Chuyện về giáo dục ở Việt Nam ngày nay (Tức là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập- tự do – hạnh phúc):
Trong một buổi học, cô giáo đang dạy cho học trò tập đọc. Đến một chữ khó trong câu:” Đồng chí Phan Đình Giót đã anh dũng lấy thân lấp lỗ châu mai”. Cô hỏi:”Có em nào biết “anh dũng” là gì?. Hỏi mấy lần mới có một em dơ tay xin “phát biểu” :
- Anh dũng là “đ.. sợ”.
Cô giáo đi từ kinh ngạc đến giận dữ, đem chuyện đến mách hiệu trưởng:
- Đồng chí xem, học trò dốt nát, mất dậy thế này. Nó lại dám nói :”anh dũng là đ.. sợ”.
Hiệu trưởng gật gù, mỉm cười nói với cô giáo:
- Ừ! Nó nói thế “đ.. sai”.
Cô giáo lắc đầu chán nản nói:
- Đã thế thì đây “đ.. dạy “nữa!
Hiệu trưởng khoát tay:
- Đây “đ.. cần”.
Câu chuyện gọi là tiếu lâm, nhưng cười ra nước mắt này là một mặt biểu hiện của một nền “văn hoá đểu”, có thể là tiêu biểu cho văn hoá Macxit – Lêninnit đang ngự trị trên nước Việt Nam.
Nói đến văn hoá, người ta đã hàm một ý khác với dung tục. Người có văn hoá là một người có học – không cứ phải là có bằng cấp cao- cách cư xử lịch lãm, thanh lịch :
Người xinh cái bóng cũng xinh,
Người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn.
Người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn.
Chính vì muốn có một phạm trù văn hoá tốt đẹp hướng thượng như thế, nên trước kia người ta gọi là văn hiến. Chỉ từ khi văn hoá Tây phương du nhập, các nhà văn tây mới dùng từ văn hoá để dịch chữ “culture” và cho nó nhiều ý nghĩa duy vật hơn. Nhất là quan niệm thiên Marxist của Đào Duy Anh (1), hay của các nhà “văn hoá” Cộng Sản sau này của Việt Nam : “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”(2)
Dùng khái niệm văn hoá Cộng Sản để hiểu văn hoá Cộng sản vì sao lại gọi là “văn hoá đểu”, đối với quan niệm xưa xem ra có nghịch lý; nhưng lại rất “biện chứng” với nền văn hoá Macxit hiện nay ở Việt Nam.
Theo “Tự điển tiếng Việt” do Hanội phát hành, từ “đểu” (3) đã được định nghĩa và có những từ kép như sau:
Đểu (tt) xỏ xiên, dối trá đến mất hết nhân cách: nói đểu, đồ đểu, chơi đểu.
Đểu cáng (tt) đểu và đê tiện : bộ mặt đểu cáng.
Đểu giả (tt) : đểu và thâm hiểm; thủ đoạn đểu giả. (Chữ” giả” theo định nghĩa cũng trong tự điển này là “Không phải thật nhưng làm ra vẻ giống như thật”, khi ghép với chữ “đểu” lại có nghĩa là thâm hiểm.
Thực ra những người làm tự điển chỉ là sưu tập các từ ngữ lưu truyền trong dân gian. Thái độ khoa học là phải ghi rõ ràng những từ mới và nghĩa mới; cũng như những từ cũ đã bị đổi nghĩa. Có nhiều từ lúc đầu là nói lóng, nói trại nghĩa, vì mục đích che dấu bí mật, lâu dần đã mang ý nghĩa che dấu ấy và trở thành thông dụng. Cũng vậy, chữ “đểu” lúc đầu chỉ mang một ý nghĩa là xỏ xiên, dối trá (tự điển ghi chính thức), nhưng nay nó mang rất nhiều nghĩa:” Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ “có” và “là”, (” être et avoir”); to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ cơ bản của tiếng Việt là “ăn”.
Thắng bại thì gọi là “ăn thua”, sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là “làm ăn”; vợ chồng “ăn ở, ăn nằm” với nhau; nói chuyện là “ăn nói”, rồi “ăn ý”, “ăn ảnh”, “ăn khớp”… Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau đồ “ăn mày, ăn nhặt”, “ăn cắp, ăn giật”. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu…cái gì cũng đểu cả nên “đểu” hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.
Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp:
- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ “đồ đểu”. Nước mình đang ở thời kỳ “đồ đểu”.
Bây giờ trong nước người ta không nói là giả nữa mà nói là “đểu”: hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu. (Vô danh)
Tác giả “vô danh” chỉ quan sát và đúc kết hiện tượng sinh hoạt của xã hội Cộng Sản Việt Nam mà không thấy có sự hiện diện của một nền văn hoá chỉ có thể dùng từ “đểu” đặt cho mới xác đáng vì nó có nguyên ủy và biến thái “đểu”.
1. Nguồn gốc đểu của văn hoá Macxit Lêninnit ở VN
Về cuối đời, sau khi đã bị đày đọa cả nửa thế kỷ trong xã hội XHCNVN, triết gia Trần Đức Thảo nói “Chính là Marx sai”. Một cái sai của một triết gia đã lấy đi cả trăm triệu tính mạng con người, và còn không biết đến bao giờ nhân loại mới hoàn toàn rũ bỏ được cái sai ấy. Ông Gorbachew nhận định:”Cộng sản là dối trá và chỉ có dối trá”Theo ngôn ngữ hiện đại ở Việt Nam thì là “Cộng sản là đểu và chỉ có đểu”.
Căn cứ vào mục tiêu của Tuyên ngôn Cộng Sản thì nếu không có dân chủ Xô viết, không thể có chủ nghĩa xã hội. Tham vọng của Cộng sản là thực hiện chủ nghĩa xã hội ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước tiền tiến. Năm 1939 Trosky đã viết: “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là tạo ra một xã hội không giai cấp, dựa trên sự liên kết và thỏa mãn hài hòa mọi nhu cầu. Trong ý nghĩa cơ bản ấy thì chưa có một tí xã hội chủ nghĩa nào ở Liên Xô”. Điều này chứng tỏ một sự lừa đảo có ý thức đối với lao động và nhân dân thế giới. Engel trên lý thuyết nói về xã hội không có giai cấp của CS nghe rất “sướng tai”: “Sau này khi không còn sự thống trị giai cấp và đồng thời không còn cuộc đấu tranh của mỗi cá nhân để tồn tại do sự tổ chức hỗn loạn của nền sản xuất hiện nay, và do sự va chạm và xung đột thái quá bắt nguồn từ cuộc đấu tranh này thì không còn gì để phải đàn áp, không còn có một lực lượng đặc biệt của Nhà Nước để đàn áp nữa. Kẻ tầm thường nghĩ rằng muôn đời vẫn cần có anh xen đầm. Thật ra anh xen đầm còn chế ngự được con người chừng nào con người chưa đủ lực để chế ngự thiên nhiên. Muốn cho Nhà Nước tiêu vong, phải làm tiêu vong sự thống trị giai cấp và cuộc đấu tranh để cá nhân tồn tại”. Nhưng khi chuyển sang thực tế, trước hết bên Liên Xô trong những năm đầu của cách mạng đã hình thành một giai cấp quan liêu. Sự lừa đảo quần chúng nhân dân tiên khởi của chủ nghĩa CS ở Liên Xô là đã dẹp bỏ một giai cấp mà họ gọi là ăn bám, tức là phong kiến để rồi thay thế vào đó một giai cấp ăn bám mới, tức là giai cấp cán bộ có hành vi rất quan liêu. Nói đúng ra, giai cấp quan liêu của CS gồm toàn thành phần đảng viên nắm nhiệm vụ điều hành đất nước, chỉ là một hình thức quan liêu tư sản thoái hoá, vì họ cũng có một động cơ quá trình phát triển như nhau, đúng như Trosky đã nhận xét về giai cấp quan liêu CS này: “Xét về tính chất, quan liêu không phải là một giai cấp, mặc dù có khát vọng trở thành giai cấp. Trong quá trình sản xuất, quan liêu không có vị trí độc lập và cần thiết như một giai cấp. Quan liêu chỉ là một đám người ăn bám vào giai cấp lao động (Cả cái Đảng CS từ lãnh đạo chóp bu đến cấp thấp nhất ở địa phương đều là ăn bám vào lao động quần chúng), như cây tầm gửi ăn bám vào một thân cây to, rút nhựa để sống. Trong hàng chục năm qua, quan liêu ở Liên Xô đã rút ở nền kinh tế Nhà nước những đặc lợi, đặc quyền cho mình. Mặc dầu không chiếm hữu những phương tiện sản xuất, họ vẫn có quyền hưởng thụ tối đa những sản phẩm do những phương tiện sản xuất này làm ra. Chính vì thế, họ đã bảo vệ (bảo vệ theo phương pháp quan liêu của họ!) nền kinh tế tập thể, thành quả của Cách mạng tháng Mười như bảo vệ con ngươi của mắt họ” (Bác Hồ cũng lập lại câu này với đảng viên). Thứ hai họ vẫn phải lẩn lút dấu diếm thu nhập của họ, trước mắt dân chúng. Họ vẫn phải giả dối, đem chủ nghĩa Macxit ra tuyên truyền, trong lúc họ áp dụng chủ nghĩa này dưới lăng kính quan liêu của họ”.(5)
Người nông dân và thợ thuyền, nói theo quan điểm của CS là “vô sản” đoàn kết lại để cho bọn bất lương bóc lột và đoạ đầy. Những tuyên bố lừa phỉnh “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” đã mê hoặc được dân chúng và đưa được họ vào chốn cực khổ triền miên. Đó là đường lối chính trị “đểu” của đảng Cộng Sản Liên Xô, tiền bối của cách mạng tháng Tám V.N. (Đây VN tháng Tám, em Liên Xô tháng Mười – Tố Hữu)
Trong việc đào tạo nếp sống tinh thần của người dân, tức là về mặt văn hoá Đảng chiếu cố tận tình khuôn ép nhân dân trong cái gọi là nền văn hoá vô sản: “Cơ quan trung ương của đảng ban bố những bài không ký tên, khá giống lệnh của các tướng tá quân sự quản lý kiến trúc, văn học, kịch bản, nhảy múa, cố nhiên là cả triết học, các khoa học tự nhiên và lịch sử.”(6).
Trong việc đào tạo nếp sống tinh thần của người dân, tức là về mặt văn hoá Đảng chiếu cố tận tình khuôn ép nhân dân trong cái gọi là nền văn hoá vô sản: “Cơ quan trung ương của đảng ban bố những bài không ký tên, khá giống lệnh của các tướng tá quân sự quản lý kiến trúc, văn học, kịch bản, nhảy múa, cố nhiên là cả triết học, các khoa học tự nhiên và lịch sử.”(6).
Sự lãnh đạo bằng khủng bố của Đảng đối với tầng lớp gọi là trí thức tiểu tư sản làm thui chột hết mọi sáng tác, phát minh mà nguyên do cũng chỉ vì tầng lớp này cần phải tạo một vỏ sò cho mình để tồn tại: ‘ Đã từng nếm một kinh nghiệm đau đớn, các nhà khoa học tự nhiên, toán học, ngữ vị văn học, lý thuyết gia về nghệ thuật quân sự cố tránh những khái quát hoá lớn rộng, sợ rằng có một “giáo sư đỏ” thường thường lại là một anh ngoi lên ngu dốt chống lại họ một cách thô bạo bằng một trích dẫn nào đó của Lênin, hoặc Stalin. Trong trường hợp như thế, bảo vệ tư duy và phẩm chất khoa học chắc chắn là tự gây cho mình một sự đàn áp khắc nghiệt.”(7) Như thế, điều hợp lý là phải có một nền văn hoá, nói riêng về văn học xây dựng bằng những tác phẩm “đểu” của những tác giả được Đảng chiếu cố : ‘Sự trung thực không có nó không thể có công tác lý luận, bị dẫm xuống chân. Những ghi chú để giải thích kèm theo các văn bản của Lênin cứ mỗi lần tái bản lại được sắp xếp lại từ đầu đến cuối để phục vụ lợi ích riêng bộ tham mưu của Chính phủ, tâng bốc các” lãnh tụ”, bôi nhọ các địch thủ của họ, xoá đi một số dấu vết… Các sự việc bị bóp méo, tư liệu bị che dấu, hoặc, ngược lại, được chế tạo ra, thanh danh được dựng lên hoặc bị hủy đi”(8). Đặc sắc của các lãnh tụ Cộng Sản đều là các ” nhà văn lớn” với những tác phẩm đồ sộ trở thành kinh điển, và mỗi lời nói là khuôn vàng thước ngọc chỉ đạo: ‘Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản tuyên bố trong một cuộc hội nghị các nhà văn rằng : ‘Các chỉ thị của đồng chí Stalin là pháp lệnh cho tất cả mọi người” và người ta vỗ tay, mặc dù một số đỏ mặt vì xấu hổ “…Và như người ta muốn lăng mạ đến tột cùng văn học, Stalin, người không thể viết đúng ngữ pháp một câu tiếng Nga, được phong là một trong những nhà cổ điển về văn phong “.(9)
Nền tảng văn hoá Macxit ở “quê hương cách mạng Tháng Mười” mà những người đầu tiên ái mộ chủ nghĩa Marx hết lòng hết dạ đem về cho nhân dân Việt Nam để thay thế nền văn hoá mà họ gọi là phong kiên lạc hậu, thực dân, tự bản chất nó đã là sản phẩm của đám người ” tiêu giấy bạc giả”- nếu dùng từ mới của VN ngày nay thì là bọn “tiêu tiền đểu”. Thực vậy, những sách gọi là kinh điển mà những trí thức VN đọc để từ đó hiểu chủ nghĩa Mac đều không phải là trước tác cơ bản của nền tảng Macxit. Nếu người ta đã biết không phải học thuộc tứ thư ngũ kinh là thành nhà Nho, mà còn phải có công phu hàm dưỡng tu thân mới thể ngộ được đạo đức để làm một hiền nhân quân tử; thì đối với Macxit khả năng tổ chức và lãnh đạo quần chúng- tức là lừa bịp và đàn áp mới là cơ bản. Hồ Chí Minh chỉ là một người hành động, không phải là lý thuyết gia, và ông cũng hoạt động ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam. Nhóm chủ trương cách mạng theo Maxit là nhóm Tân Việt với Đào Duy Anh, có định hướng và chương trình rõ rệt: ‘Tôi (Đào Duy Anh) sở dĩ thừa nhận rằng con đường cách mạng của nước ta phải theo phương hướng cách mạng Xã hội chủ nghĩa là do nhận thức bằng lý trí, thấy như thế mới lô-gic, chứ thực ra chưa biết làm cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào.”(10).Chỉ căn cứ vào sách vở do Đảng Cộng Sản viết mà chuyển đạt chủ nghĩa CS vào VN, Đào Duy Anh cũng như vài cộng tác viên của đảng Tân Việt lúc ấy không hiểu rằng thực chất những sách ấy đã không phản ánh thực trạng của cách mạng Xã hội chủ nghĩa: ‘Nhờ quen biết một thanh niên quê ở Thanh Hoá đã từng làm thư ký tàu biển cho một công ty hàng hải Pháp, có lẽ bấy giờ anh ta là một đầu mối liên lạc ở Saigon để các thủy thủ Pháp tiến bộ trao cho những sách báo do đảng Cộng Sản Pháp xuất bản, tôi được anh trao cho một số sách về chủ nghĩa Cộng Sản như”: ABC du Communisme, Theorie materialisme historique, Lenine et la question national v.v…Ngoài ra tôi còn mua được một số sách của các nhà xuất bản khác như Histoire du Socialisme, Karl Marx, sa vie, son oeuvre của Mac Beer, Lenine của Clara Zetkin, La femme et la socialisme của Auguste Bebel.”
Con đường đi đến chủ nghĩa Mac hoàn toàn bằng lối hàm thụ ấy đương nhiên chỉ cho người ta một mớ kiến thức hào nhoáng bên ngoài, nhưng nó lại tạo ra một niềm tin mù quáng. Không đối chiếu với thực tại thì không thấy những yếu kém hay sai lầm của lý thuyết. Mang tiếng là khoa học, nhưng lại hành xử rất từ chương, nó sẽ dẫn đến “nói một đàng, làm một nẻo” mà sự kiện này vốn lúc ấy đang diễn ra ở Liên Xô, quê hương của Cách Mạng tháng Mười,”Tôi đã tin tưởng rằng Cách mạng VN muốn thành công, cuối cùng tất phải theo hướng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa xã hội ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học hay chủ nghĩa Cộng Sản, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac, mà chủ nghĩa Mac là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử.”(11).
Rất nhiều người đã lầm lẫn khi cho rằng những người Cộng Sản VN chỉ dùng chủ nghĩa Cộng Sản như một phương tiện để tranh thủ độc lập cho nước nhà. Đó là vì theo ý thức hệ cũ, tinh thần quốc gia là tuyệt đối, dù trong chế độ quân chủ, nhân dân và xã tắc vẫn được tôn trọng và từ vua đến quan đều phải lây quốc gia làm trọng. Những nhà cách mạng buổi đầu của VN như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu dù chủ trương Đông Du hay Tây hoá cũng vẫn có mục đích tranh thủ độc lập cho quốc gia. Nhưng Cộng Sản thì theo đúng tư duy của họ, mục đích là thế giới. Quốc gia chỉ là một phần nhỏ của thế giới. Tranh thủ độc lập quốc gia chỉ là bước đầu để cho giai cấp công nông có chính quyền mà tiến lên làm cách mạng thế giới: ‘Sau khi phân tích tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình xã hội, đặc biệt là sự phân bố giai cấp ở nước ta, tôi đi đến kết luận rằng Đảng ta ngày nay phải là một đảng có tính chất liên hiệp quốc dân, chứ chưa có thể là một đảng Cộng Sản thuần túy của giai cấp công nhân được, vì thực ra giai cấp công nhân của nước ta còn non trẻ, nhưng trong tình hình thế giới ngày nay, cách mạng nước ta cuối cùng phải là một bộ phận của cách mạng thế giới, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên để có thể đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà từ cách mạng dân tộc tiến lên cách mạng thế giới (tức cách mạng Xã hội chủ nghĩa.”(12)
Rõ ràng :
“Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.”
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.”
Tự cơ bản của Cộng Sản không có chỗ đứng cho quốc gia. Lenin chỉ dùng chiêu bài dân tộc để đánh phá tư bản và thực dân, cho Liên Xô rảnh tay làm cách mạnh xã hội ở trong nước. Như thế bản chất của văn hoá Macxit đã là giả dối, lừa phỉnh, hay nói ngôn ngữ ngày nay là “đểu”. Vănhoá Macxit hay bất kỳ một nền văn hoá nào đều phải là tiếp thu những tinh hoa của văn hoá tiền nhiệm. Sự tiếp thu ở mặt văn hoá không hàm ý đấu tranh triệt tiêu, mà chỉ là chọn lựa tự nhiên. Tuy vậy giai cấp cầm quyền với sự lo ấu về an nguy của nó, vẫn muốn khống chế một tư duy văn hoá thể hiện ra ở cách tư duy và hành động. Nền văn hoá nhân bản vốn đã có thời gian dài xây dựng và củng cố trong lịch sử, dù bị nhiều va chạm cũng vẫn là tiêu chuẩn cho mục đích hành động của con người. Nó không thể thỏa hiệp được với sự lăng mạ lòng nhân ái và liêm xỉ của con người bằng những hành vi dối trá, cướp đoạt, diệt chủng.
Mê hoặc lý thuyết của những người tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản nhắm vào thành phần trí thức trong xã hội là cái vỏ bạo lực của cách mạng. Họ tung hỏa mù để vừa che lấp những hành vi tàn bạo diệt chủng, vừa lu loa gian dối chào hàng: ‘Bao nhiêu thế hệ triết gia từ mấy trăm năm gần đây đã cố đi tìm thực chất của cuộc sống con người(*), và đến hơn trăm năm nay Karl Marx là nhà tư tưởng mới gọi là nắm được căn bản của cuộc sống. Nhà Phật cho rằng chỉ cần tâm ý con người được sự chỉ đạo của định và tuệ, thì con người bị “phóng thể” có thể trở vè được bản thân mình, do đó mà tự cứu mình và cứu độ người khác. Karl Marx thì cho rằng con người bị “tha hoá” về mọi mặt phải được giải thoát khỏi sự tha hoá để trở thành con người chân chính, toàn diện…Marx thì cho rằng sự tha hoá của con người là bắt đầu từ sự tha hoá về kinh tế, tức là sự tha hoá của chế độ tư hữu tài sản,(*). Người Macxit phải dùng đấu tranh mới thực sự giải phóng được con người (Cộng Sản trên thế giới đã giải phóng được cả trăm triệu người khỏi cuộc sống. Riêng Công Sản Việt Nam đã giải phóng cả 20 triệu dân miền Nam (VNCH) khỏi cuộc sống tương đối ổn định về kinh tế để đưa công nông cả nước vào cuộc sống nghèo khổ, nô lệ ). Người Macxit cho rằng nếu không đấu tranh thì không thể nào mong tự giải thoát được. Song đấu tranh có nhiều hình thức, từ đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị, đến đấu tranh bằng bạo lực, tùy thời cơ mà dùng hình thức này hay hình thức khác.(Cái đểu của đấu tranh tư tưởng Cộng Sản là bịt mồm không cho đôi phương phát biểu).. Những điều căn bản để cứu đời chỉ có thể thực hiện được bằng cách đấu tranh để mở rộng cách mạng ra nhiều nước khác, kể cả những nước Đế quốc chủ nghĩa, để hạn chế và dần dần chấm dứt sự lũng đoạn của những công ty tư bản khổng lồ trên toàn thế giới là những kẻ thủ ác trong những mối đe dọa lớn đối với loài người.(* )Như thế thì có thể nói rằng lý tưởng cứu độ của người Phật tử cũng như lý tưởng cứu thế của các tôn giáo khác mà xưa nay các tôn giáo không thực hiện nổi (sic), chủ nghĩa Mac sẽ có thể thực hiện được”.(12)”Con người được giải phóng khỏi mọi hình thức tha hoá, con người toàn vẹn ấy, chỉ có thể trở thành ở trong xã hội Cộng sản thôi. So với các thứ chủ nghĩa nhân đạo cũ, từ chủ nghĩa nhân đạo Phật giáo và Khổng giáo ở Đông phương, đến các thứ chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn ở lòng thương của Thiên chúa hay những chủ nghĩa nhân đạo của những nhà triết học vô thần, thì chủ nghĩa nhân đạo của Mac cao thượng và thiết thực hơn nhiều”(13).
2.Chính trị đểu
Thiết thực đến người dân là chính trị. Trong xã hội Phong kiến, sống dưới sự cai trị của quan lại trong vương triều cũng như chính quyền ở làng xã, nhân dân không thể tránh khỏi những xử đoán bất công, hà khắc, cho nên ai cũng mong muốn một chế độ cai trị dễ thở. Người ta gọi là “minh quân,lương tể” khi trong nước có vua quan biết thương yêu lo cho cuộc sống an bình của người dân. Cộng Sản đã mị dân bằng chiêu bài dân chủ thủ tiêu tất cả những áp bức của phong kiến: ‘Về vấn đề quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính thực chất là vấn đề chuyên chính vô sản, nghĩa là” Sự tổ chức của bộ phận tiên phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để đàn áp kẻ áp bức… Đồng thời với sự mở mang rất rộng rãi dân chủ…cho người nghèo, cho nhân dân…chuyên chính vô sản đem lại một loạt hạn chế tự do đối với những kẻ áp bức, kẻ bóc lột, bọn tư bản. Dân chủ cho tối đại bộ phận của nhân dân và đàn áp bằng sức mạnh đối với những áp bức của nhân dân “.(14)
Thực tế xã hội CSVN đã chứng tỏ tính chất “đểu cáng” của chính quyền Cộng Sản dựa trên cơ bản chuyên chính vô sản. Nhân dân được lao động vượt quá sức mình (các tận sở năng) để hưởng được những gì nhà nước chuyên chính ban cho mà không được phàn nàn. Thay vì áp chế kẻ thù giai cấp nay đã hoặc cao bay xa chạy, hoặc nằm im dưới lòng đất, nó “hơi xem nhẹ cái mặt dân chủ đối với nhân dân (sic) (Xem nhẹ nghĩa là giai cấp Đảng làm mọi việc một cách độc đoán cho quyền lợi riêng của Đảng.)
3.- Pháp luật đểu:
Người ta thường dùng những tiêu chuẩn và quan niệm của thế giới dân chủ Tây phương (Cộng sản gọi là phản động) để đo lường và đánh giá hành vi chính trị cũng như luật pháp của Đảng Cộng Sản. Hiển nhiên điều ấy là bất cập vì trong chế độ độc tài toàn trị Cộng sản, không có vấn đề luật pháp không bị chính trị chi phối. Như thế pháp luật là một công cụ để Đảng phát huy tác dụng chuyên chính của nó.(bằng cách bịt mồm bị cáo ở tòa án, định sẵn bản án cho tội nhân trước khi sử, ngăn cản không cho luật sư biện hộ, mớm cung, bịa đặt bằng chứng v.v..Thế nhưng lại bọc cái gọi là “pháp luật XHCN ấy dưới cái vỏ rất dân chủ và tiến bộ: ‘…Làm thế nào để cho nó phát huy tác dụng chuyên chính của nó thì chỉ là đối với cái gì có quan hệ thực sự với kẻ thù giai cấp mà phải phát huy tác dụng quản lý dân chủ của nó đối với nhân dân lương thiện. Muốn được như thế thì chỉ có cách là mở rộng dân chủ XHCN, mà vấn đề dân chủ XHCN, như đã nói ở trên chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh nội bộ- phê bình và tự phê bình- trên nhu cầu của thực tế khách quan.”(14). Xem như thế mới hiểu được nhũng người trong đảng mà phạm pháp thì không thuộc phạm vi luật pháp mà chỉ có “xử lý nội bộ ” căn bản đặt trên sự phê và tự phê”. Điển hình vụ tham nhũng Vinashin ở Việt Nam nếu xảy ra ở nước dân chủ (chẳng thể nào có ở một nước dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp), thì dư luận, luật pháp đã xử lý tới nơi tới chốn. Nhưng ở nước CHXHCNVN (độc lập- tự do- hạnh phúc) thì: ‘Quyết định của Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật vơi các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin!(Chắc là các đồng chí cũng có phê và tự phê).. Mặc dầu chúng tôi có thiếu xót và khuyết điểm nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tự xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật
(có nghĩa là nếu một ” nhân dân anh hùng” ăn cắp 100 đồng VN thì tù- ngụy danh là học tập cải tạo, vì Pháp luật nước ta chủ yếu giáo dục, cải hoá; còn “quan lớn bộ Chính trị ăn cắp cả trăm triệu Đôla Mỹ thì lỗi ở đồng đôla đã hủ hoá cán bộ, nên cán bộ phải nghiêm túc tự phê mà đề cao cảnh giác.)
Pháp luật” đểu” là có luật hình sự ban hành để xếp xó, còn thì dùng “luật rừng” mạnh được yếu thua. Mạnh là Đảng, yếu là nhân dân. Bùi Tín đã viết về vụ án “mua dâm nữ sinh vị thành niên ở HàGiang như sau: ‘Ngay ngày 11 tháng 3 các đài phát thanh VOA, RFA, RFI …đã chỉ ra những điều không bình thường của phiên toà. Tại sao lại xử kín, không cho báo trong nước và báo nước ngoài tham dự, không cho cả người thân trong gia đình, mẹ của hai em Hằng và Thúy vào dự? Tại sao không cho luật sư bảo vệ các em? Tại sao không cho phép luật sư Trần Đình Triển tham dự khi ông tình nguyện biện hộ miễn phí cho các em? Cuối cùng luật sư xin vào dự chỉ để tìm hiểu về vụ án, cũng bị từ chối với một lý do rất vớ vẩn: ‘Hôm nay toà không làm việc”.
Dưới đây là những biểu hiện của “luật rừng” rõ rệt nhất:
“Tên gọi của vụ án vẫn cứ gọi là “vụ án mua bán dâm của vị thành niên”. Không có gì sai hơn là tên gọi này. Có thể khẳng định nếu không có tên hiệu trưởng ma cô Sầm Đức Xương đứng ra bịp bợm, dọa dẫm. mua chuộc các em rằng: ‘Không nghe theo, không ngoan ngoãn vâng lời các quan chức thì dù học giỏi cũng không được lên lớp, cũng không được đỗ khi thi, còn bị điểm hạnh kiểm xấu” thì không có vụ án này. Bọn nhóm quan đầu tỉnh tham nhũng, hoang dâm đầu xỏ của vụ án nghĩ ra mưu dùng tên hiệu trưởng đầy thú tính làm tay sai đắc lực. Tên hiệu trưởng này hiểu rõ tâm lý các em là rất sợ bị điểm đạo đức xấu, rất sợ bị điểm thấp, rất sợ thi không đỗ, không được lên lớp, sẽ bị gia đình rầy la, nên lợi dụng nỗi lo sợ ấy, biến các em thành những kẻ nô lệ tình dục.
Để soi tỏ cái chế độ tư pháp độc đảng kỳ dị này, xin nhắc lại lời của Chánh án toà án Nhân dân Tối cao Trịnh Ngọc Dương tháng 10 – 2008 được truyền bá rộng rãi: ‘ Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được; xử hòa cũng được, xử thắng cũng được.” Một tuyên ngôn, một lời thú nhận đáng sợ. Cũng như nữ luật sư Ngô Bá Thành, Đại biểu Quốc hội từng nói: ‘ Ở Việt Nam ta có một rừng luật, nhưng khi xét xử lại áp dụng luật rừng”.(Bùi Tín viết riêng cho VOA, 21-3-2011).
“Việt Nam không có tù chính trị”, chỉ có phản động làm nguy hại an ninh, chống phá cách mạng. Đấy là cần phải xử. Còn thông thường thì cứ âm thầm bắt người, giam ở một chỗ bí mật, thân nhân cứ lấy ngày nạn nhân được “mời đi làm việc” làm ngày giỗ.
3. Giáo dục đểu
Tự cơ bản giáo dục Cộng Sản dạy cho người ta ăn gian nói dối để phục vụ chính trị của Đảng. Ngoài chương trình đào tạo nặng về chính trị (Hồng hơn chuyên) còn có sách vở “đểu” khiến cho trí thức người dân chỉ phát triển theo chiều Đảng muốn (Xin hẹn ở một bài khác tìm hiểu và phê phán sâu đậm hơn về sách “đểu”).Ngay từ hồi Cộng Sản còn lén lút tuyên truyền trong dân chúng VN, người có thể nói có công nhất trong việc đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào VN là Đào Duy Anh. Ông đã biết làm việc “treo đầu heo, bán thịt chó”: ‘Làm việc này tôi có một dụng ý riêng là nhân việc giải thích từ, mà phổ biến trong nhân dân một số khái niệm chính trị theo hướng chủ nghĩa Mac, mà tôi thấy là cách giải thích tiến bộ nhất và khoa học nhất. Tôi có giải thích những thuật ngữ này theo sự hiểu biết của mình do nghiên cứu những sách về chủ nghĩa Mac trước đây, chứ không theo hẳn cách giải thích của các từ thư thông thường, và đôi chỗ nó vượt ra ngoài cách giải thích thường có ở một cuốn từ điển(*).Đó cũng là một cách để phổ biến chủ nghĩa Mac mà bước đầu tôi đã thử làm trong mười ba tập sách của Quan hải tùng thư. Thí dụ:Cộng Sản chủ nghĩa : cái chủ nghĩa muốn tiêu diệt quyền tư hữu, đem tất cả cơ quan sinh sản (*), sinh sản phẩm trên xã hội làm của chung của tất cả mọi người, đặt cơ quan thống kê và quản lý chung; về chính trị thì chủ trương liên hiệp tất cả giai cấp lao động để đánh đổ chế độ Tư bản.(14)
Cả một hệ thống văn học tuyên truyền ngự trị trong giáo dục nhằm uốn nắn tâm hồn người dân ngay từ tuổi mới học nói : ‘Yêu biết mấy nghe con học nói; Tiếng đầu lòng con gọi Stalin), cho đến ông già gần đất xa trời “nhớ nghĩ chiều hôm”(15). Hệ thống giáo dục ngụy trá ấy không những đánh lừa người dân trong nước, mà còn có mục đích đánh lừa cả quốc tế. Nó không phải là sáng kiến của Cộng Sản VN mà chính là sáng kiến của Cộng Sản quốc tế với Lênin và Stalin: ‘Cách đây ít lâu, khi tôi ở nước ngoài, người ta đã đề nghị tôi 20.000 Đôla để in các hồi ký của tôi, nhưng những hồi ký này phải qua sự kiểm duyệt của Bộ Chính trị và tôi biết ở đất nước chúng ta, người ta giả mạo, xuyên tạc biết bao nhiêu lịch sử đảng và cách mạng, tôi không muốn tiếp tay cho một số giả mạo như thế. Tất cả công việc kiểm duyệt của bộ Chính trị chỉ là cấm tôi đánh giá trung thực những nhân vật và hành động của họ”(16).
Chúng ta không có công sức mà rà soát toàn bộ tác phẩm văn học và giáo dục của Cộng Sản Việt Nam. Hãy gạt ra ngoài những sách giáo dục ấu trĩ, chỉ kể riêng phần gọi là “hàn lâm” là nơi tham khảo cho những người ngoại quốc muốn biết về văn hoá VN cũng đã “nguyền rủa sự thật ” khủng khiếp đến thế nào. Sách vở miền Bắc đều là những phiên bản của một bản ngợi ca lố bịch gần như hoang tưởng. Hãy xem ông Nguyễn Khắc Viện gọi là trí thức đỉnh cao, đã từng được đào tạo về y khoa ở Paris năm 1983 viết: ‘Với tất cả những giàu sang và hấp dẫn của nó, xã hội tư bản phát triển nhất vẫn là một xã hội bệnh hoạn, có nguy cơ dẫn loài người đến ngày tận thế hạt nhân(*). Một xã hội xã hội chủ nghĩa ngay từ trong trứng nước như ở Việt Nam còn mang nặng tất cả những chứng tật ấu trĩ và di sản từ ngày xưa (vẫn đổ lỗi cho quá khứ) vẫn có những mầm mống lành mạnh không thể nào có ở những nước tư bản”.(17)
Hãy so sánh ý tưởng sau đâysẽ thấy rõ phiên bản “trăng Liên Xô đẹp hơn trăng Mỹ”: ‘Nhưng hễ tôi so sánh những cảnh đông người, cảnh xã hội ở đấy với những cảnh tôi thấy trong đường phố Matxcơva thì một sự khác biệt đập ngay vào mắt. Cảnh đông người trên đường phố Matxcơva toát ra một khí sắc lành mạnh không thể có ở các thành phố tư bản”.(18) (Làm sao tìm được ở Paris mầm mống và khí sắc lành mạnh như Hiệu trưởng làm ma cô ép buộc gái vị thành niên bán dâm như ở HàGiang, Thiên đường Cộng Sản của CHXHCNVN.)
Đến thời gọi là “mở cửa” thì vì chủ trương “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” nên về mặt văn học có sự tái bản những sách của “miền Nam”. Nhưng Đảng đâu có thiếu đề cao cảnh giác. Các sách đã bị cắt xén những điều chạm đến chính sách và niềm tin của Đảng. Điều này tạo ra những nhận định sai lầm về văn hoá ở “miền Nam (VNCH) trước đây (*). Những học giả ở “Miền Nam” trước đây đều phải tuân thủ một tinh thần tôn trọng sự thật khi sáng tác hay biên khảơ. Nề nếp có tính chất quốc tế ấy khiến người ta tin tưởng ở những điều các vị học giả ấy viết ra, để căn cứ vào đấy mà có những nhận định chính xác.Vì thế những biên khảo không được có sự bịa đặt, dựng đứng hay ngụy tạo chứng cớ. Nếu có sự sai lầm trong tác phẩm biên khảo thì đấy là do trình độ còn yếu kém và không thể che dấu được người đọc có trình độ. Việc phê bình thẳng thắn sẽ giúp độc giả nhận ra những chỗ sai lầm này.
Học giả XHCN thì không tôn trọng quy tắc này. Điển hình như “Thầy” Đào Duy Anh đã dựng lên chuyện cụ Phan Bội Châu ca tụng Nguyễn Ái Quốc mà không cần chưng ra một chứng cớ nào cả.Cũng như “học giả” Trần Dân Tiên đã viết sách về tiểu sử “Bác Hồ” để từ đó những học giả ngoại quốc tham khảo khi viết về Hồ Chí Minh. Thầy Đào viết: ‘.. Hiện nay đã có người khác giỏi hơn lớp chúng tôi nhiều đứng ra đảm đương công việc để làm trọn cái việc mà lớp chúng tôi không làm xong. Ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không?
-Có báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt và chết ở Hương Cảng cách 2,3 năm nay rồi mà?
- Không, tôi chắc ông Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta nhất định sẽ độc lập. Họ bắt tôi dễ chứ làm sao bắt được ông Quốc; mà có bắt đi nữa thì cũng phải thả thôi, vì ông ấy giỏi chứ có như tôi đâu, lại có nhiều vây cánh và bạn bè khắp thế giới (Cụ Phan đâu có biết, làm sao Pháp bắt được Nguyễn Tất Thành khi chính hắn đã bán cụ cho Pháp để lấy tiền phát triển Đảng,)
-Thưa cụ “Bò đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là khác!
-Kể cái nghề cử tử thì xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ta thường cũng có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực, thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác”.(18)
Các học giả ngoại quốc khi viết về VN cứ yên trí tin vào những sự kiện trên thì giá trị của tác phẩm sẽ như thế nào? Rõ ràng chỉ là phiên bản của một chính sách nói dối thông suốt cả nền văn hoá Cộng Sản.
Trong sách giáo khoa dùng đào tạo giáo viên (Đại học sư phạm) đầy dãy những thông tin bịa đặt, tuyên truyền một chiều và nhất là sinh viên không hề được suy tư đối chiếu để tiếp cận chân lý, do đó đã tập quen cho những người thầy giáo tương lai một bản chất nói dối, ngụy biện, để sau này đi dạy, cứ theo con đường “sáng suốt” của Đảng mà hành nghề. Thí dụ năm 1930, sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, Pháp có ném bom vào làng Cổ Am, mà họ cho là nơi tụ tập của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng “Tan tác Kiến Kiều An đất nước ; Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây”. Các báo chí thời ấy đều có đăng tải. Nhưng vì đó là cuộc nổi dậy của VNQDĐ, do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, nên sinh viên không được học; Còn Đảng thì thổi phồng vụ chống thuế của một số dân làng ở Nghệ Tĩnh lên thành Xô Viết Nghệ Tĩnh(*) mà chính dân làng ở Nghệ Tĩnh cũng chẳng biết Xô viết là cái gì). Như thế là Bộ giáo dục của CSVN đã chủ ý đào tạo một hàng ngũ “thầy đểu” để thực hiện chính sách “dạy đểu”.Việc CSVN có thành công hay không ở chính sách này lại có một nguyên nhân khách quan khác.
4. Tu đểu
Kể từ khi “lý thuyết gia” Đào Duy Anh phong “Bồ Tát” cho Hồ ChíMinh: ‘Không hề có ý đồng nhất hoá Bác Hồ với Khổng Tử, tôi chỉ muốn nói rằng Bác Hồ tuồng như có thể xem là bực thánh nhân tập đại thành những cái thánh của nhà Nho mà còn gồm cả cái thánh của nhà Phật (Bồ Tát), cho đến cái thánh của người Macxit chân chính.”(19) thì Cộng Sản VN khai sáng một nền “tu đểu” có thể coi như từ một lý thuyết của Thích Nhất Hạnh như Đào Duy Anh đã viết: ‘Tất cả năm công tác mà Thích Nhất Hạnh coi là căn bản và cấp thiết để cứu đời chỉ có thể thực hiện được như ông tự biết khi nào “sự chia cắt đau nhức giữa tôn giáo, chủng tộc và quốc gia được bãi bỏ – Những điều ấy không có thể thực hiện được bằng sự có mặt của các nhà đại sư để cho đạo lý thấm dần vào mọi hoạt động của xã hội và bằng sự tĩnh tu giác ngộ của mỗi người, mà chỉ có thể thực hiện được bằng cách đấu tranh để mở rộng cách mạng ra nhiều nước khác, kể cả những nước đế quốc”.(19)
Cơ bản “hiện đại hoá đạo Phật này cũng giống như chủ nghĩa Macxit là một thứ “đầu voi đuôi chuột. Nhà nước Cộng Sản kinh nghiệm thới gian trước đã từng lợi dụng đạo Phật làm một sức mạnh tranh đấu (20) nên ngày nay đã kiểm soát chặt chẽ giới tu hành chân chính, đồng thời dung dưỡng để tạo nên một cán cân “tu đểu” dần dà tiêu diệt đạo Phật. Điển hình ở một số chùa có hiện tượng buôn thần bán thánh. Trong chùa cũng có sinh hoạt tổ chính trị, và nhiều sư bị phát hiện với rất nhiều hiện tượng phạm giới. Nếu các tín đồ phẫn khích vẫn lui tới lễ bái, tín ngưỡng trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo; nếu tín đồ bỏ chùa, Đảng thành công, vì đúng là một viên đạn hạ được hai con chim : vừa thực hiện được chủ trương vô tôn giáo, vừa nắm được ý thức của người dân.
Việc đưa cả Hồ Chí Minh vào thờ trong chùa, như ở phần trên có nói là do một bài báo quan trọng của Đào Duy Anh phong “Bồ Tát” cho “Bác”; cũng như dựng tượng “Bác” ở ngay đền Hùng với huyền thoại là ghi nhớ câu nói của “Bác” : ‘Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy đất nước”. (Thế mà chỉ 2 năm sau đã sai Phạm Văn Đồng viết công hàm bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu). Xây dựng chùa to để nói với quốc tế là tôn trọng tín ngưỡng, nhưng thực chất bên trong lại làm cơ sở cách mạng, không kể làm kinh tế du lịch. Trong khi những chốn tu hành không vào luồng thì đổ nát, nghèo khổ, phải đi xin tiền của người Việt tị nạn ở nước ngoài để trùng tu. Nghiễm nhiên nhiều chùa trở thành chỗ buôn thần bán thánh, vừa làm kinh tế, vừa ru ngủ quần chúng, khiến bất kỳ một manh động nào có hại cho Đảng, Nhà nước đều bị trấn áp ngay từ trong trứng. Hãy cứ đặt một nhận xét nhỏ để thấy rõ vai trò của các sư công an ở chùa này: Năm 1963 sao mà biểu tình dễ dàng và đông đảo thế; còn hiện thời sư sãi phật tử có dịp nào mà tụ tập nổi nghìn người để khiến cho chính quyền phải huy động bộ máy công an giải tán và đàn áp. Như thế, phải nhận rõ ưu điểm của bộ máy an ninh Cộng sản đã lồng được vào tôn giáo niềm sợ hãi sự trừng phạt ở hiện thế.
5. Hành xử đểu
Xưa cũng như nay dù mang tên gọi khác nhau ở ngôn ngữ, con người đối với nhau bằng lòng thành. Ở Nho giáo chữ Thành đã mang đầy đủ ý nghĩa triết học là tư tưởng cơ bản của triết lý hành động : ‘Thành giả, thiên chi đạo giã; thành chi giả, nhân chi đạo giã”( Thành là đạo của Trời, làm đến được điều thành là đạo của người).Không có thành thì sao gây được tín nhiệm với nhau, tôn trọng nhau để tạo một cuộc sống hoà hợp trên căn bản giúp đỡ nhau mà cải thiện cuộc sống.
Cái “đểu” là Cộng Sản đã phá ngay chữ “Thành” và chữ “Tín” ở chỗ cơ bản nhất là gia đình từ khi khuyến khích con tố cha mẹ, vợ chồng tố nhau. Sự tan nát niềm tin nơi gia đình đưa ra ngoài xã hội tạo nên một xã hội mất niềm tin mà chỉ còn rình mò và lợi dụng nhau. Đành rằng việc làm bậy không đời nào không có, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên Chính quyền phải cầm cân nảy mực để duy trì sự công bình, thành tín cho dân. Ngày trước người ta gọi một ông quan “đểu” là vì ông này lợi dụng chức vụ để ăn tiền, phân xử bất công, đổi trắng thay đen:
Tri Phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ Trời hạt ấy được bình yên.
Nhờ Trời hạt ấy được bình yên.
Chữ “y” chữ “chiểu” không phê đến,
Quan chỉ phê ngay một chữ “Tiền”.
Quan chỉ phê ngay một chữ “Tiền”.
Thiểu số quan tham ấy không thể tồn tại hay lũng đoạn xã hội được khi ý thức đạo đức và pháp luật của dân chúng được nâng cao. Câu nhận định tuy rằng hàm hồ, nhưng cũng có chút sự thật của Tản Đà cho ta thấy một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao dân trí với việc ổn định xã hội:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn,
Cho nên chúng nó dễ làm quan.
Cho nên chúng nó dễ làm quan.
Cũng bởi bọn chính quyền lưu manh dùng bạo lực kìm kẹp khủng bố người dân, lại thủ tiêu sự công chính và thành tín nên xã hội VN hiện tại là một xã hội không giống ai. Người ta gọi là “thời kỳ đồ đểu”, tuy nghe đau xót, nhưng cũng phản ảnh được sự thật. Việc xưng bằng cấp “rởm” của Cộng sản VN ngày nay mới nở rộ, nhưng đã có từ quá khứ mà suy ra ai cũng hiểu nhưng không ai dám nói là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đỗ kỹ sư điện tử; còn “Bác Hồ” vì đã chót tô vẽ cho Bác là “thiên tài” hy sinh tìm đường cứu nước quên cả học, nên Đào Duy Anh đành lấp liếm ca Bác về trình độ: ‘Bác Hồ không đi thi, nhưng sức học chữ Hán bấy giờ đã tương đương với sức học của một người thí sinh trung bình, tức khi chuyển sang học chữ Pháp, Bác đã có được một vốn Hán học về văn thể (*) gọi là kiêm bị, mà về nội dung thì một người thông minh như thế phải là đã có những sở đắc chứ không phải như những học trò dung phàm(*). Bác Hồ học chữ Pháp ở trường Pháp Việt và trường Quốc Học được 6 năm…Bác Hồ đã tiếp thu được một số kiến thức về Tây học kha khá đủ để làm thầy giáo dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi Bác vào Saigon(*) (21). Bây giờ thì con cháu Bác hách hơn, mua bằng từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ ở các nước Tây phương tư bản về để trí thức hoá Đảng.
Tất cả mọi thứ đều được đem ra mua bán từ quan tước đến liêm xỉ và cả sự thật nữa, cho nên mọi hành vi đều thể hiện tính chất nguyền rủa cái Đẹp, cái Tốt va cái Thật. Điều nổi cộm hiện nay là vụ án Cù Huy Hà Vũ đang phô diễn cho cả thế giới thấy rõ một Tòa án ngồi lên trên Pháp luật theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị hay của Đảng mà hành xử “đểu” với nhân dân.
5.- Vấn đề hoà hợp hòa giải với CSVN: Những người còn mang bản chất người có thể hòa vào với nền ” văn hoá đểu” của Cộng Sản Việt Nam không? Cộng sản không thể và không muốn sửa đổi. Cái gọi là nền văn hoá Macxit ấy là tai họa cho không những dân tộc Việt Nam, mà còn cho cả nhân loại cần phải được giải trừ để thay thế vào đấy một nền văn hoá nhân bản. Phải làm ngay lúc này thì vài ba thế hệ sau mới trở về nẻo thiện được. Văn hoá không thể từ trên trời rơi xuống và có kết quả cấp kỳ. Bài học cay đắng của lịch sử là từ giữa thế kỷ trước người ta không nghĩ đến sự nguy hại của văn hoá Macxit vì thật sự chưa có những biểu hiện “đểu” trong xã hội; vì xã hội vẫn còn ảnh hưởng của những yếu tố văn hoá cũ với điều mà người ta gọi là tử tế. Công việc tẩy rửa văn hoá “đểu” thật là khó khăn và lâu dài.”Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.”
Lê Văn Ngọc
Chú thích
(1) Trong quyển VN văn hoá sử cương của Đào Duy Anh, xuất bản năm 1938 ông định nghĩa văn hoá như sau: ‘ Người ta thường cho rằng văn hoá là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hoá vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hoá nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải ở trong phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt.
Văn hoá đã tức là sinh hoạt thì không kể là dân tộc văn minh hay dã man đều có văn hoá riêng của mình, chỉ khác nhau về trình độ cao thấp mà thôi. Ví dụ văn hoá của các dân tộc Âu Mỹ thì cao, mà văn hoá của các dân tộc mọi rợ ở Phi châu, Úc châu cùng các giống người Mường, Mán, Mọi ở nước ta thì thấp.
(2) Trần Ngọc Thêm- Tìm về bản chất văn hoá Việt Nam – trg25
(3) Xét về từ nguyên của chữ “đểu” chưa thấy có tự điển nào nêu ra ngoài các định nghĩa thông thường. Có thể phỏng đoán rằng tiếng Hoa nói lóng dương vật của đàn ông là con chim, tức là “điểu”. Người Việt ta đọc trại thành “đểu” (?)
(4) Trích từ trang mạng của Vô Danh. Xin cám ơn tác giả Vô Danh đã có phát kiến thâm thúy về ngôn ngữ.
(5) L. Trosky – Cuộc cách mạng bị phản bội – trg 17
(6) Nt – trg 196
(7) nt – trg 196
(8) nt – trg 197
(9) nt – trg 198
(10) Đào Duy Anh – Nhớ nghĩ chiều hôm – trg 33
(11) Nt – trg 34
(12) Nt trh 43
(*)Đào Duy Anh ít tham khảo lịch sử tư tưởng nhân loại nên không hiểu rằng việc đi tìm thực chất của cuộc sống con người đã có ít nhất cũng 2000 năm.
(*)Như vậy muốn đừng bị tha hoá về kinh tế, đương nhiên phải triệt tiêu chế độ tư hữu tài sản.
(*) Một trong những lo âu là võ khí nguyên tử của Đế quốc sẽ tiêu diệt nhân loại, còn võ khí nguyên tử của Liên Xô và Trung Quốc thì không (?)
(13) ĐDA – Nhớ nghĩ chiều hôm – trg 343
(14) nt. Trg 389
(*) Nghĩa là không theo quy luật chính xác của tự điển.
(*) Có lẽ ĐDA muốn nói là các cơ sở sản xuất tạo ra sản phẩm kinh tế. Dùng chữ tối nghĩa như trên có thể làm cho người ta hiểu lầm là cơ quan sinh sản của đàn ông và đàn bà đều trở thành của chung.
(15) ĐDA – NNCH – trg 50 – 51
(16) Tác phẩm cuối cùng của Đào Duy Anh xuất bản năm 1972 vẫn viết được những lời bịp bợm: ‘Nhưng trong 12 ngày cuối năm nhân dân ta đã quật ngã gần trăm máy bay khổng lồ (B 52) ấy (máy bay là một đồ vật hay một con bò mà quật ngã), khiến thứ võ khí chiến lược hoàn cầu mà đế quốc Mỹ vẫn dùng để đe dọa nhân dân thế giới bỗng biến thành con ngáo ộp không đáng sợ nữa.(Một tài liệu mới phát giác gần đây cho biết: một tốp nhân viên an ninh nhận được điện tín của Chính phủ CSVN xin đầu hàng, nhưng ban này đã bị “cất đi” và Mỹ cũng không ném bom sang ngày thứ 13 nữa. Sau đó hoà đàm Paris lại tiếptục). Không ngờ thua đau như thế, Mỹ phải vội vàng nhận trở lạì với ta quanh bàn hội nghị, cuối cùng phải ký hiệp định đình chiến và thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.”
Nguồn: Diễn Đàn Việt Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét