Chỉ còn hơn 24 tiếng đồng hồ nữa chúng ta sẽ chính thức bước sang năm mới Nhâm Thìn. Sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, sẽ là thời điểm “Tống cựu nghênh tân”, người Việt bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, trang trí bàn thờ ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng nhất, rồi cùng gia đình và bà con lối xóm chuẩn bị đón Tết.
Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón năm mới khác nhau, có phong tục luôn được duy trì tồn tại và phát triển, nhưng cũng không ít những phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của nhịp sống xã hội hiện đại. Riêng phong tục đón Tết của người Việt Nam, bắt nguồn từ những huyền thoại,điển tích xa xưa, xem chừng có vẻ vẫn giữ được khá nhiều nét thiêng liêng huyền bí.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng đều thuộc lòng.
Lễ cúng giao thừa luôn là thời khắc quan trọng, mà không một gia đình Việt nào có thể bỏ qua.Gọi giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng trong dân gian, lúc 12 giờ đêm 30 tháng Chạp – thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới, là lúc hai vị thần cai quản trần gian (hay còn gọi là ông Hành Khiển) một cũ một mới bàn giao và tiếp nhận công việc của nhau. Vào dịp này, người Việt thường hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường đặt lộ thiên vì người xưa quan niệm rằng các vị thần ấy rất bận không tiện vào nhà.
Từ phút giao thừa trở đi, con cháu trong nhà được nhắc nhở không đùa nghịch, cãi cọ nhau, không nói tục văng bậy… cha mẹ, anh chị, cũng không quở mắng, tra phạt con em, mọi người ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng đều thuộc lòng.
Lễ cúng giao thừa luôn là thời khắc quan trọng, mà không một gia đình Việt nào có thể bỏ qua.Gọi giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng trong dân gian, lúc 12 giờ đêm 30 tháng Chạp – thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới, là lúc hai vị thần cai quản trần gian (hay còn gọi là ông Hành Khiển) một cũ một mới bàn giao và tiếp nhận công việc của nhau. Vào dịp này, người Việt thường hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường đặt lộ thiên vì người xưa quan niệm rằng các vị thần ấy rất bận không tiện vào nhà.
Từ phút giao thừa trở đi, con cháu trong nhà được nhắc nhở không đùa nghịch, cãi cọ nhau, không nói tục văng bậy… cha mẹ, anh chị, cũng không quở mắng, tra phạt con em, mọi người ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét