Hôm thứ 6 (20-01-2012) vừa qua, bốn thượng nghị sĩ Mỹ, trong đó có ông John McCain, cựu ứng viên tổng thống và là người mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ tranh chấp Biển Ðông, đã gặp gỡ ba nhà tranh đấu dân chủ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ðài và Lê Quốc Quân nhân dịp ghé thăm Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Ðài cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đã trao đổi ý kiến về tình hình nhân quyền và dân chủ Việt Nam. Ban Việt Ngữ đã phỏng vấn vị luật sư nhân quyền này để tìm hiểu thêm những nhận xét của ông về vấn đề dân chủ hóa Việt Nam.
VOA: Trước hết, xin cám ơn Luật sư đã có nhã ý dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa Luật sư, có lẽ ông cũng biết là trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA nhân dịp cuối năm dương lịch vừa qua, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng ở Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã bày tỏ những ý kiến rất lạc quan về triển vọng phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt Nam trong năm 2012. Với tư cách là một nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ trong nhiều năm qua ở Việt Nam, Luật sư có nhận xét như thế nào về những ý kiến đó?
LS Nguyễn Văn Ðài: Trước hết, xin chào anh Duy Ái và quí thính giả của đài VOA, nhân dịp đầu Năm mới 2012 và Tết cổ truyền của dân tộc, tôi xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả quí vị và gia đình được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Trở lại với câu hỏi của anh, tôi cũng như hầu hết những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền trong nước đều có chung những ý kiến lạc quan về triển vọng phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt Nam năm 2012 của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Bởi vì những gì đã xảy ra ở trên thế giới như cuộc cách mạng dân chủ ở Bắc Phi mang tên “Mùa xuân Ả Rập,” phong trào biểu tình ở Nga, cuộc cải cách dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ ở Myanmar có tác động mạnh mẽ và cổ vũ cho phong trào dân chủ ở trong nước Việt Nam.
Ở trong nước, từ tháng 6, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đã nổi lên phong trào của những người yêu nước chống giặc ngoại xâm, thực chất cũng là sự biểu hiện thái độ bất mãn của người dân với chính quyền trong tất cả mọi lĩnh vực.
Trong năm 2011, có rất nhiều người đấu tranh dân chủ bị bắt và bị đem ra xét xử, và trong đó rất nhiều người tham gia hoạt động chính trị ở lứa tuổi rất trẻ. Ðiều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, quan tâm đến tự do dân chủ và họ đã dấn thân vào hoạt động chính trị.
Bản thân tôi, trong những ngày đầu năm mới, tôi đã nhận được nhiều tin nhắn, email của các bạn trẻ trong khắp cả nước bày tỏ sự ủng hộ với phong trào dân chủ.
Về phía nhân dân, đa số người dân đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, bởi nạn tham nhũng, những yếu kém trong quản lý kinh tế, giao thông, qui hoạch kiến trúc đô thị, quản lý, sử dụng, thu hồi đất đai, cà lãnh vực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do vậy mọi người dân đều mong muốn có sự đổi mới về chính trị, khát khao tự do dân chủ nên chắc chắn nhân dân sẽ dành sự ủng hộ và tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ.
Các yếu tố từ bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong đều rất thuận lợi để phong trào dân chủ Việt Nam có bước phát triển trong năm 2012. Vấn đề còn lại chính là những yếu tố nội tại của phong trào dân chủ.
VOA: Theo ông, ngoài yếu tố khách quan là sự đàn áp của chính quyền, có những yếu tố nội tại nào trong phong trào dân chủ Việt Nam khiến cho phong trào cho đến nay vẫn chưa có được những thành quả như mong muốn của nhiều người?
LS Nguyễn Văn Ðài: Vâng, quả đúng như vậy. Yếu tố khách quan là sự đàn áp hết sức tinh vi và đầy kinh nghiệm của chính quyền.
Còn yếu tố nội tại của phong trào dân chủ trong nước là thiếu một tổ chức, một đảng chính trị để lãnh đạo phong trào dân chủ. Hầu hết các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm vừa qua, kể cả năm 2011, đều xuất phát từ sự bất mãn của người dân với chính quyền, và các cuộc đấu tranh mang tính tự phát, hoặc dưới sự ủng hộ của các tổ chức tôn giáo. Bởi vậy sự thành lập của các tổ chức, đảng phái chính trị hoặc sự khôi phục hoạt động của các đảng phái chính trị trước đây là hết sức cần thiết.
Thứ nhất sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tập hợp được nhân dân theo các xu hướng khác nhau trong xã hội. Cuộc đấu tranh sẽ có bài bản và có tổ chức, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhân dân.
Thứ hai, các tổ chức, đảng phái chính trị đại diện cho các từng lớp nhân dân khác nhau để đối thoại với chính quyền và đối thoại với đảng Cộng sản về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Thứ ba, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Thứ tư, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ phối hợp với nhau để tiến hành vận động cộng đồng quốc tế để nhận được sự ủng hộ của họ cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Một điểm yếu nữa của phong trào dân chủ mà tôi cho rằng nó rất nhạy cảm, mọi người ai cũng hiểu nhưng ít người bày tỏ công khai. Ðó chính là nguồn lực tài chính rất yếu và không tập trung. Muốn phát triển được phong trào dân chủ về chiều rộng cũng như chiều sâu, chúng ta cần có rất nhiều người được huấn luyện một cách bài bản và họ cần được trả lương để dành trọn thời gian cho hoạt động của phong trào.
Điểm yếu thứ ba, và là điểm cuối cùng, là hậu quả của hai điểm yếu trên cộng lại. Ðó là do không có tổ chức, đảng phái chính trị để lãnh đạo và vận động quốc tế, do phong trào dân chủ còn yếu nên sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chưa được mạnh mẽ và quyết liệt như cộng đồng quốc tế đã gây sức ép lên chính quyền Myanmar.
VOA: Hồi gần đây, giữa lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Ðảng Cộng Sản Việt Nam hô hào cho việc chỉnh đốn đảng, luật sư có phổ biến một bài viết với nhan đề “Chúc Tết đảng Cộng sản Việt nam”. Trong bài viết đó ông tỏ ý hy vọng là chính đảng tròn 82 tuổi này “có đủ niềm tin và dũng khí để tự chỉnh đốn mình bằng cách tiến hành công khai hóa, dân chủ hóa trong đảng và dân chủ hóa xã hội đáp ứng khát vọng tự do dân chủ của cả dân tộc Việt Nam.” Ông có nhận ra những điều gì mới lạ trong tình hình hiện nay để cho chúng ta là những hy vọng đó của ông có cơ sở để trở thành hiện thực?
LS Nguyễn Văn Ðài: Qua những nghị quyết và phát biểu của Ðảng Cộng Sản, chúng ta thấy điều thứ nhất là chính bản thân đảng Cộng sản đã nhận thức được được sự yếu kém toàn diện của họ. Điều này không chỉ làm mất lòng tin của đa số nhân dân mà còn gây nên sự bất mãn của người dân rất là nhiều. Việc tự chỉnh đốn đảng Cộng Sản đã được kêu gọi và tiến hành từ hơn một thập kỷ trước, nhưng không thành công. Nay họ càng lún sâu vào các yếu kém như vậy. Và nếu không có một động lực thật mạnh mẽ thì họ không bao giờ có thể tự chỉnh đốn được. Vậy động lực mạnh mẽ và duy nhất khiến họ bắt buộc phải tự chỉnh đốn đó là sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị.
Tôi tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhận thức được điều này và từng bước chấp nhận sự ra đời của các tổ chức và đảng phái chính trị.
Thứ hai, nếu những cải cách dân chủ của Myanmar thành công, mà tôi tin tưởng chắc chắn họ sẽ thành công, thì đây là bài học, là tấm gương để đảng Cộng Sản Việt Nam học tập theo. Đó là những nguồn cổ vũ tuyệt vời cho nhân dân Việt Nam. Bởi chẳng có lý do gì nhân dân những nước trong khu vực như Căm Bốt, Myanmar, Philipin, Malaysia, … họ được hưởng các quyền tự do dân chủ như tự do làm báo chí tư nhân, tự do thành lập đảng mà nhân dân Việt Nam lại không được hưởng các quyền như vậy.
Sức ép của cộng đồng quốc tế đối với Myanmar đã thành công đem lại nền dân chủ cho nhân dân Myanmar. Và tôi tin rằng trong thời gian tới sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho phong trào dân chủ, và sức ép của cộng đồng quốc tế lên chính quyền sẽ đủ mạnh để đem lại tự do dân chủ cho người dân trong nước. Ðó chính là những điểm mà tôi nghĩ là chúng ta có thể hy vọng cho thời gian tới.
VOA: Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Ðài. Nhân dịp năm mới, chúng tôi xin cầu chúc ông và gia đình có được một năm Nhâm Thìn nhiều may mắn, sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công.
LS Nguyễn Văn Ðài: Cám ơn anh. Trước khi chia tay, một lần nữa xin chúc anh, ban biên tập của đài VOA và quí thính giả dồi dào sức khỏe, nhận được những điều tốt đẹp nhất trong năm 2012. Chúc quí vị và gia đình đón Tết cổ truyền dân tộc thật vui vẻ và đầm ấm./.
LS Nguyễn Văn Ðài: Trước hết, xin chào anh Duy Ái và quí thính giả của đài VOA, nhân dịp đầu Năm mới 2012 và Tết cổ truyền của dân tộc, tôi xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả quí vị và gia đình được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Trở lại với câu hỏi của anh, tôi cũng như hầu hết những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền trong nước đều có chung những ý kiến lạc quan về triển vọng phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt Nam năm 2012 của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Bởi vì những gì đã xảy ra ở trên thế giới như cuộc cách mạng dân chủ ở Bắc Phi mang tên “Mùa xuân Ả Rập,” phong trào biểu tình ở Nga, cuộc cải cách dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ ở Myanmar có tác động mạnh mẽ và cổ vũ cho phong trào dân chủ ở trong nước Việt Nam.
Ở trong nước, từ tháng 6, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đã nổi lên phong trào của những người yêu nước chống giặc ngoại xâm, thực chất cũng là sự biểu hiện thái độ bất mãn của người dân với chính quyền trong tất cả mọi lĩnh vực.
Trong năm 2011, có rất nhiều người đấu tranh dân chủ bị bắt và bị đem ra xét xử, và trong đó rất nhiều người tham gia hoạt động chính trị ở lứa tuổi rất trẻ. Ðiều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, quan tâm đến tự do dân chủ và họ đã dấn thân vào hoạt động chính trị.
Bản thân tôi, trong những ngày đầu năm mới, tôi đã nhận được nhiều tin nhắn, email của các bạn trẻ trong khắp cả nước bày tỏ sự ủng hộ với phong trào dân chủ.
Về phía nhân dân, đa số người dân đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, bởi nạn tham nhũng, những yếu kém trong quản lý kinh tế, giao thông, qui hoạch kiến trúc đô thị, quản lý, sử dụng, thu hồi đất đai, cà lãnh vực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do vậy mọi người dân đều mong muốn có sự đổi mới về chính trị, khát khao tự do dân chủ nên chắc chắn nhân dân sẽ dành sự ủng hộ và tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ.
Các yếu tố từ bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong đều rất thuận lợi để phong trào dân chủ Việt Nam có bước phát triển trong năm 2012. Vấn đề còn lại chính là những yếu tố nội tại của phong trào dân chủ.
VOA: Theo ông, ngoài yếu tố khách quan là sự đàn áp của chính quyền, có những yếu tố nội tại nào trong phong trào dân chủ Việt Nam khiến cho phong trào cho đến nay vẫn chưa có được những thành quả như mong muốn của nhiều người?
LS Nguyễn Văn Ðài: Vâng, quả đúng như vậy. Yếu tố khách quan là sự đàn áp hết sức tinh vi và đầy kinh nghiệm của chính quyền.
Còn yếu tố nội tại của phong trào dân chủ trong nước là thiếu một tổ chức, một đảng chính trị để lãnh đạo phong trào dân chủ. Hầu hết các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm vừa qua, kể cả năm 2011, đều xuất phát từ sự bất mãn của người dân với chính quyền, và các cuộc đấu tranh mang tính tự phát, hoặc dưới sự ủng hộ của các tổ chức tôn giáo. Bởi vậy sự thành lập của các tổ chức, đảng phái chính trị hoặc sự khôi phục hoạt động của các đảng phái chính trị trước đây là hết sức cần thiết.
Thứ nhất sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tập hợp được nhân dân theo các xu hướng khác nhau trong xã hội. Cuộc đấu tranh sẽ có bài bản và có tổ chức, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhân dân.
Thứ hai, các tổ chức, đảng phái chính trị đại diện cho các từng lớp nhân dân khác nhau để đối thoại với chính quyền và đối thoại với đảng Cộng sản về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Thứ ba, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Thứ tư, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ phối hợp với nhau để tiến hành vận động cộng đồng quốc tế để nhận được sự ủng hộ của họ cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Một điểm yếu nữa của phong trào dân chủ mà tôi cho rằng nó rất nhạy cảm, mọi người ai cũng hiểu nhưng ít người bày tỏ công khai. Ðó chính là nguồn lực tài chính rất yếu và không tập trung. Muốn phát triển được phong trào dân chủ về chiều rộng cũng như chiều sâu, chúng ta cần có rất nhiều người được huấn luyện một cách bài bản và họ cần được trả lương để dành trọn thời gian cho hoạt động của phong trào.
Điểm yếu thứ ba, và là điểm cuối cùng, là hậu quả của hai điểm yếu trên cộng lại. Ðó là do không có tổ chức, đảng phái chính trị để lãnh đạo và vận động quốc tế, do phong trào dân chủ còn yếu nên sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chưa được mạnh mẽ và quyết liệt như cộng đồng quốc tế đã gây sức ép lên chính quyền Myanmar.
VOA: Hồi gần đây, giữa lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Ðảng Cộng Sản Việt Nam hô hào cho việc chỉnh đốn đảng, luật sư có phổ biến một bài viết với nhan đề “Chúc Tết đảng Cộng sản Việt nam”. Trong bài viết đó ông tỏ ý hy vọng là chính đảng tròn 82 tuổi này “có đủ niềm tin và dũng khí để tự chỉnh đốn mình bằng cách tiến hành công khai hóa, dân chủ hóa trong đảng và dân chủ hóa xã hội đáp ứng khát vọng tự do dân chủ của cả dân tộc Việt Nam.” Ông có nhận ra những điều gì mới lạ trong tình hình hiện nay để cho chúng ta là những hy vọng đó của ông có cơ sở để trở thành hiện thực?
LS Nguyễn Văn Ðài: Qua những nghị quyết và phát biểu của Ðảng Cộng Sản, chúng ta thấy điều thứ nhất là chính bản thân đảng Cộng sản đã nhận thức được được sự yếu kém toàn diện của họ. Điều này không chỉ làm mất lòng tin của đa số nhân dân mà còn gây nên sự bất mãn của người dân rất là nhiều. Việc tự chỉnh đốn đảng Cộng Sản đã được kêu gọi và tiến hành từ hơn một thập kỷ trước, nhưng không thành công. Nay họ càng lún sâu vào các yếu kém như vậy. Và nếu không có một động lực thật mạnh mẽ thì họ không bao giờ có thể tự chỉnh đốn được. Vậy động lực mạnh mẽ và duy nhất khiến họ bắt buộc phải tự chỉnh đốn đó là sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị.
Tôi tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhận thức được điều này và từng bước chấp nhận sự ra đời của các tổ chức và đảng phái chính trị.
Thứ hai, nếu những cải cách dân chủ của Myanmar thành công, mà tôi tin tưởng chắc chắn họ sẽ thành công, thì đây là bài học, là tấm gương để đảng Cộng Sản Việt Nam học tập theo. Đó là những nguồn cổ vũ tuyệt vời cho nhân dân Việt Nam. Bởi chẳng có lý do gì nhân dân những nước trong khu vực như Căm Bốt, Myanmar, Philipin, Malaysia, … họ được hưởng các quyền tự do dân chủ như tự do làm báo chí tư nhân, tự do thành lập đảng mà nhân dân Việt Nam lại không được hưởng các quyền như vậy.
Sức ép của cộng đồng quốc tế đối với Myanmar đã thành công đem lại nền dân chủ cho nhân dân Myanmar. Và tôi tin rằng trong thời gian tới sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho phong trào dân chủ, và sức ép của cộng đồng quốc tế lên chính quyền sẽ đủ mạnh để đem lại tự do dân chủ cho người dân trong nước. Ðó chính là những điểm mà tôi nghĩ là chúng ta có thể hy vọng cho thời gian tới.
VOA: Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Ðài. Nhân dịp năm mới, chúng tôi xin cầu chúc ông và gia đình có được một năm Nhâm Thìn nhiều may mắn, sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công.
LS Nguyễn Văn Ðài: Cám ơn anh. Trước khi chia tay, một lần nữa xin chúc anh, ban biên tập của đài VOA và quí thính giả dồi dào sức khỏe, nhận được những điều tốt đẹp nhất trong năm 2012. Chúc quí vị và gia đình đón Tết cổ truyền dân tộc thật vui vẻ và đầm ấm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét