Pages

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

VỀ MỐI QUAN HỆ KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

(phần 1)

TTXVN (Angiê 5/1)

Vào trung tuần tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã thực hiện một chuyên công du đến châu Á. Tại đây, ông tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hawaii, hội nghị thượng đỉnh ASEAN, rồi với các nước Đông Nam A tại Bali (Inđônêxia). Lịch trình đặc biệt dày đặc trong chuyến đi này của Tổng thống Obama, theo đánh giá của giới quan sát, cho thấy đây không phải là một chuyến đi mang ý nghĩa kinh tế và hữu nghị đơn thuần với các nước trong vùng mà là biểu trưng cho việc tái xác lập lợi ích của Mỹ ở châu Á cũng như gia tăng sự kình địch với Trung Quốc.

Nhà phân tích Nikolas Jucha của tạp chí “Phát thanh” gần đây cho rằng quãng thời gian đó tuy ngắn ngủi song cũng đủ để mối quan hệ Mỹ- Trung thu hút mọi sự chú ý của dư luận quốc tế, bộn bề giữa những bất đồng về tiền tệ liên quan đến vấn đề đồng nhân đân tệ và sự kình địch địa chiến lược ngày càng rõ nét.

Một xu hướng đặc biệt rõ nét xuất hiện liên quan đến vấn đề đồng nhân dân tệ. Từ năm 2005, đồng tiền của Trung Quốc được định giá vào khoảng 18-20% so với đồng USD. Đây cũng là một sự định giá lại có ý nghĩa nhưng được cho là chưa đủ đối với Mỹ. Việc Mỹ không châp nhận mức chênh lệch đó trên thực tế thể hiện trong các tuyên bố chính thức của Nhà Trắng yêu cầu Trung Quốc phải tiếp tục có những nỗ lực theo hướng này.


Theo ông Philip Golub, chuyên gia về Mỹ thuộc trường Đại học Pari VIII (Pháp), mất cân đối thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nảy sinh do đồng nhân dân tệ yếu, đối với Tổng thống Obama, là một việc nằm trong khuôn khổ chính sách đối nội. Điều chắc chắn là Tổng thống Obama tính toán đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012, khi ông thúc ép Bắc Kinh phải định giá lại đồng nhân dân tệ, đồng thời phải hành xử như một “nền kinh tế đã chín muồi” và “tôn trọng luật lệ” của cuộc chơi. Báo chí chính thức của Trung Quốc như vậy đã không nhầm khi cáo buộc Tổng thống Mỹ “có dụng ý lợi dụng bầu cử” khi ông công khai tấn công Bắc Kinh về vấn đề đồng nhân dân tệ. Nhưng đối với chuyên gia Philip Golub, đó là tất cả những gì mà Tổng thống Obama sẽ tiếp tục làm trong năm tới với cuộc bầu cử tổng thống.

Liên quan đến tình thế mới trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Obama nói rõ rằng Mỹ đã ký hiệp định hợp tác quân sự với Ôxtrâylia. Việc “tái xác định vị thế” của Mỹ trong vùng, như chuyên gia Andrew Jones nhận định, chắc chắn xuất phát từ việc vùng châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là vùng năng động nhất thế giới về tăng trưởng kinh tế. Dự án trao đổi mậu dịch tự do của Mỹ đối với vùng này cũng nằm trong lôgích đó. Mỹ tận dụng các cuộc gặp cấp cao trong khuân khổ APEC, ASEAN và với các nước Đông Nam Á nói trên để nắm bắt cơ hội kinh tế, từ đó đưa ra một kế hoạch hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ bao gồm 12 nước.

Đề xuất này khiến Trung Quốc lo ngại. Trong khi nước này hy vọng thành lập một khu trao đổi mậu dịch tự do “cấp vùng”, việc Oasinhtơn đưa ra những con bài của mình ở vùng này không phải là để thúc đẩy kế hoạch của Bắc Kinh. Biện pháp này có thể nhằm ngăn chặn việc Bắc Kinh tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ tiền tệ và thương mại cũng như tiếp tục phớt lờ quyền sở hữu trí tuệ.

Nhưng chuyến đi châu Á của Tổng thống Obama không đơn thuần chỉ nhằm mục đích thúc ép Trung Quốc trong vấn đề đồng nhân dân tệ. Khi tham dự hội nghị cấp cao APEC ở Hawaii, hòn đảo nơi ông sinh trưởng, Tổng thống Obama đã làm thay đổi tình thế khi ông công bố trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ được đưa trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Qua chuyến công du của Tổng thống Obama, Mỹ đã khẳng định quyết tâm tái xác lập lại lợi ích chiến lược của mình: Châu Á và Thái Bình Dương là một trọng tâm chiến lược cốt lõi cả trong lĩnh vực kinh tế (điểm tiếp nối tăng trưởng) lẫn trên phương diện chính trị (sự lớn mạnh của Trung Quốc).

Các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN là nguyên nhân dẫn đến một số lo ngại về phía Trung Quốc. Vào một thời điểm nào đó, nước này dường như đã nắm được trong tay tất cả các con bài ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã hất chân Nhật Bản để đoạt lấy vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới, mua chiếc tàu sân bay đầu tiên và trở thành cường quốc chính ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), về phần mình, Mỹ gây được sự chú ý bằng thái độ và lập trường trong vụ bán vũ khí cho Đài Loan.

Châu Á-Thái Bình Dương là nơi nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh. Thế giới đã thấy ý định tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc là như thế nào.

Cũng như cựu Tổng thống Georges.w.Bush trước đây, Tổng thống Obama cũng đã thấy được khả năng xoay xở của mình trước Trung Quôc suy giảm do khó khăn kinh tế ở trong nước. Tình thế đó buộc ông Obama một mặt phải tính tới dư luận và áp lực trong Quốc hội hiện nằm trong tay phái Cộng hòa, mặt khác phải duy trì áp lực đối với Trung Quốc.

Đối với Oasinhtơn, vấn đề dường như là Mỹ muốn ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong vùng. Chính vì vậy, người ta có thể hiểu việc Mỹ tái triển khai lực lượng quân sự ở Thái Bình Dương. Theo chuyên gia Andrew Jones, phía Mỹ định tận dụng các mối lo ngại mà Trung Quốc gây ra cho các nước láng giềng (Việt Nam, Philíppin, Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí cả Ôxtrâylia…) để xích lại gần hơn các nước này.

Trung Quốc lo ngại khi thấy ý đồ bá quyền của mình bị cản trở. Trong khi phản ứng của Mỹ có thể được nhìn nhận như một hành động chiến thuật để ngăn cản sức mạnh đang lên của Trung Quốc thì Bắc Kinh tức giận coi đó như một sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Để đáp trả lại các kế hoạch của Mỹ, Bắc Kinh cảnh báo sự can dự của Mỹ vào công việc trong vùng sẽ không phải là điều tốt lành cho các nước trong vùng và cũng không tốt cho chính nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, nhà phân tích Nikolas Jucha cho rằng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, thời thế đã thay đổi ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Chuyến công du của Tổng thống Obama là biểu tượng cho những vấn đề ưu tiên mới của Mỹ ở châu Á. Tất cả đều không có gì bất ngờ trừ một thứ: đó là Thái Bình Dương đang trở thành một mối ưu tiên đối với Oasinhtơn vào thời điểm Bắc Kinh muốn biến đại dương đó thành chiếc ao nhà. Cũng có thể nói rằng gió đã đổi chiều ở vùng châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc không còn được tự do hành động như trước nữa.

Một quân át chủ bài khác của Mỹ trong cuộc chơi với Trung Quốc là Mianma. Bắc Kinh kêu gọi Mỹ và châu Âu chấm dứt trừng phạt đối với Mianma để thúc đẩy phát triển và ổn định trong vùng. Phản ứng này được đưa ra trong lúc Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, đang ở thăm nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nói rằng Trung Quốc hoan nghênh mối quan hệ giữa Mỹ và Mianma đang có vẻ “ấm lên” với biểu tượng là chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ. Mianma và Trung Quốc đã phát triển mối quan hệ rất chặt chẽ, chủ yếu là do lệnh cấm vận của phương Tây đối với Mianma. Hồng Lỗi kêu gọi các nước có liên quan bãi bỏ cấm vận chống Mianma nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển.

Tình hình chính trị ở Mianma có thay đổi trong thời gian gần đây, với quyền tự do đượe chính quyền mở rộng hơn. Việc trả lại tự do cho nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi là một hành động theo hướng này. Đồng thời, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mianma cũng thay đổi. Năm 2011, Mianma đã ngừng dự án xây đập được Trung Quốc tài trợ khoảng 4 tỷ USD, mặc dù họ phụ thuộc vào đầu tư và hỗ trợ chính trị cũng như thương mại của Trung Quốc.

Theo nhà phân tích Nikolas Jucha, Bắc Kinh dường như sợ việc đến với Mianma trở thành phương tiện giúp Mỹ làm suy giảm ảnh hưởng của mình trong vùng. “Thời báo hoàn cầu”, một tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa thường viết với giọng điệu hùng hổ, nói rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận lợi ích của mình “bị chà đạp”, nhưng lại không thấy có vấn đề gì nếu Mianma cải thiện mối quan hệ với phương Tây.

Những tiến triển mới nhất trong tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là thuận lợi cho ý định của Mỹ tăng cường sự có mặt và ảnh hưởng của mình ở trong vùng. Mỹ cũng đang bắt đầu một chiến dịch tái lập vị thế chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và cũng vừa mới ký hiệp định quân sự với Ôxtrâylia. Nhiều nhà quan sát không ngần ngại nói rằng Mỹ đã bắt đầu “thực sự vào cuộc”.

Ước muốn của Lầu Năm Góc châu Á

Trong năm 2010, sau nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng Hải quân Mỹ cũng như các chiến dịch tuần tra và hoạt động của tàu chiến Mỹ không được hoan nghênh ở vùng Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc đang quan sát việc Mỹ tái bố trí lực lượng ở vùng này, dù không thực sự ngạc nhiên, song với vẻ khó chịu xen lẫn lo ngại. Trong lúc đó, Nhà Trắng vừa chính thức thông báo rút quân vĩnh viễn khỏi Irắc và theo kế hoạch sẽ rút quân khỏi Ápganixtan vào năm 2014.

Sự đảo chiều đó, được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ như chuyên gia Franoois Danjou phân tích trên tạp chí Trung Hoa ngày nay”, rõ ràng cho thấy nhãn quan mới trong hoạt động của Oasinhtơn tự cho mình là ngọn cờ đầu của nhũng giá trị dân chủ và nhân quyền. Sáng kiến này của Mỹ một mặt cho thấy đây là một phản ứng mạnh về quân sự và an ninh, mặt khác tận dụng được bối cảnh thuận lợi khi tình hình xấu đi ở Đông Nam Á do những mưu đồ quá đáng của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), gây ra.

Trước việc Mỹ tái khẳng định mình vẫn là người chủ trò ở châu Á, Trung Quốc lúc này ở vào thế phòng ngự, ra sức trấn an các đối tác của mình trong ASEAN bằng những lời hứa hẹn đối thoại song phương liên quan đến các vùng tranh chấp và cả viễn cảnh can dự sâu rộng hơn về kinh tê. Sự can dự đó sẽ được thúc đẩy với việc đi vào thực hiện hiệp ước trao đổi mậu dịch tự do ký với các nước Đông Nam Á (vào tháng 1/2010 với 6 nước sáng lập ASEAN và vào thảng 1/2015 với Mianma, Việt Nam, Lào và Campuchia).

Trong thời gian tới, tình hình xấu đi xung quanh sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ trở thành một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hai nước này để tìm kiếm đồng minh. Cuộc cạnh tranh này sẽ không có lợi cho sự phát triển hài hòa trong vùng, đặc biệt và nhất là nếu xuất hiện mối đe dọa leo thang quân sự tự nhiên nhuốm màu chủ nghĩa dân tộc lo âu và có khả năng gây khó khăn về ngân sách và ổn định kinh tế của các bên có liên quan.

Cuộc tiến công của Mỹ, được phát động như để bác bỏ ý nghĩ cho rằng Mỹ đang suy tàn, được bắt đầu bằng một bài viết dài của Ngoại trưởng nước này, bà Hillary Clinton, trong số tháng 11/2011 của tạp chí “Foreign Affairs”. Bài viết này có nhan đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” (Americas Pacific Century) đã điểm qua những ý định cũng như phương thức hành động của Mỹ ở vùng này. Chi tiết về bức ảnh minh họa bài viết cho thấy một chiếc tàu chiến Mỹ đang vào cảng Đà Nằng của Việt Nam, không phải là không đáng quan tâm.

Nội dung bài biết cho thấy sự can dự của Oasinhtơn ở châu Á cũng giống như khi Mỹ can dự vào châu Âu sau chiển tranh và xác định các đối tác ưu đãi mới của Mỹ ngoài các đối tác cũ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia). Bà Hillary Clinton cũng nói đến Ấn Độ, nước được Mỹ coi là “ván cá cược chiến lược”, và Inđônêxia, nước được Mỹ đánh giá là “nền dân chủ thứ ba trên thế giới và nước đông dân nhất trong các nước Hồi giáo”, là những nước nằm trong sự lựa chọn của Mỹ. Theo bà Hillary Clinton, mục tiêu của Mỹ là xây dựng một mạng lưới đồng minh và thể chế phù hợp với lợi ích của nước Mỹ và có hiệu quả như mạng lưới hợp tác xuyên Đại Tây Dương.

Trong tổng thể các nước bạn bè của Mỹ, Trung Quốc được coi là một mối quan hệ bắt buộc “đặt ra những thách thức lớn nhất về chính sách đối ngoại chưa bao giờ được đặt ra với Oasinhtơn” và “phải được cải cách”. Quả thực là Ngoại trưởng Mỹ ngay sau đó nói thêm rằng “cái được mất ở Trung Quốc khiến không được để mối quan hệ này sa lầy”.

Bài viết cũng 7 lần – trung bình mỗi trang một lần – nêu lên vấn đề Biển Nam Trung Hoa và quyền tự do hảng hải ở vùng biển này cũng như mối đe dọa của việc thu thập các dữ liệu nhạy cảm bằng cách “thâm nhập qua mạng”.

Nhìn chung, dấu ấn quân phiệt trong bài viết là mạnh mẽ và nổi lên gần như qua từng đoạn văn, hoặc với việc nhắc đến các liên minh truyền thống, hoặc bằng cách nói đến việc phải hiện đại hóa các liên minh đó, trong một bối cảnh sức mạnh quân sự được xem như một trong các yếu tố chứa đựng những giá trị tổng hòa: “Sức mạnh quân sự của chúng ta và sức mạnh của nền kinh tế chúng ta là những thế mạnh chắc chắn nhất để bảo vệ dân chủ và nhân quyền”. Cuối cùng, cuộc tiến công rất ngoạn mục ở chỗ gia tăng các góc độ tiếp cận mới, cộng với các dấu ấn cũ của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philíppin.

Các góc độ tiếp cận nói trên thể hiện từ dự án thương mại “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Bình Dương (TPP)” – trong đó loại trừ Trung Quốc do nước này không tôn trọng quy định về sự minh bạch kinh tế và dân chủ đển việc thiết lập căn cứ thủy quân lục chiến ở Ôxtrâylia và đưa tàu tuần tra đến đóng ở Xinhgapo, hay viện trợ kinh tế cho các nước vùng hạ lưu sông Mê Công (được khởi động năm 2009), một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc khi các kỹ sư của nước này bất chấp ý kiến của các nhà sinh thái và ngư dân ở vùng hạ lưu, tăng cường xây đập ở thượng lưu con sông này. Cuộc tiến công mới nhất là việc Oasinhtơn trở lại khu vực sân sau của Đông Dương với chính sách cởi mở về chính trị đối với Mianma, khu vườn cấm của Bắc Kinh.

Tất cả các cuộc tiến công nói trên được bổ sung bằng ý định duy trì một căn cứ quân sự ở Trung Á, ở bên sườn Tây của Trung Quốc, kể cả sau khi đã rút quân khỏi Apganixtan. Đây là chưa nói đến thương vụ bán 24 chiếc máy bay tiêm kích F-16 cho Inđônêxia, sau khi nước này đã mua của Nga 6 chiếc SU-30. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Đông Á và Nam Á không phải là Nhật Bản, cũng không phải là Ấn Độ nữa, mà là Mỹ, với sự có mặt trong vùng là một trở ngại lớn cho việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.

Việc Mỹ xen vào như vậy lại càng làm Bắc Kinh khó chịu vì tính hợp pháp chiến lược của Oasinhtơn, vốn có cội rễ sâu xa trong lịch sử cuộc chiến tranh chống Nhật Bản và Bắc Triều Tiên, nay dựa vào hình ảnh mới của Mỹ như người bảo vệ quyền lợi về biển và lãnh thố của các nước nhỏ trong ASEAN đang bị đe dọa bởi những yêu sách lố bịch của Bắc Kinh. Thêm vào đó là đầu tư của Mỹ vào Đông Nam Á vẫn cao hơn của Trung Quốc (chiếm 8,5% tổng lượng đầu tư, đứng thứ 3, sau Liên minh châu Âu và Nhật Bản, so với chỉ 2,4% của Trung Quốc).

Lúc đầu, Trung Quốc chỉ ra tuyên bố miệng để phản ứng trước tình hình mới mà các chiến lược gia của nước này đã dự đoán. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cáo buộc Oasinhtơn “muốn áp đặt sự lãnh đạo của mình ở châu Á, xen vào lợi ích của nước khác, gây căng thẳng và duy trì tư duy chiến tranh lạnh”. Rồi Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, nói thêm rằng “các cường quốc ngoài vùng không nên can dự vào dưới bất kỳ cái cớ nào”.

Cụ thể hơn, Bắc Kinh phải trấn an các nước ASEAN về ý định của mình. Đó là điều mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo bắt đầu làm khi ông nhắc lại rằng các bất đồng về lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa sẽ được giải quyết theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002, nhưng các điều khoản của văn bản này vẫn không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Để khẳng định ảnh hưởng của mình trong vùng, Trung Quốc cũng có một thứ vũ khí thương mại: đó là các hiệp định trao đối mậu dịch tự do ký với tất cả các nước ASEAN.

Đó là một đối trọng đáng kể với dự án TPP được đưa ra chậm hơn nhiều, và lại được Bắc Kinh hứa hẹn sẽ bổ sung thêm bằng tăng đầu tư vào vùng này. Cuối cùng, có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng áp lực trực tiếp đối với một số nước. Một số báo của Trung Quốc đã coi Philíppin là vật hy sinh, là mục tiêu đầu tiên của chiến lược đe dọa và chia rẽ cô lỗ sĩ.

Cuộc điều chỉnh mang tính ganh đua này không chắc có lợi cho Trung Quốc bởi lẽ nhờ đó sẽ có thêm triển vọng cho vai trò đối trọng về an ninh mà Nhà Trắng muốn có và lại được phần lớn các nước đón nhận với tâm trạng nhẹ nhõm. Vụ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc sát hại một sĩ quan lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc xảy ra mới đây ở biển Hoàng Hải, sau vụ một tàu cá Trung Quốc hung hãn đâm vào một tàu tuần tra của Nhật Bản ở biển Hoa Đông vào mùa Thu năm 2010, là không thuận để xoa dịu nỗi lo ngại của các nước trong vùng trước thái độ hiếu chiến của Trung Quốc. Hơn nữa, các nước này đang lo ngại theo dõi các vụ thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Nhưng muốn lùi lại trước sự kình địch sức mạnh đó, Oasinhtơn cần tự hỏi có cần thiết phải xác lập vị thế như vậy không, vì làm như vậy, Nhà Trắng đang bị cuốn vào một chiến lược nhằm vào Trung Quốc, nước muốn nói gì thì nói đang trở thành tiêu điểm trong chính sách của Mỹ ở châu Á. Điều đó sẽ làm giảm khả năng xoay xở của Mỹ. Thêm vào đó là trách nhiệm ngày càng nặng nề phải bảo đảm an ninh của toàn vùng trong khi viễn cảnh cắt giảm mạnh ngân sách đang đè nặng lên Lầu Năm Góc.

Quốc hội Mỹ đã có những dấu hiệu cho thấy có thể sẽ có sự chuyển hướng chống Trung Quốc trái ngược với các chiến lược hợp tác trước đây với Bắc Kinh. Theo định hướng mới, có thể Trung Quốc không phải là một đổi tác vừa khó chơi vừa bắt buộc nữa, mà có thể là một địch thủ có những ưu tiên đi ngược lại lợi ích của Oasinhtơn. Mặc dù nói ra thì dễ nhưng làm thì khó, song chiến lược đó chỉ hoàn toàn nhằm mục đích tách Trung Quốc khỏi các nguồn cung ứng và các đối tác thương mại chính của nước này, đồng thời qua đó thậm chí đe dọa sự tăng trưởng vốn là nguồn chính tạo ra tính hợp pháp của quyền lực.

Ở Mỹ và Ôxtrâylia, có một số tiếng nói lẻ tẻ phê phán trực tiếp lập trường của ngành ngoại giao Mỹ. Ông Kenneth Lieberthal, một người gần gũi với Trung Quốc và trước là cố vấn về châu Á trong Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Clinton, mới đây giải thích rằng lối nói của Mỹ có tính khiêu khích không cần thiết.

Đầu tháng 12/2011, Pacific Center of Hawai đăng một bài báo của một nhà nghiên cứu Ôxtrâylia nhấn mạnh đến những rủi ro trong quan hệ kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc vốn được coi như tiêu chuẩn duy nhất cho ổn định và tiến bộ ở Thái Bình Dương. Quan điểm này bỏ qua tầm quan trọng của tình hình nội bộ ở các nước – dù đó là nước nào – vai trò trong tương lai cửa Nhật Bản, Ấn Độ, và của các cường quốc trung bình ở Đông Nam Á, như Inđônêxia và Việt Nam. Bài viết đó không quan tâm nhiều đến số phận của bán đảo Triều Tiên hay vai trò của các thể chế trong ASEAN hiện vẫn chưa rõ ràng.

Khi điểm qua tính đa dạng của châu Á, trái ngược với cách tiếp cận hai chiều, bài báo trên có vẻ quá lý tưởng hóa, kết luận: “Châu Á thì quá đa dạng, song cực không tồn tại ở châu Á và nay lại càng có ít chỗ đứng ở đây hơn. Các nước trong vùng có thể phải cố gắng thoát khỏi lôgích song cực bó buộc đó. Trung Quốc và Mỹ có thách thức nội tại của họ và đang nhảy vào vòng hứa hẹn. Đối với các nước khác, đã đến lúc phải khích lệ một cách tiếp tận đa phương về cơ cấu an ninh ở châu Á.”

Trong khung cảnh căng thẳng gia tăng vẫn có một số dấu mốc có tính trấn an trong quan hệ Trung-Mỹ. Đúng là Trung Quốc càng mở rộng sức mạnh mới thì mối quan hệ đó ngày càng gặp nhiều trở ngại. Nhưng mối quan hệ đó cũng được đánh dấu bằng sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều về kinh tế và thương mại, được giới hạn bởi các hành động qua lại ở cập cao nhất, như đối thoại kinh tế và chiến lược hay trao đổi giữa các cơ quan quốc phòng, với phiên họp mới nhất vừa diễn ra ngày 7/12/2011 tại Bắc Kinh.

Các kênh tiếp xúc đó lại càng cần thiết vì Bắc Kinh dường như không có khả năng thoát khỏi những lệch lạc mang tính dân tộc chủ nghĩa đi kèm với giấc mộng đế chế ở biển Nam Trung Hoa, vốn là một thứ thay thế cho tính hợp pháp đang lung lay ở trong nước. Trong khi đó, phản ứng của Oasinhtơn hỗ trợ cho phát triển kinh tế, trao đổi thương mại tự do, luật pháp quốc tế, sự lãnh đặo tốt và nhân quyền, cũng làm cơ sở cho quyết tâm khước từ sự suy tàn của Mỹ, rất dân tộc chủ nghĩa nhưng cũng rất xúc cảm.

Hp tác hay kiềm chế châu Á-Thái Bình Dương?

Mọi hợp tác quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị đóng băng từ sau hợp đồng bán vũ khí trị giá 5,85 tỷ USD vào tháng 9/2011 giữa Oasinhtơn và Đài Bắc. Tuy nhiên, tạp chí “Affaires Stratégiques” nhận định cuộc gặp tham vấn lần thứ 12 trong lĩnh vực quốc phòng (DCT) diễn ra ngày 7/12 tại Bắc Kinh được xem là một cơ hội thuận lợi để làm tan băng mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự.

Trong khi Mỹ nới lỏng dần sự kiểm soát Ápganixtan và Irắc, giới quan sát cho rằng Mỹ sẽ đầu tư nhiều hơn vào châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Obama mới đây thông báo Mỹ sẽ can dự nhiều hơn vào toàn vùng châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 11/2011, giới quan sát nhận thấy các ưu tiên chiên lược của Mỹ được chuyển dịch thêm một chút về phía Đông. Tổng thống Mỹ, Barack Obama, và Thủ tướng Ôxtrâylia, Julia Gillard, cùng tuyên bố tại Canbơrơ sẽ triển khai hơn 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ ở căn cứ Darwin (Ôxtrâvlia) bắt đầu từ giữa năm 2012. Đồng thời Mỹ sẽ tăng cường các cuộc tập trận với các nước trong vùng.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ áp dụng chiến lược quân sự kiềm chế chống lại mình thông qua hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Philíppin và Nhật Bản, cũng như không cung cấp đầy đủ thông tin về tham vọng lâu dài của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Về phần mình, Mỹ tỏ ra lo ngại sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên trên biển vào cuối tháng 11/2011, vì đối với Mỹ, đây là biểu tượng của việc gia tăng ý đồ quân sự của Trung Quốc trong vùng. Do vậy, cuộc gặp tham vấn ngày 7/12 cho thấy thực trạng mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là như thế nào, mặc dù hai nước có quan hệ hợp tác thương mại đáng kể. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách, Michèle Flournoy, và về phía Trung Quốc là tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Phái đoàn Mỹ bao gồm 20 quan chức thuộc các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao, và đại diện Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, Hải quân và không quân.

Các cuộc gặp như thế này nhằm mục đích kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro cũng như tránh những sai lầm trong đánh giá tình hình chiến lược ở phía bên này hay phía bên kia. Các cuộc gặp này cũng giúp các đại diện cao cấp nhất của Bắc Kinh và Oasinhtơn có được khuôn khổ thuận lợi cho việc thảo luận một số vấn đề liên quan đến quốc phòng và an ninh mà hai nước cùng quan tâm.

Theo tướng Mã Hiểu Thiên, Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến các cuộc gặp tham vấn vì qua đó có thể cải thiện tình hình cung cấp thông tin, tăng cường triển vọng hợp tác và ngăn ngừa rủi ro. Ông còn cho rằng cuộc gặp lần này cho thấy thái độ chân thành của hai nước trong việc duy trì hợp tác quân sự. về phần mình, bà Michèle Flournoy nói rằng 2011 là năm có tính chất cốt tử đối với mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Bà cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải kiểm soát quá trình phát triển hợp tác về các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm.

Cuộc gặp tham vấn lần thứ 12 tại Bắc Kinh xác định lịch trình các chuyến thăm viếng lẫn nhau trong lĩnh vực quốc phòng. Hai bên thảo luận về hợp đồng vũ khí bán cho Đài Loan, mối nguy hiểm của nạn cướp biển, an ninh liên quan đến Internet, thậm chí cả cái được mất tại các vùng nhạy cảm như Bắc Phi, Trung Đông, Ápganixtan-Pakixtan, bán đảo Triều Tiên và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Các cuộc gặp tham vấn diễn ra gần như mỗi năm một lần kể từ năm 1997 sau thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân. Trong cuộc tham vấn lần thứ 11 vào tháng 12/2010, chủ đề chính là an ninh trong vùng, tại các vùng nhạy cảm như châu Phi, Bắc Triều Tiên, Ápganixtan-Pakixtan, thậm chí cả Iran. Hai bên cũng đưa ra một số ý kiến về cán cân tên lửa đạn đạo cũng như lập trường của Mỹ về vấn đề hạt nhân.

Theo “Affaires Stratégiques”, cuộc gặp tham vấn tại Bắc Kinh là hàn thử biểu đối với mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc mới được khôi phục sau vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tại đây, chắc chắn Bắc Kinh đòi Oasinhtơn phải giải thích rõ ràng về thỏa thuận quân sự mới Ôxtrâylia, các hoạt động quân sự xung quanh Trung Quốc, đặc biệt là các cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa với các nước có xung đột biên giới với Trung Quốc. Tướng Lạc Viên, thuộc Viện hàn lâm khoa học quân sự Trung Quốc, nói Mỹ luôn yêu cầu Trung Quốc phải minh bạch về chiến lược và bây giờ đến lượt Mỹ phải nói rõ ý định của mình.

Cái được mất của các cuộc tham vấn dường như trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh tái lập các cuộc trao đổi giữa Bộ tổng tham mưu quân đội hai nước, kể từ sau tuyên bố của Tổng thống Obama vào tháng 9/2011 liên quan đến hợp đồng bán vũ khí trị giá 5,85 tỷ USD cho Đài Loan Hợp đồng này quy định nâng cấp kỹ thuật cho 145 máy bay tiêm kích F16 A/B của Đài Bắc, nhưng không cung cấp công nghệ F16 C/D mà Đài Bắc yêu cầu song bị Oasinhtơn từ chối dưới sức ép của Bắc Kinh. Trong những tuần lễ sau khi hợp đồng này được quyết định, Chính phủ Trung Quốc đã hoãn chuyến thăm của Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như các cuộc tập trận chung hay trao đổi trong lĩnh vực quân y. Mỹ đang có ý định đưa trở lại các sự kiện đó vào chương trình. Việc nối lại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ DCT dường như cho thấy Bắc Kinh hiểu họ sẽ không có lợi gì nếu ngừng mối quan hệ quân sự song phương. Hơn nữa, tiến bộ trong hợp tác quân sự giữa hai nước còn tương đối ít so với sự gia tăng liên tục trong hợp tác kinh tế và thương mại giúp hai nước được lợi về kinh tế.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, không chắc Trung Quốc đã sẵn sàng khôi, phục toàn bộ hợp tác song phương trong lĩnh vực quân sự. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chắc chắn sẽ phê phán Mỹ về quyết định hồi tháng 11/2011 chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ cũng như một số phi đoàn máy bay tiêm kích từ Okinawa ở Nhật Bản sang Ôxtrâylia, số lính này có thể sẽ huấn luyện chung với lực lượng quân đội Ôxtrâylia tại căn cứ quân sự Darwin. Hơn nữa, Mỹ cũng tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, Philíppin và Việt Nam. Điều này khiến Trung Quốc lo ngại đây là chính sách kiềm chế của Mỹ chống lại họ. Trung Quốc cũng có thể phê phán Mỹ tiến hành các phi vụ trinh sát và cảnh giới trên vùng đặc quyền kinh tê (EEZ) của mình kéo dài 200 hải lý tính từ bờ biển.

về phần minh, Trung Quốc cũng có những hành động khiến Chính phủ Mỹ lo ngại. Việc thử nghiệm kỹ thuật chiếc tàu sân bay đầu tiên vào cuối tháng 11/2011, theo “Affaires Stratégiques”, là bằng chứng cho thấy Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên biến. Hơn nữa, Chủ tịch Trung Quốc, Hồ cẩm Đào, ngày 5/12 đã kêu gọi Hải quân nước này sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục hiện đại hóa để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới. Với tư cách là Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông ra lệnh cho quân đội, đặc biệt là Hải quân, chuấn bị cho cuộc chiến quân sự trong tương lai. Quân đội Trung Quốc trước đó đã thông báo sẽ tiến hành tập trận ở Tây Thái Bình Dương. Kế hoạch này được công bố ngay sau chuyển công du châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, trong đó ông thông báo tăng cường sự có mặt của Mỹ về quân sự ở Ôxtrâylia.

Mối quan tâm của tất cả các chính quyền ở Mỹ đối với Thái Bình Dương không phải là mới, nhưng dường như được tăng cường hơn trong thời gian gần đây sau khi Tống thống Obama lên nắm quyền. Liệu đó có phải là một cách để đáp trả tham vọng hải quân của Trung Quốc hay không? Không ai không biết Trung Quốc muốn trong thời gian sắp tới có khả năng kiểm soát toàn bộ việc đi lại trên biển trong vùng và từ đó biến Thái Bình Dương thành lãnh thổ của mình. Rõ ràng là tham vọng của Bắc Kinh đang chống lại các liên minh của Oasinhtơn. Nhưng vào thời điểm này, chuyên gia Nikolas Jucha khẳng định các tham vọng đó rõ ràng đang bị cản trở bởi mạng lưới đồng minh do Mỹ thiết lập, cụ thể với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số các cường quốc trong vùng.

Hiện nay, Oasinhtơn đang khai thác mối lo ngại mà Trung Quốc gây ra cho các nước láng giềng, đặc biệt là những bất đồng trên biển liên quan đến các quần đảo Điếu Ngư. (với Nhật Bản), Hoàng Sa, Trường Sa (với Việt Nam, Philíppin…). Theo ông Jean-Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), những yêu sách của Trung Quốc và lập luận của họ – tính hợp pháp lịch sử – là quá đáng, vì một vài (Hoàng Sa, Trường Sa) trong số các quần đảo nói trên được quân đội Pháp phát hiện ra trong thời kỳ họ chiếm đóng Đông Dương. Thái độ của Trung Quốc – khi Bắc Kinh tỏ ra không muốn tiến hành đối thoại – rốt cuộc lại có lợi cho chính ngành ngoại giao của Mỹ. Nhưng Mỹ cũng phải chấp nhận một hạn chế không nhỏ: các nước láng giềng khác nhau của Trung Quốc, dù bản chất của bất đồng là gì, cũng không thể để xảy ra cãi cọ quá mức với nước này vì họ còn có nhu cầu thương mại.

Mỹ lo ngại trưc mối nguy Trung Quốc

Thời gian gần đây, đối thoại chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã được nối lại. Nhưng giới quan sát nhận xét khó khăn ngày càng chồng chất, trái ngược với sự chờ đợi của dư luận. Sau mỗi lần Oasinhtơn đưa ra tuyên bố khá cứng rắn, Bắc Kinh ngay lập tức đáp trả. Tạp chí “Phát thanh” dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng tuy bề ngoài mối quan hệ trong lĩnh vực quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ có vẻ hài hòa, song không thể che giấu được những căng thẳng ngấm ngầm và sự kình địch chiến lược.

Các sĩ quan cao cấp Trung Quốc và Mỹ giữa tháng 5/2011 đã gặp nhau tại Oasinhtơn để thảo luận về quan hệ giữa hai nước cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực. Cuộc gặp diễn ra dưới sự chủ trì của tướng Trần Bính Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc; và Đô đốc Mike Mullen, Chử tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Tướng Trần cho biết chuyến thăm của ông nhằm mục đích thực hiện thỏa thuận quan trọng đạt được giữa Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Câm Đào, và Tổng thống Mỹ, Barack Obama, nhằm phát triển quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự. Đối với Đô đốc Mullen, đây cũng là cơ hội để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quân sự phục vụ cho lợi ích của hai nước và mở rộng hợp tác trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.

Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc kể từ 7 năm nay. Tại Mỹ, tướng Trần phê phán các cuộc tập trận của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mô tả các cuộc tập trận đó là “cực kỳ không đúng lúc” và yêu cầu Oasinhtơn tránh xa các cuộc xung đột trong vùng. Hải quân Mỹ hồi giữa năm 2011 đã tham gia cuộc tập trận kéo dài 11 ngày với Philíppin và sau đó với Việt Nam.

Giới chức Mỹ tuyên bố các cuộc tập trận đó nằm trong một chương trình thông lệ. Tuy nhiên, tướng Trần dường như đưa ra lời phê phán mạnh mẽ hơn. Tạp chí “Phát thanh” dẫn lời ông Trần nói: “Đù phía Mỹ nhiều lần bày tỏ ý định không can thiệp vào tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, song bằng hành động lại cho thế giới thấy dấu hiệu trái ngược.” Đô đốc Mike Mullen đã bác bỏ lời phê phán đó, nhấn mạnh Mỹ duy trì các cuộc tập trận như vậy với các đồng minh của mình trong vùng và cảnh báo những hiểu lầm như vậy có thể dẫn đến một “bệnh dịch không ai có thế báo trước được”. Giới quan sát cho rằng việc Mỹ tập trận chung trên biển với các nước trong vùng khiến Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.

Theo tạp-chí “Phát thanh”, tướng Trần cũng than phiền việc máy bay và tàu chiến Mỹ “thường xuyên tiến hành hoạt động do thám ngoài khơi bờ biển Trung Quốc”. Còn tờ “Wall Street” dẫn lời Đô đốc Mike Mụllen đáp lại rằng “Mỹ sẽ không rời xa biển Nam Trung Hoa” và các cuộc trinh sát là “phù hợp với công ước quốc tế”. Tướng Trần còn nhận xét rằng Mỹ chi quá nhiều tiền vào lĩnh vực quân sự và gợi ý một “kịch bản tốt nhất” theo đó Chính phủ Mỹ nên chi tiền nhiều hơn để nâng cao mức sống của dân chúng.

Những lời đối đáp qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo giới phân tích, cho thấy tuy đã nối lại đối thoại, song quan hệ giữa hai nước vẫn không êm thấm. Bất đồng quan điểm về tình hình Bắc Triều Tiên và các vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn, cũng như việc Trung Quốc gia tăng tiềm lực quốc phòng, đã dẫn đến sự căng thẳng giữa hai cường quốc.

Trung Quốc gia tăng đáng kể năng lực quân sự trong những năm gần đây, cụ thể là chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới, tăng cường lực lượng tên lửa và các hạm đội tàu ngầm hạt nhân có khả năng mang tên lưa đạn đạo và đưa vào chạy thử tàu sân bay. Lầu Năm Góc đặt nhiều dấu hỏi về hậu quả của những hành động đó đổi với sự ổn định trong vùng.

Theo ông Michael Schiffer, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách châu Á, nhịp độ và quy mô đầu tư ồ ạt vào quân sự cho phép Trung Quốc đạt được năng lực mà Mỹ tin rằng hoàn toàn có thể làm mất ổn định sự cân bằng quân sự trong vùng. Khả năng quân sự của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ gây hiểu lầm và sai lầm trong tính toán, và có thể làm gia tăng căng thẳng và lo ngại trong vùng. Để trấn an thế giới về ý định của Trung Quốc, tướng Trần tuyên bố trước các sĩ quan Mỹ tại Học viện quốc phòng: “Thế giới không có lý do gì để lo ngại. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không gây ra mối quan ngại.”

Trong thời kỳ 2000-2008, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Mỹ, cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, tỏ ra lo ngại trước sự gia tăng này. Để theo dõi sự phát triển về quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ hàng năm đều soạn thảo Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc rồi sau đó đệ trình lên Quốc hội. Việc công bố báo cáo này cho năm 2010 đã bị chậm lại 5 tháng để khỏi trùng với chuyến thăm Bắc Kinh của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden, vào tháng 7/2011.

Trong bản báo cáo 94 trang có tên gọi “Phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” nói về sự phát triển gần đây của hải quân và việc quân đội Trung Quốc tiếp cận với công nghệ mới, Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng cảnh báo việc năng lực quân sự của Trung Quốc gia tăng sẽ tác động đến sự ổn định trong vùng, nhấn mạnh đến hai điểm chính khiến Lầu Năm Góc lo ngại: kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được tăng cường và nước này sở hữu tàu sân bay.

Hãng thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xã cho rằng sự bành trướng quân sự của Trung Quốc nằm trong khuôn khổ “chính sách quốc phòng không xâm lược”. Hãng này hoan nghênh Mỹ đã “thừa nhận và tỏ thải độ thuận lợi đối với những đóng góp của Trung Quốc vào an ninh của thế giới”, nhưng cho rằng báo cáo này “không nói gì đến chính sách quốc phòng hòa bình” của Trung Quốc.

Theo ông Jean-Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), trong số các vấn đề được Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến, quan trọng nhất chắc chắn là ý đồ của Trung Quốc trong việc trang bị các loại vũ khí để trở thành cường quốc hàng đàu ở Tây Thái Bình Dương và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Việc công bố chuyến bay thử đầu tiên của máy bay tiêm kích thế hệ mới J-20, được cho là có thể tấn công tàu sân bay Mỹ nhờ khả năng tàng hình, diễn ra ngay vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đang ở thăm Trung Quốc để “hàn gắn rạn nứt”. Đối với các nhà quan sát nghiêm túc, sự kiện đó, được dự kiến từ một thời gian trước đó, chắc chắn là một sự trùng lặp ngẫu nhiên hơn là một cái gì khác. Cũng như vậy, những lần công bố tiếp sau đó chỉ đơn thuần là sự phát triên lôgích của chính sách chế tạo vũ khí mới, trước Hết là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. Thiết kế của loại tên lửa này không phải là mới, song việc chế tạo thực tế đã đặt ra một số vấn đề mà một số nước đã từng nghiên cứu vấn đề này, như Mỹ và Liên Xô, đánh giá phức tạp đến mức họ đã hủy bỏ công tác nghiên cứu vì cho rằng công sức và tiền của bỏ ra không xứng đáng. Điều đó hơn nữa cũng đúng vì ngoài sự tồn tại và năng lực tác chiến có thể có của loại tên lửa đó, những hệ lụy chính trị nảy sinh từ việc sử dụng loại trên lửa này có thể sẽ khiến cho việc kiểm soát chúng trở nên khó khăn hơn.

Một thông báo khác, cũng được chờ đợi và không mấy gây ngạc nhiên, là chuyến đi biển thử nghiệm đầu tiên của Thi Lang, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Trên thực tế, đây là một con tàu sân bay cũ được đóng từ thời Liên Xô nhưng chưa hoàn thành, và chiếc vỏ tàu rỗng được Trung Quốc mua với ý định biến thành một sòng bạc nổi, nhưng sau đó lại phục hồi nguyên trạng. Con tàu này được cho là sẽ trở thành tàu huấn luyện của lực lượng hải quân tương lai của Trung Quốc vì cho đến nay nó chưa mang máy bay trên boong. Như Bắc Kinh thú nhận, tàu Thi Lang không có khả năng trở thành một công cụ triển khai sức mạnh mà chí là bước khởi đầu của việc thành lập các nhóm tàu tấn công tương lai dường như đang được chuẩn bị.

Chuyên gia Jean-Vincent Brisset cũng trấn an khi nói rằng cho đến lúc này chưa có một chiếc máy bay nào trên đó. Ông dẫn lời ông Michael Schiffer, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói phải mất một số năm nữa con tàu này mới đạt được khả năng tác chiến tối thiểu. Mặt khác, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết vì Trung Quốc mới có tàu sân bay này trong năm nay nên phải đến năm 2015 con tàu này mới có thể tác chiến được.

Mỹ lo ngại bước tiến của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới sự vượt trội lâu dài về quân sự của mình ở Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng biện pháp hung hãn chống các nước láng giềng mỗi khi xảy ra bất đồng về vấn đề lãnh thổ, như ở biển Nam Trang Hoa. Ông Michael Schiffer cũng nhấn mạnh đến sự có mặt của Hải quân Trung Quốc trong vùng có thể gây ra tác động nặng nề đối với toàn vùng và sự kình địch giữa các nước trong vùng có thể lại tái diễn sau một thời gian rơi vào quên lãng.

Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng mình không có ý định bắt nạt ai và nói chương trình quân sự của mình chỉ là một phương tiện đơn thuần để tự vệ trước các cuộc tấn công có thể xảy ra. Mỗi lần khái niệm đe dọa được nói đến, Chính phủ Trung Quốc lại vẫn dùng luận điệu quen thuộc, nhắc đi nhắc lại rằng họ không hề có ý định sử dụng sức mạnh quân sự vào mục đích xâm hại nước khác. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh đến việc trong số 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, họ là nước cuối cùng có tàu sân bay.

Nhưng các nước phương Tây vẫn rất nghi ngờ trước lập luận này của Trung Quốc. Những công bố về “thành quả” quân sự của Bắc Kinh củng cố các giả thiết theo đổ nước này muốn sở hữu một lực lượng hải quân có khả năng không những chống lại được lực lượng can thiệp của Mỹ mà còn “áp đặt” được sự kiểm soát của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thật xa hơn nữa. Trong giai đoạn đầu (đến năm 2020), “chuỗi đảo thứ nhất” có thể sẽ bao gồm Hoàng Hải, Đài Loan và toàn bộ biển Nam Trung Hoa. “Chuỗi đảo thứ hai”, một đường biên giới mới được vẽ ra cho năm 2040, có thể chạy tới tận giữa Thái Bình Dương, bao gồm nhiều vùng, trong đó có một phần lớn của Nhật Bản, Philíppin và Inđônêxia.

Mỹ lo ngại vì loại tên lửa mới của Trung Quốc có khả năng bắn tới Đài Loan. Chính quyền Mỹ rất quan tâm đến mối đe dọa này vì sợ có thể bị mất sự vượt trội mà từ lâu không nước nào giành được từ tay Mỹ. Chuyên gia Jean-Vincent Brisset cho rằng mối đe dọa đó không dẫn đến hậu quả trực tiếp đối với Mỹ, song với các nước có liên quan khác thì lại ngược lại. Các nước nằm ở ven biển Nam Trung Hoa có thể bị Hải quân Trung Quốc áp đặt sự kiểm soát của họ trên các hòn đảo mà họ đòi chủ quyền, thậm chí ngay cả trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước này. Đài Loan cũng có thể bị lọt vào một vùng biển mà không có được bất kỳ quyền tự do nào ở đó. Còn vùng biển của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể rơi vào sự kiếm soát của Trung Quốc. Tình hình đó sẽ làm nảy sinh các vụ va chạm có thể lan rộng hơn và chuyến thăm Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden, chắc chắn chưa mang lại được giải pháp nào cho trung và dài hạn.

Trung Quốc thường không muốn can dự vào các cuộc xung đột. Con đường để nước này đi đến vinh quang, theo chuyên gia Liselotte Odgaard, thuộc Học viện quốc phòng Đan Mạch, không phải là các cuộc xung đột bởi lẽ nước này chưa tự khẳng định được mình như một cường quốc quân sự. Cho đến lúc này, Bắc Kinh sẵn sàng thỏa hiệp để bảo đảm ốn định trong vùng về phương diện an ninh. Nói như vậy không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mọi thỏa hiệp vì trong một số vấn đề, nước này không sẵn sàng nhượng bộ.

Một trong những vấn đề đó là cách nhìn nhận của nước này đối với vấn đề lãnh thổ và những vùng liên quan đến lãnh thổ của Trung Quốc. Đối với họ, các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Hoa Nam) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhãn quan đó lại hoàn toàn trái ngược với nhãn quan của các nước láng giềng và với luật pháp quốc tế. Sở dĩ Bắc Kinh bám lấy nhãn quan đó vì Trung Qụốc đã bị tấn công trong các thế kỷ 19 và 20. Trong các cuộc tấn công đó, Trung Quốc đã bị mất một phần lãnh thố. Nay họ đòi lại và muốn nhập vào vùng ảnh hưởng của minh. Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ sự khoan nhượng nào cho đến khi các vùng lãnh thố đó hoàn toàn được trả lại cho Trung Quốc. Theo chuyên gia Liselotte Odgaard, Trung Quốc tin mình sở hữu các vùng lãnh thổ đó đến mức thậm chí không muốn thảo luận về vấn đề này. Họ không xác định rõ ràng những yêu sách của mình, cũng không muốn đưa ra lời giải thích. Đối với Bắc Kinh, sự việc là như vậy và chấm hết, không có gì hơn.

Như vậy, sức mạnh quân sự trở nên có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc. Người khổng lồ châu Á này đang tìm cách bảo đảm an toàn các tuyến đường hàng hải và các vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản ở biển Nam Trung Hoa. Quả thực đây là một vùng luôn xảy ra căng thẳng xung quanh Đài Loan. Đối với Lầu Năm Góc, mọi bước tiến về quân sự của Trung Quốc đều nhằm mục đích chuẩn bị chủ yếu cho một cuộc xung đột vũ trang tiềm tàng với Đài Loan. Từ năm 1949 và sau khi lực lượng theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa Tưởng Giới Thạch chạy trốn tới hòn đảo này, Bắc Kinh luôn có ý định tái thống nhất Trung Quốc, tái nhập “tỉnh” này vào Đế chế Trung Hoa, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết. Tình hình là cực kỳ căng thẳng giữa hai người khổng lồ kinh tế xung quanh vấn đề Đài Loan: Mỹ chính thức công khai ủng hộ Đài Loan và cung cấp vũ khí cho hòn đảo này .

Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc ngày càng phát triển sức mạnh của Hải quân và đã thành công trong việc lấp đầy khoảng trống về công nghệ so với các cường quốc khác. Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn để chế tạo tên lửa có khả năng tiêu diệt tàu sân bay, nâng cấp các dàn rađa cảnh giới và gia tăng hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Đấy là chưa nói đến những bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và chiến tranh mạng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư lớn vào lĩnh vực quân sự và không ít nhà quan sát cho rằng nước này đang trở thành một siêu cường quân sự có ảnh hưởng toàn cầu.

Tuy nhiên, chuyên gia Liselotte Odgaard, khẳng định Trung Quốc có những bước tiến ngoạn mục trong lĩnh vực quốc phòng, song hiện vẫn chưa phải là siêu cường quân sự và con đường để đạt được mục tiêu đó còn rất dài. Theo bà, phương Tây phải sáng suốt nhìn nhận sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc khi dư luận thường nói nước này đang trở thành một siêu cường quân sự. Điều đó là hiển nhiên về kinh tế và ảnh hưởng chính trị ở quy mô toàn cầu, nhưng chưa đúng về phương diện quân sự. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa đạt tới trình độ của các nước phương Tây. Vấn đề lớn nhất đối với nước này là không có hệ thống đồng minh như phương Tây. Điều đó có nghĩa là cơ cấu quân sự của Trung Quôc không lồng ghép được với cơ cấu của các nước đồng minh khác. Nếu có thể có được một hệ thống như vậy, Trung Quốc mới có thể có khả năng hành động ở quy mô toàn cầu. Nhưng đến lúc này, Trung Quốc chưa có khả năng đó.

Trung Quốc cần nhiều năm nữa mới trở thành siêu cường quân sự. Nước này cần trải qua luyện tập và tích lũy kinh nghiệm. Chắc chắn vì lý do đó mà Bắc Kinh không muốn dấn vào các cuộc xung đột không trực tiếp liên quan đến mình. Theo chuyên gia Liselotte Odgaard, nước này vẫn đứng ở tuyến sau về phương diện quân sự và luôn tìm cách tháo ngòi nổ các cuộc khủng hoảng và bất đồng. Trung Quốc có lợi khi sử dụng chiến lược đó vì họ không chắc vào sức mạnh của mình về mặt quân sự.

Một mặt, Bắc Kinh cho rằng họ không muốn sử dụng quân đội vào mục đích xâm lược, mặt khác, không ai có thể tin nước này không sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình. Nói Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để chống lại các nước láng giềng là một giới hạn không nên vượt qua. Sự cáo buộc này không đáng tin cậy ở chỗ quân đội Trung Quốc cần phải được tập luyện và đào tạo nhiều hơn nữa nếu muốn một ngày nào đó đọ sức với quân đội các nước phương Tây, cụ thể là Mỹ.

Theo chuyên gia Jean-Vincent Brisset, dẫụ sao giọng điệu của bản báo cáo và những lời đáp trả của Trung Quốc cũng đánh dấu sự đoạn tuyệt với những cơn giận dữ và thái độ nghi kỵ của những năm trước đây. Năm 2010 đã cho thấy mối quan hệ quân sự giữa hai nước được cải thiện sau các cuộc trao đổi ở cấp cao trong lĩnh vực này. Với một nền kinh tế thế giới vẫn mong manh, cả Mỹ và Trung Quốc có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc thay sự nghi kỵ bằng hợp tác vững chắc, ít nhất là trong lúc này.


(còn tiếp)

Không có nhận xét nào: