Jonathan London |
Vừa rồi một tranh cãi đã bùng nổ khi một sử gia Việt Nam khẳng định rằng “sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người.” Khẳng định này có thể được hiểu như là một món quà đáng trân trọng cho cả nước và người dân Việt Nam nhân dịp 40 năm sau ngày 30 tháng 4, 1975. Xin giải thích.
Là một người quan sát xã hội Việt Nam tôi đặc biệt quan tâm đến những dịp kỳ niệm, những kính nghiệm, những ngày lễ có ý nghĩa lịch sử. (Ở đây tôi phải nói có những học già trong và ngoài nước chuyên về vấn đề này và đã viết những bài phân tích hay hơn những gì tôi có thể viết được.) Còn tôi, tôi chỉ quan tâm vi thấy cách mà những dịp kỷ niệm này được “chào mừng” phản ánh rõ một số đặc điểm quan trọng của xã hội Việt Nam mà chúng ta ít khi đề ý đến trong đời sống hàng ngày.
Vì lịch sử xã hội Việt Nam khá phức tạp (lịch sử của nước nào cũng phức tạp nhưng lịch sử của Việt Nam có thể phức tạp hơn!), những ngày lễ lớn như ngày 30 tháng 4 tạo ra những cơ hội cho người dân Việt Nam để suy ngẫm về ý nghĩa đương đại của lịch sử mà họ chia sẻ cùng nhau. Như sự qua đời của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào mùa thu năm 2013, ngày 30 tháng 4 là một ngày cho toàn dân Việt Nam, khắp nơi, trong và ngoài nước, suy ngẫm về quá khứ. Và vì có xuất thân và kinh nghiệm khác nhau, cách hiểu về lịch sử rất khác nhau. Đó là điều tốt và nên được chấp nhận và hoan nghênh.
Người Việt Nam rất tự hào, có thể nói là quá tự hào. Thay vì giả định lịch sử của đất nước đã tiếp diễn một khác đen và trắng và cứ áp đặt “sự thật” của mình, đã đến lúc mọi người (cả những người mà cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng) sẵn sàng chấp nhận lịch sử của đất nước đã chưa được đề cập một cách xứng đáng? Đọc những bài về ngày 30 tháng 4 tôi có những cảm giấc rất đáng tiếc. Tiếc vì như trước đây tôi vẫn chủ yếu thấy những quan điểm rất quen thuộc. Ai chưa sẵn sàng hòa giải, hòa hợp với ai, v.v. và v.v.
Trước đây vài tháng, khi đang uống bia với một người bạn tôi có ý là nên có một sáng kiến bắt đầu vài tháng trước ngày 30 tháng 4 để cho Việt Nam có một số bước đi mới trong hồ sơ hòa giải. Ý là nên có những cơ chế mới cho những người quan tâm có những cuộc thảo luận, những hội thảo, những cơ hội để cùng nhau tìm hiểu về quá khứ một cách mới mẻ, cởi mở, giải phóng. Những thảo luận này sẽ có sự tham gia của những người đủ thiện chí và sự khiêm tốn để nghe nhau và cùng nhau tìm hiểu sự phức tạp quá khứ.
Vì đã có bên thắng và bên thua rất dễ hiểu tại sao mỗi bên vẫn muốn nhớ chủ yếu đến “toàn tháng” và bên kia nhấn mạnh “toàn thua”. Nhưng chính việc nâng cao những thái độ đó đã và sẽ còn làm cho đất nước khó có thể khắc phục những vết thương và chấn thương mà đến nay vẫn đang hạn chế sự phát triển của đất nước.
Ở Mỹ có câu, “không bao giờ quá muộn” – tức “it’s never too late.” Không quá muộn để làm gì? Không quá muộn để “chào đón” ngày 30 tháng 4 một cách mới mẻ, một cách cởi mở hơn bao giờ hết. Cụ thể, muốn có những bước đột phá thì rõ rằng phải có một quá trình dân chủ trong công luận trong nước cũng như cách tiếp cận lịch sử. Ví dụ như, phải có những sáng kiến như nghiên cứu của các chị Thái Thị Ngọc Dư, Nguyễn Thị Nhận, Lê Hoàng Anh Thư (Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội – Đại học Hoa Sen) về Bà Mẹ Anh Hùng. Yếu tố trong nghiên cứu làm cho tôi suy nghĩ là, dù chưa biết nghiên cứu của họ đã đến đâu rồi, những nhà nghiên cứu này quan tâm đến những bà mẹ ở cả hai bên.
(Ở đây ghi nhận: Lịch sử truyền khẩu kiểu “thu công” là một cách rất rẻ tiền và cực hay… chỉ cần một máy ảnh để quay video mà làm ngay.)
Nghĩ đến ngành lịch sử ở Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào? Nếu những bình luận đáng tiếc về quá khứ như đã nêu ở đầu bài có tác động kích thịch nhiều người Việt Nam có thiện chí hợp tác và tìm hiểu cùng nhau một cách cởi mở và đoàn kết thì chúng ta sẽ có lý do để lạc quan về Ngày tưởng nhớ 30 tháng 4.
Tôi không phải là người Việt Nam. Tôi là người Mỹ mà đã tròn 5 tuổi hồi ấy (1975). Có nhiều điều về quá khứ tôi không thế nào hiểu được. Song, sau nhiều năm tìm hiểu về xã hội Việt Nam tôi thấy ngày 30 tháng 4 không nên được xem là ngày toàn thắng hay là ngày toàn thua, mà là một ngày đáng nhớ trong lịch sử của một xã hội tự hào, một xã hội mà 40 năm sau đã lên đường phát triển mà vẫn đang tìm cách để hiểu ý nghĩa đầy đủ của từ giải phóng.
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét