Nguyễn Nghĩa
“Mỹ không chấp nhận việc khẳng định chủ quyền của một cường quốc áp đặt lên Biển Đông. Việc khẳng định chủ quyền phải thông qua đối thoại hòa bình và luật pháp quốc tế”. Như vậy, một cách chính thức, quốc hội Hoa Kỳ đã đứng về phía Việt Nam trong cuộc đấu tranh dành lại Hoàng Sa, Trường Sa.”
Một số tín hiệu từ chuyến thăm Philippiné, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện của 4 Nghị sĩ Hoa Kỳ.
4 Nghị sĩ Hoa Kỳ là John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte có chuyến đi thăm Châu Á từ 16-22/1/2012.
Thượng nghị sĩ John McCain là lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại quốc hội Mỹ.
Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman đã là 1 trong số những người tham gia tranh cử làm ứng cử viên phó Tổng thống của đảng Dân chủ trong tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, hiện làm trưởng tiểu ban an ninh quốc gia tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouselaf đại diện tiểu bang Rhode Island, đảng viên đảng Dân chủ còn cô Kelly Ayottelaf đại diên tiểu bang New Hampshire, đảng viên đảng Cộng hòa.
Năm 2012 là năm bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Thành phần 2/2 đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ của phái đoàn các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đi công du Đông Nam Á đã cho 1 khẳng định rằng: Dù ai thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 2012, thì chiến lược quay trở lại Tây- Nam Thái Bình Dương là ưu tiên của quốc hội Hoa Kỳ, là ưu tiên của chính trị Hoa Kỳ, sẽ vẫn được triển khai với quyết tâm như của chính quyền Obama hiện nay.
Tại Philippines, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã dành 2 ngày từ 16 đến 18/1 để củng cố mối quan hệ chiến lược Hoa Kỳ-Philippine, ửng hộ các quan điểm của Philippiné trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc.
Theo các thượng nghị sĩ Mỹ, liên minh giữa Hoa Kỳ với Philippines phải được xác quyết. Một trong những biện pháp củng cố quan hệ Hoa Kỳ-Philippines được các thượng nghị sĩ Mỹ loan báo là Hoa Kỳ sẽ cung cấp tiếp cho Philippines thêm 2 tàu hải quân nữa.
Các chính khách Hoa Kỳ tuyên bố Mỹ sẽ phối hợp với ASEAN duy trì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
Vấn đề Hoa Kỳ, có hay không, yêu cầu mở cửa các căn cứ quân sự của Philippiné cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng, còn để mở.
Tôi hiểu đây sẽ là 1 động thái cần thiết, khi Trung Quốc hung hăng bành trướng trên Biển Đông, bất chấp các phản đối của Hoa Kỳ và các nước liên quan như Philippiné hay Việt Nam… Khi đó, có thể Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Philippines mở của các căn cứ quân sự cho quân đội Hoa Kỳ.
Việt Nam là 1 điểm làm việc 2 ngày từ ngày 18/1/2012 của phái đoàn các Nghị sĩ Hoa Kỳ. Ngày 19/1/2012, tại cuộc họp báo tại Hà nội, Ông Lieberman cho hay những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông “rõ ràng là điều không thể chấp nhận”.
“Mỹ không chấp nhận việc khẳng định chủ quyền của một cường quốc áp đặt lên Biển Đông. Việc khẳng định chủ quyền phải thông qua đối thoại hòa bình và luật pháp quốc tế”.
Như vậy, một cách chính thức, quốc hội Hoa Kỳ đã đứng về phía Việt Nam trong cuộc đấu tranh dành lại Hoàng Sa, Trường Sa.
Chỉ cần so sánh tuyên bố này, với các tuyên bố trước đây của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates trước Shangri-La (6/2010), rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến an ninh hàng hải quốc tế, không tham dự vào các tranh chấp chủ quyền, là ta thấy sự thay đổi lớn lao của chính sách Hoa Kỳ dành cho những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Ông Lieberman nêu một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai bên có thể thúc đẩy, đó là kinh tế – thương mại. Năm 2011, trao đổi thương mại song phương đạt 20 tỷ USD. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Lieberman nhấn mạnh ý tưởng Mỹ và Việt Nam đang muốn tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược mới, mà ông diễn giải như một dạng quan hệ “đồng minh”. Đây là 1 mối quan hệ khó khăn do Việt Nam hiện nay là chế độ Cộng sản toàn trị. Đấu tranh cho các quyền phổ quát về Nhân quyền của LHQ được thực hiện là 1 trong các ưu tiên hàng đầu của chính trị Hoa Kỳ. Rõ ràng chính phủ Việt Nam hiện nay đang chơi trò chơi ” thay đổi mầu lông của con quạ” bằng việc giam cầm các nhà bất đồng chính kiến vào các trung tâm cai nghiện hay trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Bản chất đảng trị của họ chưa thay đổi.
Dấu ấn đấu tranh cho Nhân quyền ở Việt Nam của phái đoàn 4 Nghị sĩ Mỹ là cuộc gặp mặt của phái đoàn với 3 nhà đấu tranh dân chủ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ðài và Lê Quốc Quân.
Một dấu ấn rất quan trọng về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam là buổi nói chuyện của Phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse, và Kelly Ayotte với các nhà báo tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok, Thái Lan hôm 21/1/12. Tại Bangkok, Thượng nghị sĩ McCain nói với các nhà báo rằng: Hà Nội có “một danh sách dài” về vũ khí muốn mua.
Nhưng phái đoàn nghị sĩ đã “đặc biệt nhấn mạnh với phía người Việt là quan hệ an ninh Mỹ-Việt chịu tác động trực tiếp của các vấn đề nhân quyền.”
Ông McCain nói tiếp: “Việt Nam không có tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, thậm chí còn có thái độ tụt hậu trong vấn đề này.”
Dịp này, Thượng nghị sĩ Joe Lieberman nói cần phải có phê chuẩn của Quốc hội Mỹ thì Việt Nam mới có được vũ khí “chết người.”
Ông Lieberman nói: “Có một số loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi hoặc nhận từ chúng tôi; chúng tôi cũng mong có thể giao các thứ ấy, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.”
Như vậy đã rõ, quan hệ Mỹ-Việt chỉ khởi sắc, có chiều sâu tin tưởng lẫn nhau khi Việt Nam có Nhân quyền.
Đây là tín hiệu rõ ràng của Hoa Kỳ cho Việt Nam, cũng là tín hiệu với phong trào dân chủ ở Việt Nam.
Con đường dân chủ, nhân quyền phía trước còn nhiều chông gai, nhưng sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, sự ủng hộ của thế giới đã được khẳng định.
Cũng cần bình luận thêm một chút, ở đây, là mọi nội dung thảo luận của phái đoàn các Nghị sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Philippiné, Thái Lan, Miến Điện đều được công khai trên báo chí. Chỉ có danh sách các loại vũ khí mà Việt Nam yêu cầu là còn bí mật do tính chất quân sự của nó. Điều này ai cũng hiểu.
Đây là điểm khác biệt cơ bản của chính trị Hoa Kỳ và chính trị của Trung Quốc, chính trị của Việt Nam cộng sản.
Nội dung chính cuộc thăm Việt Nam của Tập Cận Bình đã không được báo chí Việt Nam, Trung Quốc đề cập đến. Chỉ hôm nay, báo chí Nhật Bản, bằng các nguồn tin tình báo, mới thông báo cho công luận rằng họ Tập đã hăm dọa Việt Nam không được xích lại gần Hoa Kỳ trong những tranh chấp Biển Đông. Nghĩa là Việt Nam chỉ được ở vị trí “Thua, Mất” so với Trung Quốc trong đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa.
Tại sao ý này, báo chí lề đảng lại không đưa ra để bình luận.
Hay đây lại là “tầm cao quan hệ”, “tầm cao đại cuộc”.
Tóm lại, chính trị toàn trị cộng sản là bưng bít những gian mưu của Trung Quốc, những gian mưu của ĐCS VN, trong những ý đồ kéo dài sự dãy chết của 1 chế độ đã trưng bầy những khiếm khuyết không thể sửa chữa được.
Một trong những khiếm khuyết không thể chấp nhận được của ĐCS VN là không bảo vệ nổi tính toàn vẹn của lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
1. Phỏng vấn của VOA tiếng việt với Luật sư Nguyễn Văn Đài, phát biểu của Luật sư Lê Quốc Quân trên BBC.
Bài phỏng vấn của Luật sư Nguyễn Văn Đài được đăng trên VOA ngày 21/1/2012 dưới tiêu đề :”Cơ hội và thách thức của cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam”.
Luật sư đã tổng kết là sự đàn áp những nhà dân chủ của ĐCS VN rất tinh vi.
Tôi cũng đồng ý với nhận xét này. Lý thuyết chuyên chính vô sản cộng với biện pháp trừng phạt của chế độ phong kiến khi bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị trong tình hình nhân quyền đã trở thành yêu cầu phổ cập của xã hội Việt Nam, đã khiến ĐCS VN đang thử nghiệm các biện pháp tinh vi nhằm bẻ gẫy ý chí của các nhà dân chủ, nhằm che đậy sự tàn bạo của chế độ toàn trị trước thế giới.
Cần vạch hết nhưng đàn áp tinh vi này của họ trước công luận.
Đề cập đến câu hỏi của VOA: “những yếu tố nội tại nào trong phong trào dân chủ Việt Nam khiến cho phong trào cho đến nay vẫn chưa có được những thành quả như mong muốn của nhiều người?”, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng:
“Yếu tố nội tại của phong trào dân chủ trong nước là thiếu một tổ chức, một đảng chính trị để lãnh đạo phong trào dân chủ. Hầu hết các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm vừa qua, kể cả năm 2011, đều xuất phát từ sự bất mãn của người dân với chính quyền, và các cuộc đấu tranh mang tính tự phát, hoặc dưới sự ủng hộ của các tổ chức tôn giáo. Bởi vậy sự thành lập của các tổ chức, đảng phái chính trị hoặc sự khôi phục hoạt động của các đảng phái chính trị trước đây là hết sức cần thiết.”
Đây là 1 ý kiến, mà tôi cho rằng chính xác.
Tín hiệu của mùa xuân Ả Rập rất rõ ràng. Tín hiệu của Miến Điện rất rõ ràng. Tín hiệu đó là thời gian của các chế độ toàn trị đã đến hồi kết.
Tín hiệu của Hoa Kỳ, của thế giới văn minh cũng hết sức rõ ràng : Họ sẵn sàng ủng hộ Nhân quyền, ủng hộ phong trào Dân chủ Việt Nam bằng mọi biện pháp, ngay cả đưa quan hệ 2 nhà nước vào cuộc.
Vấn đề là sự phát triển nội tại của phong trào Nhân quyền, Dân chủ tại Việt Nam.
Sự đàn áp của ĐCS VN đã đến đỉnh điểm.
Đàn áp cùng lắm chỉ như Miến Điện, bắt hàng nghìn người đấu tranh cho dân chủ vào tù. Nhưng đàn áp không giải quyết được vấn đề xã hội của Miến Điện.
Ngược lại chỉ tạo cơ hội cho Trung Quốc lũng đoạn chính trường Miến, vơ vét tại nguyên của của Miến, gây thảm họa sinh thái cho Miến …
Chỉ có dân chủ, thảo luận, tôn trọng nhân quyền mới là biện pháp thay đổi xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo nền độc lập của Miến Điện.
Luật sư hi vọng những thay đổi tại Miến Điện sẽ thức tỉnh ĐCS VN.
Ngoài Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Quốc Quân cho BBC hay một số nét về cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte hôm thứ Sáu 20/01/2012 với các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tại Hà Nội.
Luật sư Quân cho biết là phái đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ là muốn nghe ý kiến của các nhà Dân chủ Việt Nam đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam để có đánh giá công bằng.
Đánh giá chính thức của phái đòan Nghị sĩ Hoa Kỳ đã được Nghị sĩ J. Mc Cain tuyên bố tại Băngkok ngày hôm sau: Nhân quyền tại Việt Nam là tụt hậu.
Luật sư Lê Quốc Quân cũng cảnh báo là Việt Nam đang ở vào vị trí khó khăn như Việt Nam đã gặp thế kỷ 19 khi Chủ nghĩa thực dân pháp, Anh phát triển mạnh có mưu đồ thôn tính Việt Nam, như Trung Quốc ngày hôm nay.
Luật sư Lê Quốc Quân cũng cho rằng việc ĐCS VN, nghe hay không nghe tiếng nói của phong trào dân chủ, không còn quan trọng như trước đây.
Sức ép của thế giới đã có tác dụng rất quan trọng, và theo qui luật, ĐCS VN sẽ phải thay đổi.
Luật sư Lê Quốc Quân cũng cho rằng phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lớn mạnh hơn, đã đông đảo hơn về số lượng. Việc bắt bớ các nhà dân chủ gần đây của chính quyền Việt Nam là trái luật .
2. Kết luận.
Tiếng sấm dân chủ từ Miến Điện đã vọng tới Việt Nam.
Liệu những cây lúa dân chủ Việt Nam có phất cờ đứng lên không?
Ngọn gió tây đang thổi tới, liệu dân tộc Việt Nam có mượn được gió này để thiêu đốt bành trướng Trung Quốc trên Biển Đông, làm nên 1 “Xích Bích” mới, dành Hoàng Sa, Trường Sa được hay không?
Tiếng bom Đoàn Văn Vươn đã nổ, báo hiệu những uất ức của xã hội đang sôi sục.
Hơn lúc nào hết trí thức Việt Nam cần đóng vai trò đầu tầu cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền, vì dân chủ.
Đặc biệt là các trí thức có danh tiếng trong xã hội như Ngô Bảo Châu, Chu Hảo…
Hơn lúc nào hết, tiếng nói phản biện của họ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiếng nói dân chủ trong lòng dân tộc Việt Nam.
Họ cần phản biện trung thành với dân tộc, mà bỏ đi cái phản biện trung thành với Đảng CS VN.
Đảng CS VN đang mất dần quyền chủ động trên bàn cờ chính trị Việt Nam.
Đây là cơ hội cho dân tộc Việt Nam.
© Nguyễn Nghĩa.
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét