY “GÂY CHIẾN” VỚI NHẬT BẢN?


Dựa vào tình hình thực tiễn đang diễn tiến phức tạp tại Biển Đông & Hoa Đông sau khi Tập Cận Bình, một tên Thái Tử Đỏ, thay thế Hồ Cẩm Đào làm TBT Đảng CSTQ kiêm Chủ tịch nước, gặm phải miếng gân gà “Senkaku” bị nghẹn họng vì Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố thẳng thừng: “Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật”.

Trong “tam thập lục kế” có chiêu “CHỈ TANG MẠ HÒE”, nghĩa của nó là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe để rung cây nhát khỉ, cổ nhân đặt ra chiêu nầy dùng vào tâm lý chiến: động khẩu, bất động thủ. Sở dĩ, Trung Cộng luôn đe dọa dạy Việt Nam một bài học nữa, không ngoài lý do để dằn mặt Thủ tướng diều hâu Shinzo Abe của Nhật Bản chăng?” Chúng ta chắc chưa quên “sự cố” hồi tháng 7 năm 2008, một tờ báo Hoa ngữ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã viết về “Kế hoạch đánh chiếm Việt Nam”: “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận thiên hạ ổn định”.
Theo Tôn Tử Binh Pháp nói: “Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kém”. Nói cho rõ hơn là làm cho nước địch phải đến đầu hàng, cắt đất, dâng biển cầu hòa là hạng trên, lấy binh đánh phá là hạng kém. Lúc Hàn Tín điều động binh mã bắt Ngụy Vương Báo, bắt Hạ Duyệt, chém Thành An Quân đó là để vỡ nước. Đến khi Hàn Tín dùng mưu kế của Quãng Võ Quân thì phía Bắc lấy được nước Yên. Yên Vương sai sứ giả dâng một bức thư, khiến nước Yên trở thành chư hầu theo phò giá, đó là giữ lành nước. Vì vậy, giữ lành nước địch mà nước mình cũng lành, đó mới là thượng sách. Không đánh mà khuất phục được nước địch. Ấy mới là người giỏi trong những người tài giỏi nhất thiên hạ. Dùng binh thượng sách thì đánh bằng mưu kế. Điều động binh mã giao chiến là trung sách. Còn như đánh thành phá ấp là hạ sách, chỉ dùng khi vạn bất đắc dĩ mà thôi.
Nhìn lại tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn trở xuống đến Đỗ Mười, Lê đức Anh, Lê Khả Phiêu… rồi đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, đều là những đỉnh cao trí tuệ của “con giáp thứ 12”. Họ cai trị đất nước bằng luật lệ rừng rú, tham nhũng, thối nát, buôn dân, bán nước…14 con heo tai xanh trong Bắc Bộ Phủ tiếp tục tàn phá đất nước còn ghê ghớm và khủng khiếp hơn sức mạnh của mấy quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống HIROSHIMA và NAGASAKI năm 1945. Việt Nam bây giờ ví như căn nhà xây bằng “BÊ TÔNG CỐT TRE”  bị lũ sâu dân, mọt nước nầy đục khoét sắp sập đến nơi.
Bọn Bắc Kinh quỷ quyệt tiên đoán, chờ đến khi NHÂN DÂN và QĐNDVN thức tỉnh, đồng loạt nổi dậy, thế nào bọn lãnh đạo Đảng CSVN cũng bò bằng đầu gối, thỉnh cầu chúng mang quân sang giúp, đàn áp dân Việt Nam giống như tổ tiên của họ là Trần Ích Tắt cầu viện vua nhà Nguyên và Lê Chiêu Thống xin vua Càn Long triều Mãn Thanh, đem quân sang Việt Nam giúp  chiếm lại ngai vàng. Chúng sẽ nhân cơ hội nầy, đánh chiếm Việt Nam một cách “danh chánh ngôn thuận”, biến Việt Nam thành một tỉnh, huyện của Trung Quốc như Mãn, Mông, Hồi, Tạng… đâu cần xài đến vũ lực làm gì, vừa lãng phí mà còn bị thế giới lên án là Trung Quốc hiếu chiến.”
Hiện nay, sách lược của Trung Cộng là tuôn “hàng độc” như thực phẩm, men rượu độc, trái cây, vịt, gà, heo… có tẩm hóa chất, sửa độc, thuốc giả, ma túy tổng hợp…đã bị thế giới tẩy chay rồi tuồn qua biên giới để diệt chủng dân Việt, tuy chậm mà chắc ăn. Đấy mới là sách lược dùng người Việt giết người Việt. Cũng như trước đây, Trung Cộng dùng người Việt đánh đế quốc Mỹ đến… người Việt cuối cùng. Bom đạn của đế quốc Mỹ và bom đạn của Trung Cộng làm cho đất nước Việt Nam tan hoang. Nhờ vậy mà Đại Háng (chớ không phải Hán) mới có cơ hội, đè đầu cỡi cổ chúng ta dễ dàng như ngày hôm nay.”
Bọn Bắc Kinh chỉ bỏ vài trăm triệu Mỹ kim mua đứt tên Thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng đã rước giặc Tàu vào Tây Nguyên “giầy xéo mả tổ” để khai thác bauxite ở Tây Nguyên và hiện nay có khoảng vài vạn quân Trung Cộng đội lốt công nhân có mặt ở Tây Nguyên. Việt Nam là “LÃNH THỔ DA BEO”, dân quân Hoa Lục khoanh vùng có mặt khắp nơi từ biên giới Hoa – Việt đến tận cùng mũi Cà Mau, những Phố Tàu được xây dựng khắp nước. Biên giới Trung – Việt đã bỏ ngỏ từ lâu, Việt Nam bây giờ đã trở thành một huyện của Trung Quốc. Chúng có thể dùng VN làm bàn đạp để bành trướng xuống vùng Đông Nam Á Châu.”
Lợi dụng sự khiếp nhược của các đồng chí lãnh đạo ĐCSVN, tiếp tục chánh sách ngoại giao từ thời Hồ Chí Minh truyền lại là bò bằng đầu gối trước mặt lãnh tụ Mao Trạch Đông và hiện nay, bọn CS Hà Nội tiếp tục đi theo con đường mòn HCM để duy trì quyền lực thống trị của ĐCSVN. Sau khi bọn Tàu Cộng nuốt chửng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Hồ Chí Minh cống dâng để trả món nợ 20 tỷ Mỹ kim để mua vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng…để gây nên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, giết hại đồng bào ruột thịt vì quyền lợi của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và Tàu Cộng.”
Từ đó tới nay, bọn Bắc Kinh đã không ngừng gây áp lực bọn lãnh đạo Đảng CSVN khiếp nhược và QĐNDVN đớn hèn mà bản chất lũ nầy – theo ngôn từ của Dương Tử -  dê mà đội lốt cọp, thấy cỏ thì thích, thấy chó sói thì run, quên mất cả bộ da đang khoát là lốt cọp. Bọn Bắc Bộ Phủ đã nhượng cho Đại Hán một dãy đất từ 2 đến 12 km dọc theo đường biên giới dài khoảng 1400 cây số. Như vậy, diện tích bị Trung Cộng lấn chiếm từ 2.600 đến 15.600 cây số vuông lãnh thổ. Ngoài ra, Đảng CSVN còn nhượng cho Trung Cộng thêm 8% diện tích thềm lục địa vịnh Bắc Việt, tương đương khoảng 11.000 km vuông lãnh hải. Chánh sách lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Trung Cộng không dừng lại ở đây.”
Những hành động lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Trung Cộng đã không ngừng gây phẫn nộ cho người Việt Nam trong và ngoài nước. Từ việc thành lập thành phố Tam Sa, cho đến việc liên tục đâm nhiều tàu đánh cá của ngư phủ Việt, trấn lột hải sản, bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc, in hộ chiếu hình lưỡi bò và tàu hải giám của Trung Cộng cắt cáp của tàu Bình Minh ngay trong thềm lục địa của Việt Nam gần sát bãi biển Thuận An của thành phố Huế. Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC) đã công khai mời thầu 9 lô dầu khí trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp. Chính những điều nầy đã làm cho nhiều nhân sĩ, trí thức, sinh viên học sinh và toàn dân Việt Nam phẫn nộ xuống đường biểu tình chống lại hành động xâm lược của Trung Cộng.
Tập Cận Bình đã chỉ thị cho bọn Thái thú Hà Nội, phải triệt để áp chế “ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN”, đặt ra mục đích buộc Đảng CSVN phải cấm người dân trong nước biểu tình chống đối hành động tăng tốc lấn chiếm lãnh hải và lãnh thổ của Trung Cộng đối với Việt Nam. 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Và 4 tốt: “Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt. Đối tác tốt” đó là sợi dây thòng lọng xiết cổ  bọn CS Hà Nội mà không cho chúng la.
Cả tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội hèn nhát đối với Trung Cộng, nhưng rất tàn ác với dân. Bọn Bắc Kinh chỉ cần ho một tiếng là cả bọn sợ run như chó cụp đuôi trước mặt chủ. Hai bên Trung – Việt đều đồng thuận định hướng dư luận, nhưng sự thật là bọn Bắc kinh đã ra lệnh và chỉ thị cho ĐCSVN phải thi hành. Khi yết kiến Tập Cận Bình, tên thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Trên tinh thần đồng chí, anh em, tôi cương quyết không để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”
Xin nhắc lại những thời điểm quan trọng:
Ngày 25/6/2011: Những tên lãnh đạo Đảng CSVN nhất trí đồng thuận 3 điểm như sau: 1/ Đồng thuận giải quyết song phương về Biển Đông. 2/ Đồng thuận thi hành “định hướng dư luận”, triệt để cấm biểu tình dưới mọi hình thức chống đối Trung Cộng. 3/ Đồng thuận công nhận công hàm 1958 của tên Phạm văn Đồng ký công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Điều nầy mặc nhiên công nhận lãnh hải 12 hải lý và vùng biển Đặc quyền Kinh tế EEZ là 200 hải lý thuộc về Trung Cộng, nghĩa là công nhận vùng biển chữ U hay đường 9 đoạn hay vùng lưỡi bò thuộc về Trung Cộng. Nhưng ngược lại, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra điều kiện, nếu như nhân dân Việt Nam nỗi dậy làm một cuộc “CÁCH MẠNG DÂN TỘC” lật đổ chế độ CSVN thì các đồng chí lãnh đạo Bắc Kinh phải điều động QĐNDTQ vượt biên giới  để cứu vãn chế độ, giống như Thủ tướng Imre Nagy của Liên Xô đã cho lực lượng vũ trang và thiết giáp vào thủ đô Budapest vào ngày 26/10/1956 đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary muốn lật đổ chánh quyền cộng sản Hugary.”
Ngày 30/6/2011: Tướng Mã Hiếu Thiên có đến VN đã chỉ thị cho Hà Nội phải xử lý một cách thích đáng, hướng dẫn công luận và tình cảm dân chúng một cách đúng đắn, không để biểu tình xảy ra, không để “đa phương hóa” và “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, thế là chúng nó vâng lời râm rấp. Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh đã cam kết là “Việt Nam chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở trong nước và khẳng định không để cho sự việc tái diễn.” Còn tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng BQP – tuyên bố: “…Trên Biển Đông là yên tỉnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, làm ăn bình thường và không có vấn đề gì trở ngại cả.” Nhưng, Tổng thống Aquino của Philippines không hèn như bọn lãnh đạo CSVN, Tổng thống Aqino đã khôn ngoan dùng đến vũ khí của kẻ yếu là dùng “LUẬT PHÁP QUỐC TẾ”, khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, đòn chánh trị nầy đã thực sự gây khó khăn cho Tàu Cộng.”
Ngày 14/9/2011: Phái đoàn 10 tên do Trung tướng Ngô Xuân Lịch, ngành CTCT, hướng dẫn sang yết kiến thiên triều. Hắn có cam kết với bọn Bắc Kinh, nội dung nhắc lại lời cam kết của Nguyễn Chí Vịnh là kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người với tinh thần không để cho sự việc tái diễn. Tập Cận Bình khuyên Việt Nam nên thần phục thiên triều Trung Quốc vĩ đại vì lợi ích của ĐCSVN: “Theo Trung Quốc thì còn Đảng CSVN”; chính vì vậy, tên Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, tuyên bố: “…Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn ý thức sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt – Trung và giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau luôn biết giữ gìn và phát triển mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em đó; vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Hoa…”. Vì vậy, ngày 15/7/2012, Nguyễn Thiện Nhân đã chứng tỏ thiện chí đã rước đoàn tàu đánh cá hùng hậu gồm hàng ngàn chiếc của Trung Quốc vào Trường Sa tha hồ vơ vét cá trong suốt 10 ngày đêm.”
Như vậy, Trung Cộng đã hoàn toàn khống chế được Việt Nam, hăm dọa đánh Việt Nam chỉ là chiêu “chỉ tang mạ hòe” vì tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN đã trở thành những tên thái thú phục vụ cho quyền lợi Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là tình hình ở biển Hoa Đông, phải đối phó với Nhật như thế nào? Có nên gây chiến tranh với Nhật Bản để đòi đảo Điếu Ngư không? Hiện nay, ĐCSTQ đang phải đối mặt với nhiều cuộc chiến trong nước để tồn tại, chẳng hạn:
1. Nạn tham nhũng tràn lan từ thượng tầng lãnh đạo đến hạ tầng cơ sở.
2. Nội bộ ĐCSTQ đấu đá nhau để tranh giành quyền lực thống trị. Trong lúc giới lãnh đạo thì như thế, còn Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc thì tham nhũng vì nạn mua quan bán chức và non kinh nghiệm đánh trận. Tướng Lưu Nguyên nói: “Tham nhũng trong quân đội sẽ dẫn Trung Quốc đi đến thất bại trước khi viên đạn đầu tiên được bắn ra.”
3. Nền kinh tế suy thoái trầm trọng vì nhiều mặt hàng xuất cảng, nhất là thực phẩm thiếu tiêu chuẩn an toàn bị thế giới lên án, tẩy chay hàng loạt.
4. Nền kỹ thuật công nghiệp còn thấp, chưa bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới; hơn nữa, lại nặng về xuất cảng, coi nhẹ thị trường tiêu thụ nội địa.
5. Các cơ sở kinh doanh trung bình và nhỏ bị các tập đoàn quốc doanh chèn ép phá sản hàng loạt, do đó nền kinh tế không hài hòa, dân tình không ổn định.
6. Giai cấp nông dân bị khinh rẻ, kém hẳn với cư dân ở các thành phố đô thị về mọi mặt từ sản xuất, năng xuất lao động, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…đồng loạt xuống cấp trầm trọng.
7. Hậu quả chế độ “một con” làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến chánh sách lao động và xã hội về lâu dài sau nầy.
8. Nền giáo dục, khoa học kỷ thuật vẫn còn chậm tiến, các trường đại học của chúng ta chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
9. Nền công nghệ quốc phòng chỉ biết sao chép của Nga, Mỹ để làm ra những sản phẩm hàng nhái.
10. Chúng ta đang trả giá cho sự phát triển làm cho môi trường bị phá hoại nhanh chóng và lan rộng. Nhân dân không nước sạch để uống, không khí sạch để thở.
11. Khai thác năng lượng chỉ mới trong thời kỳ phôi thai.
12. Đạo đức xã hội suy thoái trầm trọng.
13. Nền ngoại giao bằng sức mạnh kinh tế thiếu một nhãn quan chiến lược.
14. Đừng nói là dân chúng Hoa Lục, ngay cả dân chúng Hồng Kông biểu lộ tâm trạng căm hờn chế độ CSTQ thiếu “tự do – dân chủ”. Theo ông Nicol Duckworth là tác giả bản phúc trình của Hội Ân Xá Quốc Tế nói: “Nạn cưỡng chế đất đai ở Trung Quốc đang trở thành nguồn gốc lớn, gây bất mãn trong nhân dân, châm ngòi cho bất ổn xã hội ở nhiều địa phương ở trong nước.”
15. Quan ngại về sự rạn nứt xã hội, nạn phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
16. Quan trọng nhất là ĐCSTQ đang đối mặt với phong trào đòi quyền “tự do – dân chủ” của nhân dân Trung Hoa và các dân tộc thiểu số Tây Tạng, Hồi Gíao Tân Cương, Nội Mông đòi độc lập dân tộc.
Tóm lại, Trung Quốc phát triển thần kỳ lớn nhanh như cây “trứng cá”, bóng rợp của nó che gần hết quả địa cầu, “rễ phụ” của nó mọc tràn lan khắp năm châu để thu hút tài nguyên dầu hỏa, khoáng sản, hải sản… để làm giàu cho Hoa Lục, nhưng nó thiếu “rễ cái” bám sâu dưới lòng đất, đó là lòng dân Hoa lục, nên khó đứng vững nếu gặp trận cuồng phong bão táp.
Theo Tôn Ngô Binh Pháp, muốn thắng địch phải tạo cho mình cái thế bất bại trước đã, rồi mới tính chuyện chiến thắng. Cuộc chiến tranh với Nhật để đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư / Senkaku chưa phải đúng thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trung Cộng chỉ có thể gây hấn mà không gây chiến với Nhật vì theo Ngô Tử nói rằng: “Ngày xưa người ta muốn mưu đồ việc quốc gia đại sự, tất trước phải dạy trăm họ mà thân muôn dân. Có 4 điều bất hòa: bất hòa ở trong nước thì không thể ra quân, bất hòa ở trong quân thì không thể ra trận, bất hòa ở trong trận thì không thể tiến chiếm, bất hòa ở chiến thì không thể quyết thắng. Senkaku không phải dễ nuốt chửng giống như Hoàng Sa của Việt Nam, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật  không hèn như thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng của VNCS. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh báo Trung Cộng: “Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật”. Shinzo Abe vừa mới đây đã tuyên bố cứng rắn: “một centimet lãnh thổ của Nhật củng phải được bảo vệ.”
Đặt câu hỏi, nếu như Trung Cộng gây chiến, sử dụng không, hải, lục quân bất ngờ tấn công chiếm Điếu ngư / Senkaku liệu Hoa Kỳ có nhập cuộc hay không? Chắc chắn bọn Bắc Kinh sẽ cân nhắc và nghiên cứu vấn đề “quy luật tính” thật thấu đáo để hành động cho chính xác, thu xếp công việc bằng kế hoạch hẳn hoi chống lại tính may rủi, được ăn cả ngã về không. Một bài học lịch sử: Tôn Tẫn giết Bàng Quyên ở Lăng Đạo. Ông đã nghiên cứu một kế hoạch chính xác đến nỗi ông có thể viết vào thân cây mấy chữ: “Bàng Quyên phải chết dưới cây nầy”. Quả nhiên, Bàng Quyên thua chạy đến đấy thấy quân sĩ báo cáo ở trên thân cây nầy có mấy hàng chữ, Bàng Quyên tự mình cầm đuốc soi chữ gì. Trước đó, Tôn Tẫn dặn dò đám cung thủ hễ thấy ánh đuốc ở dưới gốc cây là cứ việc bắn tới tấp vào mục tiêu.
Trung Cộng chỉ dám dọa Nhật, ép Mỹ nhưng chắc chắn không dám phiêu lưu quân sự, sử dụng vũ lực chiếm Điếu Ngư / Senkaku là bất lợi; vì đây là một “CHIẾN TRANH CÂN NÃO”, Bắc Kinh chỉ “GÂY HẤN” mà không dám “GÂY CHIẾN”, động khẩu bất động thủ, đằng nào cũng có lợi cho Mỹ và Nga. Nếu chỉ gây hấn làm cho các nước láng giềng Trung Quốc ồ ạt chạy đua vũ trang thì Mỹ và Nga sẽ có dịp bán vũ khí phát tài. Thực sự, chưa chắc Mỹ và Nga thực sự muốn ngăn chận sự leo thang có nguy cơ dẫn đến sự xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản để trục lợi. Mỹ lập kỷ lục bán vũ khí trong năm 2011 đạt đến 85,3 tỷ Mỹ kim, còn Nga chưa biết chính xác là bao nhiêu tỷ, nhưng Ấn Độ đặt hàng mua vũ khí của Nga với số lượng vũ khí hơn 7 tỷ Mỹ kim. Riêng Châu Á đua nhau mua vũ khí của Mỹ, doanh thu trong năm 2012 lên đến 13.7 tỷ Mỹ kim, tăng 5,4 % so với năm 2011. Chánh quyền Obama nói rằng việc bán vũ khí là mục tiêu ngày càng quan trọng, vừa có lợi về kinh tế và đồng thời khẳng định chiến lược bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ trên toàn cầu.”
Trong khi đó, tình hình biên giới Trung – Ấn và biển Đông vẫn còn tiếp tục nóng lên gây bất lợi cho Trung Cộng:
Quân đội Ấn Độ đang hoàn tất việc triển khai quân sát biên giới với Hoa Lục. Các sư đoàn pháo và xe thiết giáp dọc theo các tuyến biên giới thuộc miền Bắc và Đông giáp với Hoa Lục. Lục quân Ấn Độ đã trang bị thêm 3.000 xe chiến đấu có trang bị thêm 10.000 tên lửa chống tăng có điều khiển “Konkurs – M” của Nga, đã tăng cường thêm 100.000 quân và lập thêm một Quân Đoàn Sơn Cước. Quân Đội Ấn đang lên kế hoạch thành lập thêm nhiều sư đoàn thiết giáp tại khu vực Ladakh và vùng đông bắc Ấn Độ và triển khai thêm hai sư đoàn thiết giáp tại Uttarakland và Ladakh cùng với 10.000 quân tại quần đảo Andaman và Nicobar. -New Delhi còn có kế hoạch hiện đại hóa quân đội như nhờ Nga hỗ trợ xây dựng một tàu sân bay, hợp đồng hàng không mẫu hạm. Đô đốc Gorshkov cung cấp cho Nga những kinh nghiệm cần thiết cho công tác nầy và ông ta hy vọng chiếc HKMH nầy sẽ được bàn giao đúng thời hạn. Đến năm 2020, Ấn sẽ chi tối thiểu 100 tỷ Mỹ kim để mua sắm thiết bị quân sự, tăng cường khả năng quốc phòng để đối phó với tham vọng bành trướng lãnh thổ phía Tây của chúng ta. Tên lửa “Agni 5” của Ấn Độ có đủ khả năng tấn công mọi mục tiêu trong lãnh thổ Hoa Lục, tên lửa siêu thanh Brahmos có khả năng mang đầu đạn lên tới 300 kg, có tầm hoạt động 290 km và có thể đạt tới tốc độ tối đa Mach 2.8 tức nhanh gắp 3 lần tên lửa Tomahawk siêu thanh do Mỹ chế tạo và nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách mặt đất 10 thước.
Tóm lại, Quân đội Ấn Độ luôn sẵn sàng chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Còn về không quân, Ấn đã cho xây dựng một phi trường riêng dành cho Su-30MKI và 6 chiếc máy bay tiếp dầu A330MRTT tại bang ASSAM. Theo sự đánh giá của chuyên viên Nga, tính năng của Su-30MKI cuả Ấn trội hơn hẳn Su-30TQ của Trung cộng. Ngoài ra, chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ năm đầu tiên do Nga và Ấn Độ phối hợp thiết kế có thể trình làng vào năm 2015 – 2016. Bắc Kinh thật sự choáng với các hợp đồng vũ khí khủng mà Ấn Độ đã ký với Nga, Mỹ và Pháp.
Đô đốc D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, phát biểu vào tháng 12/ 2012 rằng sẵn sàng đưa quân ra Biển Đông, cam kết bảo vệ các lợi ích về dầu khí của họ. Ấn Độ hiện có một HKMH là INS Vikramaditya đang hoạt động. Họ cũng sắp nhận chiếc HKMH thứ hai của Nga từ đây cho đến cuối năm 2013 và đang lên kế hoạch đóng thêm chiếc thứ ba. Như vậy, lực lượng hải quân Ấn Độ trên Biển Đông rất đáng gờm. Với 3 tàu sân bay sẽ giúp hải quân Ấn Độ thống trị Châu Á – TBD. Hơn một tuần lễ sau đó, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chủ tọa cuộc họp với lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tại New Delhi sẽ mở ra chánh sách hướng Đông mới của Ấn Độ. Chánh sách nầy bộc lộ rõ tham vọng của Ấn Độ công khai thách thức vai trò thống trị khu vực mà Trung Quốc coi như thuộc vùng ảnh hưởng của họ. Lập trường của Ấn Độ được Philippines hoan hô và Thủ tướng Abe ủng hộ, tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Tokyo và New Delhi.
Như vậy, có thể kết luận rằng: Mỹ đã thành công trong việc kiến tạo hai đồng minh khu vực, Ấn Độ đóng vai trò ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông như Nhật Bản ở Hoa Đông. Vùng biển HOA ĐÔNG: Mỹ + Nhật + Hàn. Khu vực BIỂN ĐÔNG: Mỹ +Ấn Độ + Úc + ASEAN. Nhật Bản và Mỹ đều dùng siêu căn cứ Guam để kiềm chế Trung Cộng.” Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng cốt để hù dọa Philippines và Việt Nam vì theo đánh giá của James Nolt, chuyên viên của World Policy Institute ở New York: “Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc đóng xong một tàu sân bay, họ cũng tụt hậu mấy mươi năm so với Hoa Kỳ về mặt kiến thức vận hành và số lượng.” Tàu sân bay Liêu Ninh của hải Quân Trung Cộng thường được mỉa mai là “KHÁCH SẠN NỔI” vì chưa có khả năng tác chiến lại giăng đèn, kết hoa màu mè sặc sỡ. Còn các tàu khu trực lớp 052C và 052D của Trung Cộng có khả năng phòng không rất yếu kém…
Hiện nay, Ấn Độ rất sợ Trung Cộng khóa chặt khu vực Nam Á bằng “CHUỖI NGỌC TRAI” vì Trung Cộng đã giành được quyền kiểm soát hoạt động cảng GWADAR của Pakistan, tăng cường ưu thế quân sự của TC ở biển Á Rạp có khả năng đánh chận bất cứ hành động quân sự nào, trên bất cứ chiến trường nào của Ấn Độ có tầm quan trọng chiến lược như cảng Gwadar. Chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Cộng hiện đang bao vây Ấn Độ và mở rộng tới tất cả các nước láng giềng gồm: Sri Lanka, Myanmar, Bangladesh, Maldives và Pakistan. Giành được quyền vận hành cảng Gwadar giúp Trung Cộng vận chuyển dầu mỏ qua biển Á Rạp sau khi mua được dầu mỏ ở vịnh Ba Tư.
Nếu Bắc Kinh ngoan cố quyết định gây chiến với Nhật Bản, dứt khoát sẽ xảy ra hai “kịch bản”:
KỊCH BẢN THỨ NHẤT: Mỹ chắc chắn sẽ nhập cuộc. Nhưng, sẽ không nhảy vào vòng chiến ngay, vì như thế là Mỹ sẽ lãnh đạn thay cho Nhật sao? Mỹ chờ khi Nhật đuối sức, sẽ nhập cuộc giúp Nhật vừa được danh, vừa được lợi mà ít hao binh tổn tướng.
KỊCH BẢN THỨ HAI: Nếu đánh bại Nhật, Trung Cộng sẽ như con rắn vừa nuốt xong một con mồi quá lớn, chưa tiêu hóa xong, lúc nầy con rắn yếu nhất dễ bị kẻ thù tấn công. Trung Cộng lâm vào cái thế “ngao cò tranh ăn, ngư ông đắc lợi”. Ngư ông đây là Ấn Độ đang dàn quân dọc biên giới Trung – Ấn chờ phản công Hoa Lục, tái chiếm phần lãnh thổ đã mất.” Lực lượng Hải, Lục, Không quân của Trung Cộng sẽ  không đủ sức mở hai mặt trận cùng một lúc vừa chọi với liên minh Mỹ – Nhật – Hàn ở Hoa Đông, vừa chọi với Ấn Độ – khối ASEAN có Mỹ và Nga chống lưng tại biên giới phía Tây và Biển Đông, lực lượng của Trung Cộng sẽ lâm vào thế gọng kiềm. Phải biết đo miệng mà nuốt mồi, đó là nguyên tắc cổ điển của các binh gia Trung Hoa.
Người Nhật tự hào nước Nhật là một HKMH không bao giờ bị đánh chìm. Lịch sử đã chứng minh điều nầy: Năm 1861, sau khi trải qua 2 cuộc chiến tranh nha phiến tàn khốc; cuối cùng, Trung Hoa tỉnh ngộ và bắt đầu học tập Tây phương, đó là “Phong trào Dương Vụ”. Nhờ vậy, việc xây dựng đất nước Trung Hoa từng bước trưởng thành và bình đẳng với các nước phương Tây. Hạm đội Bắc Dương được coi là mạnh nhất Á Châu và mạnh hàng thứ 8 thế giới lúc bấy giờ. Nhưng, vì tương lai Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản. Chiến tranh Thanh – Nhật diễn ra từ 1/8/1894 – 17/4/1895, Trung Hoa đại bại, huyền thoại “Đồng Quan trung hưng” hay “Phong trào Dương Vụ” tiến hành được 33 năm tan tành theo mây khói.
Ở vào thế kỷ XXI, tàu ngần lớp Soryu của Nhật, sử dụng động cơ AIP ẩn giấu công nghệ như tính tàng hình rất cao và Nhật sẵn sàng viện trợ kỷ thuật đóng tàu ngầm Soryu cho Australia để cùng bắt tay nhau đối phó với tham vọng của Trung Quốc.
Tôn Võ Tử nói rằng: “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng!” Trung Cộng hiểu được sức mạnh của Nhật được bao nhiêu phần trăm? Bọn Bắc Kinh chỉ biết được sức mạnh của Nhật qua các thông tin nước ngoại như: Giáo sư James Holmes thuộc trường Chiến tranh Hải quân Mỹ đăng trên tạp chí Foreign Policy cho rằng: “Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về lượng. Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có 48 tàu nổi và 16 tàu ngầm, còn Trung Cộng có tới 73 tàu nổi và 63 tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis cùng với radar, máy tính và kiểm soát hỏa lực tương tự các tàu chiến hàng đầu của Mỹ.”
Theo Christain Le Miere, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, xét về sức mạnh không, hải quân giữa Trung Cộng với Nhật Bản, một khi gây chiến, hải quân Trung Cộng tuyệt đối không phải là đối thủ của Nhật Bản; không quân tuy có vẻ lạc quan hơn song cũng không thể giành phần thắng. Còn theo Vasily Kashin, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng: ở trên biển, Bắc Kinh hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo; đồng thời, về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến Trung Cộng hoàn toàn thua xa Nhật Bản và sẽ đại bại nếu đụng độ sức mạnh Nhật Bản – Hoa Kỳ.
Konstantin Sivkov – Phó viện trưởng Học viện Địa chánh trị Nga – cho rằng: sự có mặt của yếu tố Mỹ sẽ làm cho Trung Cộng không thể tiến hành các hành động quân sự ở khu vực tranh chấp. Một khi Trung Cộng đụng độ với hạm đội Mỹ – Nhật liên minh theo “Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật” sẽ đại bại và đồng thời Mỹ – Nhật tiến hành phản công rất mạnh đối với Trung Cộng. Chắc chắn, tên lửa hành trình của Mỹ sẽ tấn công gây tổn thất cho lực lượng không, hải quân nghiêm trọng và hạ tầng cơ sở Trung Cộng sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Nói tóm lại, ai thắng trong cuộc xung đột giữa TC và Nhật cũng có lợi cho Mỹ. Trong tầm mắt của bọn Bắc Kinh, rõ ràng sự hiện diện của hải quân Mỹ là một chướng ngại vật chận đứng tham vọng bành trướng chủ nghĩa của Trung Quốc.”
Nếu như  Mỹ – Nhật – Hàn  liên minh với nhau chống Trung Cộng ở Hoa Đông thì Bắc Kinh phải tìm một liên minh với một cường quốc quân sự khác. Tầm ngắm của Tập Cận Bình sẽ là Nga để quân bình cán cân quân sự ở Châu Á – Thái Bình Dương.”
Vấn đề nầy không đơn giản chút nào, tiền hội nghị Apec 2012, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đưa ra sự cảnh báo về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Cộng tại vùng Viễn Đông giàu tài nguyên, tuyên bố Mạc Tư Khoa cần bảo vệ khu vực khỏi sự mở rộng quá đáng của quốc gia láng giêng. Động thái mới đây của Nga là cấm người Trung Hoa làm nghề nông ở Amur, một tỉnh nằm ở khu vực Viễn Đông, giáp tỉnh Hắc Long Giang của Hoa Lục, mà thay vào đó là người Bắc Hàn và các nước Cộng hòa Liên Xô cũ. Điều nầy đã cho thấy những lo ngại của điện Kremlin về sự gia tăng mạnh mẽ dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Hoa tới vùng Siberia và Viễn Đông thưa thớt dân cư của Nga. Lực lượng biên phòng Nga sẵn sàng nổ súng để ngăn chận những tàu đánh cá trộm của Trung Cộng trên vùng biển Dzerzhinsky. Về gốc độ địa chánh trị, Bắc Kinh sử dụng SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) thò tay vào bụng của Nga với tham vọng về lãnh thổ, tài nguyên của Nga. Rõ ràng, Trung Cộng đang gây ra mối đe dọa rất lớn cho Nga, khi SCO lấn chiếm vào sân sau của Nga bao gồm các nước Trung Á là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Ông Brahma Chellaney, chính trị gia người Ấn, đánh giá không sai: “Trung – Nga tuyệt đối sẽ không liên minh, sự nghi ngờ của Nga đối với Trung Cộng rất lớn vì lòng tham không đáy của Bắc Kinh.”
Tổng thống Putin đang có chiến lược phát triển hải quân Nga để nhằm đối phó với Trung Cộng về vấn đề biên giới Trung – Nga và biển Đông. Tóm lại, Trung Cộng giờ đây đã trở thành kẻ thù của thế giới, Bắc Kinh không có đồng minh chỉ có hai tên tay sai đắc lực là Bắc Triều Tiên và Việt Nam.”
Đối với quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ Trung – Nga là ưu tiên hàng đầu đối với nền ngoại giao Trung Cộng; vì thế, Tập Cận Bình quyết định chọn Nga là quốc gia đến thăm viếng đầu tiên, bắt đầu từ 25/3 đến 27/3/2013, trước khi đến Nam Phi dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của BRICS.” Việc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Putin sắp tới đây, ngoài những ngôn từ ngoại giao, những cái bắt tay thân mật, những nụ cười cởi mở nhưng cả hai đều thủ con dao sắc phía sau long, chờ cơ hội hạ thủ lẫn nhau, đó là độc chiêu “TIẾU LÝ TÀNG ĐAO” (Trong nụ cười có giấu con dao sắc).
Nhưng khác hẳn cuộc gặp gở giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe mới đây tại Washington. Có thực sự Tổng thống Obama công khai không hổ trợ Thủ tướng Abe trong việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng? Theo chuyên gia Valery Kistanov suy đoán: “Có lẽ là Mỹ đang cố gắng gây áp lực bằng cách sử dụng lời lẽ kềm chế trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku; mặc dù, trước đây Mỹ vẫn quan đến Nhật như một đối tác chiến lược để thúc đẩy những chiến lược của mình trong khu vực Châu Á – TBD. Hoa Kỳ lo ngại rằng, nếu như mọi việc sẽ dẫn đến đụng độ quân sự giữa Nhật – Trung thì Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh đó.”
Theo nhận định của tôi, việc Tổng thống Obama công khai KHÔNG HỔ TRỢ Tokyo trong việc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh không ngoài hai vần đề:
THỨ NHẤT: gián tiếp chấp thuận cho Tokyo tái vũ trang LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ NHẬT BẢN & LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ TRÊN BIỂN CỦA NHẬT (JMSDF) để có đủ khả năng đối trọng trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng tại Châu Á – TBD nói chung và Hoa Đông nói riêng.
THỨ HAI: Hoa Kỳ sẽ bán những vũ khí “siêu khủng” cho Nhật Bản để tái vũ trang quân đội nhằm răn đe Bắc Kinh.
Trung Cộng hiện đang đối mặt với nguy cơ chưa từng thấy bên ngoài giữa lúc Bắc Kinh đang chuẩn bị đang làm lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập QĐGPND Trung Quốc (PLA). Quả thật, Trung Cộng đang bị Mỹ & Đồng minh giăng thiên la địa võng, vây chặt 4 phía. Xét về vị trí chiến lược, Trung Cộng bị án ngữ cả 4 mặt: phía Bắc và vùng Viễn Đông là Nga, phía Đông là Nhật Bản, biên giới phía Tây là Ấn Độ, chỉ có biển Đông là yếu nhất có thể bành trướng về hướng nầy. Nhưng, những tham vọng của Trung Cộng quá lộ liểu khiến Đế quốc Mỹ và Ấn Độ nhập cuộc cùng với các nước Đông Nam Á đoàn kết lại trong thế trận “LIÊN HOÀNH” với tâm lý tẩy chay tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Cộng. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Mông Cổ vào sáng thứ hai 09/7/2012, Mỹ đã có những toan tính gì đây khi tuyên bố: “MÔNG CỔ LÀ NƯỚC CHỦ CHỐT Ở CHÂU Á?”
Không những thế, chiến lược mới của Washington chận đứng chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng ở lục địa châu Phi, bằng chứng là Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có chuyến công du tới 6 nước Châu Phi gồm: Senegal, Nam Sudan, Uganda, Kenya, Malawi và Nam Phi bắt đầu từ ngày 31/72012 và kéo dài trong suốt 11 ngày, điều nầy đã chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ can dự một cách vững chắc tại lục địa đen Châu Phi. Ngoại trưởng Hillary Clinton khi tiếp xúc dân chúng ở thủ đô Dakar của Senegal nhằm khẳng định cam kết của Washintong hỗ trợ Châu Phi. Kết quả chuyến đi nầy đã gây bất lợi cho Bắc Kinh và có thể kết thúc thời kỳ trăng mật của Trung Cộng tại Châu Phi.”
Bọn lãnh đạo Bắc Kinh đánh giá địa lý chiến lược giữa Hoa Đông và biển Đông, nơi nào quan trọng nhất?”
Bắc Kinh đánh giá biển Đông quan trọng hơn Hoa Đông, vì thế Trung Cộng đã phối trí thế trận binh lực, hạm đội ở Đông hải và Nam Hải gắp đôi hạm đội ở Bắc Hải. Nếu như hạm đội Bắc Hải chỉ có 19 tàu tấn công nhanh thì hạm đội Đông hải và Nam Hải sở hữu 67 chiếc loại nầy. Tương tự, 2 hạm đội này có đến 44 tàu hộ tống, trong khi Bắc Hải chỉ được trang bị 9 chiếc. Ngoài ra, 26 tàu mẹ đổ bộ và 18 tàu đổ bộ cở trung cũng được biên chế cho hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Ngoài ra, căn cứ tàu ngầm Nam Á trên đảo Hải Nam vốn thuộc hạm đội Nam Hải nhưng vẫn được cho là có nhiệm vụ bao quát cả biển Đông lẫn eo biển Đài Loan do hạm đội Đông Hải đảm trách. Tóm lại, Hoa Đông chỉ là “DIỆN”, mà biển Đông mới thực sự là “ĐIỂM” chiến lược của Bắc Kinh. Nhưng, theo nhận xét của Bắc Kinh, hạm đội Đông Hải và Nam Hải chưa đủ sức chiến thắng được hạm đội Hoa Kỳ và liên minh Ấn, Úc và khối ASEAN ở Biển Đông.”
Theo tin tức chính xác cho biết, hiện còn khoảng 36.000 lính Mỹ đồn trú trên đất Nam Hàn. Ý đồ của Trung Cộng là làm thế nào tạo ra cuộc CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN II bùng nổ, Trung Cộng sẽ áp dụng chiến lược đã áp dụng tại Việt Nam là dùng người BẮC HÀN CHỐNG MỸ ĐẾN NGƯỜI BẮC HÀN CUỐI CÙNG. Đợi tới khi cao trào phản chiến tại Hoa Kỳ sẽ bùng lên mạnh mẽ, trói tay chân lính Mỹ tại Nam Hàn. Thời điểm nầy sẽ hội đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để mở cuộc tấn công toàn diện đẩy Hải Quân Mỹ ra khỏi địa bàn Châu Á – TBD, Trung Cộng sẽ đổ bộ chiếm Đài Loan và Nhật Bản sẽ đầu hàng là cái chắc. Trung Cộng sẽ triệt để lợi dụng tên Kim Jong – un, ngựa non háo đá, gây chiến với Nam Hàn và phải hành động gắp trước khi Nga trở thành siêu cường ở Châu Á vì Apec 2012, cánh cửa đã mở rộng dẫn ra Thái Bình Dương của Nga, qua đó kéo toàn bộ 21 nền kinh tế đến hai vùng đất Viển Đông và Siberia và Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự ở biển Đông. Lúc đó, Bắc Kinh khó thắng được Hoa Kỳ và đồng minh ở Châu Á – TBD. Dùng chiêu “Giương Đông Kích Tây” khó có thể khả thi! Chiến tranh Triều Tiên lần II sẽ là phiên bản “Chiến Tranh Việt Nam” trước đây! Bắc Kinh sẽ dùng con bài Bắc Hàn chống Mỹ đến người Bắc Hàn cuối cùng.”
Nhưng tình thế không lạc quan Bắc Kinh tưởng tượng, căn vào tin tức tình báo cho biết: Mỹ hiện đang thủ đắc một loại vũ khí “siêu khủng” cực kỳ nguy hiểm là bom GBU-57 hay còn gọi là MOP (Massive Ordnance Penetrator) loại bom xuyên boongke mạnh nhất thế giới đang nằm trong kho vũ khí của Quân đội Mỹ. Ngũ Giác Đài đã chi 300 triệu Mỹ kim chỉ để chế tạo 20 quả GBU-57 và chi thêm 82 triệu Mỹ kim để nghiên cứu tăng thêm sức xuyên phá của loại bom phi hạt nhân “siêu khủng” nầy. GBU-57 với trọng lượng 13,6 tấn có thể điều khiển để rơi trúng mục tiêu, nó có khả năng xuyên sâu tới 60 thước qua lớp bê tông thông thường và 40 thước qua lớp đá cứng. Các chuyên gia cho biết GBU-57 được thiết kế để phá hủy các cơ sở hạt nhân trong lòng đất của Iran hay Triều Tiên?
Theo tôi, GBU-57 được Mỹ chế tạo dùng để đánh sập “HỆ THỐNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG VÀ ĐẬP TAM HIỆP” bằng chứng là Ngũ Giác Đài đang thương lượng với chánh phủ Thái Lan để tái xử dụng căn cứ không quân U-TAPAO, vị trí rất thuận lợi để thực hiện ý đồ nầy vì Thái Lan nằm dưới hạ nguồn sông Mekong. Nếu cơn sóng thần TSUNAMI chỉ tàn phá một tỉnh duyên hải của Nhật Bản, nhưng cơn sóng thần Tsunami trên đất liền nó sẽ phá sạch, quét sạch, giết mọi sinh vật trên con đường đi của nó từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong. Trung Hoa Lục Địa sẽ lún sâu vào khủng khoảng trầm trọng về mọi mặt từ kinh tế, chánh trị, môi tường sống…một khi sông Mekong được khai thông, mang lại hạnh phúc ấm no cho hàng trăm triệu người sống dưới hạ nguồn sông Mekong như Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cao Miên và Lào thì họ tôn vinh Hoa Kỳ là ân nhân của họ và nguyền rủa Trung Cộng, Hoa Kỳ sẽ được cả danh vẫn lợi.
Một câu hỏi đặt ra với bọn Bắc Kinh lựa chọn: “gây hấn” hay “gây chiến”? Nếu gây chiến tranh với Nhật vì đảo Điếu Ngư / Senkaku khi Trung Cộng đang lâm vào thế “tứ bề thọ địch”, “nội tranh, ngoại đấu” và những “tử huyệt” của con rồng Trung Cộng đã bị Hoa Kỳ khống chế, liệu Trung Cộng có thể chiến thắng cuộc chiến nầy? Hay Trung Hoa Lục Địa sẽ vỡ ra từng mảnh như hồi Trung Hoa bị bát quốc liên minh đánh cho thất điên bát đảo vào thế kỷ XIX?”
Vì thế, muốn tránh đối đầu quân sự với Hoa Kỳ tại Châu Á – TBD, chắc chắn bọn Bắc Kinh sẽ dồn nổ lực “TÂY TIẾN” sẽ có nhiều ưu thế hơn và an toàn hơn vì chánh phủ Pakistan đã chuyển giao quyền kiểm soát bến cảng GWADAR cho công ty Overseas Port Holding của Trung Cộng. Một phần của chiến lược Tây Tiến hiện nay, Bắc Kinh đã quyết định tăng cường xây dựng “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” nối kết phía Tây Trung Hoa Lục Địa với Trung Á và Nam Á. Kiểm soát được cảng Gwadar không những giúp Trung Cộng giải quyết được nhược điểm quá lệ thuộc vào việc vận chuyển năng lượng qua eo biển Malacca chật hẹp mà còn giải quyết được những yếu điểm tương tự ở eo biển Hormus. Ngoài ra, nó còn giúp Bắc Kinh tiếp tục các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ bến cảng Gwadar đến tỉnh Tân Cương. Còn một lợi thế khác cho Bắc Kinh là bến cảng Hambantola của Sri Lanka đang phát triển tốt và thiết lập sự hiện diện của họ ở một quốc gia Nam Á; tuy nhiên, còn trở ngại nhỏ là khu vực chung quanh Baluch có nhiều chiến binh Hồi giáo quá khích bài Hoa.”
Theo quan điểm của Trung tướng Lưu Nguyên – Chính ủy Tổng cục Hậu cần Trung Cộng – nhìn lại bối cảnh lịch sử Trung Hoa 180 năm trước, những nổ lực phục hồi kinh tế đất nước bị sụp đổ bởi chiến tranh liên tiếp với ngoại bang. Vào thế kỷ XXI, nên kinh tế của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có nên gây chiến để bị gián đoạn bởi chiến tranh một lần nữa hay không? Hoa Kỳ và Nhật tìm mọi cách kềm hãm sự phát triển của Trung Cộng; vì vậy, chúng ta phải sáng suốt, tránh sập bẫy của họ. Nhất định, chúng ta phải kiên nhẫn, nhẫn nhục chờ thời cơ, để sự phát triển của chúng ta không bị gián đoạn vì chiến tranh một lần nữa,” tướng Lưu Nguyên dẫn chứng sách lược của Đặng Tiểu Bình. “Chính sách “THAO QUANG DƯỠNG HỐI” với các quan điểm như: “Bình tĩnh quan sát”, “Lập trường vững chắc”, “Bình tĩnh đối phó”, “Che dấu khả năng”, “Chờ đợi thời thế”, “Ẩn mình” và “Không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu.” Vì vậy, phải duy trì một thời kỳ hòa bình lâu dài để bảo đảm cho sự phát triển đất nước.”
Đồng thuận quan điểm nầy, Tướng Thích Kiến Quốc – Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Trung Cộng – nói:  “Mối đe dọa chính của Trung Quốc chủ yếu đến từ biển và trọng tâm phát triển của Trung Quốc cũng tập trung vào ven biển,” tướng Quốc kết luận. “Trung Quốc không nên kích động một cuộc xung đột trên biển, nhưng sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Hoa.”
Biển Đông và Hoa Đông đang ngày càng căng thẳng, Trung Cộng đang leo thang việc tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong đó, có những quốc gia quyết không nhượng bộ và sẵn sàng xung đột vũ trang với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia như Nhật và Philipppines. Đối với bọn côn đồ và hiếu chiến Bắc Kinh, gây hấn hay gây chiến ở các vùng biển nầy vẫn còn là một quyết định vô cùng khó khăn cho bọn lãnh đạo Bắc Kinh.
KẾT LUẬN: Ông Charles Onyango-Obbo – Phóng viên của tờ báo Đông Phi – viết bài bình luận với tựa đề “Sự thống trị của Trung Cộng?” để thay cho lời kết của bài viết nầy: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hóa của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng, nó sẽ không có vai trò thống trị.”
LỜI BÀN:
Đọc Tam Quốc Chí, những trước tác về phương diện quân sự của Khổng Minh đều tập trung trong “Tưởng Uyển Ngũ Thập Thiên” nói về đạo làm tướng như sau:
TƯỚNG TÀI: phân định làm 8 bậc:
•           Biết lấy đức mà dẫn dắt, dùng lễ hòa dân, xét đến nỗi dốt, nỗi rét, hiểu điều cơ cực của quân lính là nhân tướng.
•           Làm việc không cẩu thả, không lợi nhiễu tâm tính, chết vinh hơn sống nhục là nghĩa tướng.
•           Ở ngôi quí không kiêu, thắng không tự thị, cứng rắn nhưng biết nhẫn nhục là lễ tướng.
•           Biến hóa khôn lường, hành động ứng phó giỏi, chuyển họa thành phúc, nhân nguy chế thắng là trí tướng.
•           Tiến có thưởng, thoái trừng phạt, thưởng đúng lúc, phạt không chừa thân quí là tín tướng.
•           Linh động, đánh nhanh, rút mau, giỏi dùng đoản binh, quân sĩ kính nễ là bộ tướng.
•           Đánh ào ạt, xông pha nơi hiểm yếu, lúc tiền phong, lúc hậu vệ che chở ba quân là kỵ tướng.
•           Khí chất phấn khởi ba quân, ham đánh trận lớn, tránh trận nhỏ là mãnh tướng.
•           Thấy người hiền thì quí trọng, biết nghe, biết dùng lời lẽ hay, lẽ phải, khoan hòa mà không kém phần kiên dũng, giản dị nhưng nhiều mưu đó là đại tướng.
TƯỚNG GIỎI:
Có 5 điều giỏi:
•           Giỏi biết dùng thế của địch.
•           Giỏi biết đạo tiến thoái.
•           Giỏi biết hư thực của một nước.
•           Giỏi biết thiên thời nhân sự.
•           Giỏi biết sông núi hiểm yếu.
Có 4 diều cần:
•           Khi bàn luận cần nhiều mưu lạ.
•           Khi dùng mưu cần bí mật.
•           Khi động binh cần yên lòng dân chúng.
•           Khi chiến tranh cần làm dân chúng nhất tâm.
TƯ TƯỞNG NGƯỜI LÀM TƯỚNG:
•           Thu dụng hào kiệt để giữ nhân tâm.
•           Khéo dùng quần chúng để có nhiều nhân lực.
•           Hiểu đạo nhu cương.
•           Trước nhân nghĩa sau mới trí dũng.
•           Lúc tĩnh như cá lặn, lúc động như voi lồng.
•           Phân tán đồng minh của địch.
•           Đánh chỗ yếu để đập gẫy chỗ mạnh.
•           Rút chắc như núi chuyển. Tiến nhah như vũ bão.
•           Lấy lợi dụ địch. Giả hèn cho địch kiêu.
•           Thân với người đa mưu.
•           Xa chiến trước động binh sau.
•           Tính thắng trước đã rồi mới chiến.
Ở vào thế kỹ XXI, xuất hiện một loại tướng lạ, không giống con giáp nào hết, vừa mù vừa điếc mà làm đến chức TổngTMT/ QĐNDVN đó là Đại tướng Phùng Quang Thanh là loại “TƯỚNG BƯNG BÔ” và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là loại “TƯỚNG LIẾM TRĨ” cả hai loại tướng nầy đều bất tài, vô dụng, vừa hèn, vừa ngu, cậy vào tài “bưng bô” và “liếm trĩ” cho bọn Trung Nam Hải để củng cố địa vị mà tướng liếm trĩ là tướng gì nghe lạ vậy ta?
Chuyện là như vầy:
“Nước Tống có một viên tướng tên Tào Thương. Một hôm, vua Tống phái hắn đến nước Tần. Viên tướng Tào Thương lên đường với vẻ mặt muôn phần đắc ý. Tào Thương gởi nghề nịnh hót lắm cho nên đến nước Tần, Tần Vương cấp cho ba, bốn cổ xe. Tào Thương vênh váo, gặp ai cũng khoe tài.
Có lần hắn đến chơi nhà ông Trang Tử, quen thói nói bốc trời, không mời thiên lôi:
-“Mới năm trước đây, tôi sống cơ cực lầm than, loại tướng vô danh tiểu tốt, ăn cắp vặt, gặp ai cũng mắt la mày lét, ở nơi ngõ hẹp mà bây giờ khác hẳn, trong phút chốc được vua nước lớn thưởng cho hàng trăm cổ xe, về nước được ở lầu cao, cửa rộng. Thiết tưởng, con người đắc ý nhất thiên hạ, chỉ đến thế là cùng.
Trang Tử cười, nói:
-“Tôi nghe vua Tần có bệnh trĩ, mời thầy đến chữa, thầy nào chữa khá thì ban cho cỗ xe. Nếu tận tâm hơn, le lưỡi liếm vào chỗ trĩ thì ban cho đến 10 cỗ xe lận. Như tiên sanh đây, vua Tần ban cho đến tới trăm cỗ xe, chắc tiên sinh cũng đã liếm trĩ cho vua Tần nhiều lần lắm nhỉ?”
Thấy viên tướng Tào Thương xấu hổ mặt đỏ nhừ. Trang Tử cười nói:
-“Thôi mà tiên sanh! Dựa hơi vua Tần có khoác lác cũng vừa thôi chứ!”
Trong tất cả nhà hiền triết Trung Hoa từ Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử…nhưng chưa có ông nào dám chơi chữ bạo như thầy Trang Tử. Ông dùng chữ “liếm trĩ” để chữi bọn tướng luồn trôn, bưng bô, khoác lác như Tào Thương vào thời cổ đại, thiệt độc đáo hết ý!
Nhìn lại dàn tướng lãnh của QĐNDVN hiện nay, được lãnh đạo bởi bọn tướng bưng bô và liếm trĩ cho bọn Trung Nam Hải như đại tướng Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh tài cán gì mà bảo vệ Tổ Quốc? Xin hỏi thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từ một tên du đảng leo đến cấp bậc thượng tướng đã liếm trĩ cho Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình bao nhiêu lần rồi vậy ta?
Đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi sủ quẻ thấy Việt Nam rơi vào quẻ “SƠN PHONG CỔ” (con giòi nằm trong ruột), quẻ nầy thuộc loại “hạ, hạ” xấu lắm! Trong bãi phân của bọn Trung Nam Hải thải ra, lúc nhúc đủ loại giòi bọ, như giòi Nguyễn Phú Trọng, giòi Trương Tấn Sang, giòi Nguyễn Tấn Dũng, giòi Tô Huy Rứa… giòi mang quân hàm cấp tướng Phùng Quang Thanh, giòi Nguyễn Chí Vịnh…đang tranh ăn phân của bọn lãnh đạo Bắc Kinh thải ra. Bọn lãnh đạo vô liêm sĩ nầy giống như Tần Cối, Thái Tể Bĩ đã làm cho nhà Tống và Ngô mất nước dễ dàng…loài giòi bọ dơ dáy sắp hóa thân thành ruồi nhặng, gieo rắc tư tưởng đầu hàng bọn Rợ Đại Háng (chứ không phải Hán) xâm lược cho dân tộc Việt Nam chúng ta…
Tài liệu tổng hợp – Phân tách – Nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Cựu TNCT Trại Tù THANH CẨM

Không có nhận xét nào: