(CL)- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa đề xuất với Ngân hàng Nhà nước nên cấm hoàn toàn việc mua bán vàng miếng.
Đây có thể coi là một “tối kiến” nữa của tổ chức này sau đề xuất về một loại “phí được quyền mua ô tô, xe máy” được cho là rất khó hiểu cách đây chưa lâu.
Là một loại hàng hóa có giá trị nên vàng còn là phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và do đó, nhu cầu mua bán, chuyển đổi đối với loại hàng hóa đặc biệt này luôn luôn tồn tại. Cũng vì là loại hàng hóa có giá trị, nên trong một thời gian dài, tại một số quốc gia đã áp dụng chế độ bản vị vàng.
Là một loại hàng hóa có giá trị nên vàng còn là phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và do đó, nhu cầu mua bán, chuyển đổi đối với loại hàng hóa đặc biệt này luôn luôn tồn tại. Cũng vì là loại hàng hóa có giá trị, nên trong một thời gian dài, tại một số quốc gia đã áp dụng chế độ bản vị vàng.
Không khó để thấy được rằng, nếu việc “cấm” theo đề xuất của VAFI được áp dụng thì cũng khó có thể đảm bảo rằng thị trường vàng sẽ bình ổn. Bởi lẽ, khi nhu cầu mua bán, cất trữ vàng vẫn còn nguyên đó thì mọi lệnh cấm sẽ chỉ dẫn tới hàng loạt những hành vi xin cho, lách luật, buôn bán chui lủi… Người ta có thể không buôn bán vàng miếng nhưng ai đảm bảo rằng sẽ không có chuyện nấu vàng miếng thành đồ trang sức, mỹ nghệ… và liệu rằng lúc đó lại cần có thêm một lệnh cấm nữa? Trong những trường hợp như vậy, dù cho cơ quan quản lý có “ba đầu sáu tay” cũng khó mà ngăn chặn được gian lận, điều đó đã được chứng minh bằng những gì mới diễn ra cách đây chỉ mới vài chục năm.
Trên thực tế, chỉ khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, suy thoái, lạm phát thì giá vàng mới lên cao bởi khi đó từ chính phủ các quốc gia đến những người dân đều có xu hướng tích vàng để bảo toàn giá trị tài sản của mình. Mặt khác, giá vàng tăng giảm không phải là chuyện riêng của Việt Nam, ngoài yếu tố cung- cầu thì giá vàng trong nước không thể thoát ly hoàn toàn với giá vàng thế giới. Chắc chắn sẽ chẳng có cảnh người dân đổ xô mua vàng như thời gian vừa qua nếu lạm phát không quá cao và giá vàng thế giới chỉ ở mức thấp.
Rõ ràng, cách quản lý bằng cấm đoán như đề xuất của VAFI không giải quyết tận gốc của vấn đề mà chỉ đơn thuần là bịt những lỗ rò rỉ một cách thụ động. Có ý kiến cho rằng, đề xuất của VAFI gợi nhớ đến thời kế hoạch hoá tập trung, điều hành nền kinh tế bằng kiểm soát, mệnh lệnh hành chính và cấm đoán.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến thần kỳ, đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó gắn liền với sự thay đổi về cơ chế, chính sách và tư duy quản lý. Nhưng có vẻ hiện nay, cách quản lý theo kiểu “quản không được thì cấm”, lạm dụng mệnh lệnh hành chính đang trở lại.
(PV)
(Nguồn: http://congluan.vn/Item/VN/Vandehomnay/2011/9/F153E43DBA3403D6/ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét