Robert Karniol
Lê Quốc Tuấn – XCàfe dịch
Việt Nam đang học theo chiến lược của Trung Quốc để bảo vệ hữu hiệu hơn các lãnh thổ của mình trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Từ lâu, các nhà quan sát đã hiểu rằng thế cân bằng quân sự qua Eo biển Đài Loan sẽ bắt đầu nghiêng về phía lợi thế cho Trung Quốc như hiện nay, và hiểu rằng Bắc Kinh đang theo đuổi các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn, vượt ra ngoài cuộc đối đầu lâu dài với Đài Loan.
Tuy nhiên, tham vọng chiến lược ấy đòi hỏi Trung Quốc phải có khả năng quân sự để có thể chống lại bất kỳ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
Cùng với công cuộc hiện đại hóa trên diện rộng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và tăng cường mối đe dọa bằng hạt nhân của mình, thoạt đầu, Trung Quốc giải quyết vấn đề này thông qua chiến lược “quả chùy sát thủ” (assassin’s mace) đối xứng của mình.
Thay vì tìm cách bắt kịp kho vũ khí lớn rộng lớn của Washington, Bắc Kinh tìm cách làm suy yếu hiệu quả của nó – ví dụ như, bằng cách thông qua việc phát triển các vũ khí chống vệ tinh.
Cách giải quyết này hiện được cải thiện thông qua một khái niệm được biết đến là Khu vực từ chối/Chống truy cập (A2/AD) [Anti-access/area denial], trong đó bao gồm việc thiết lập các khu vực loại trừ hoạt động hàng hải vốn có thể làm rắc rôi đáng kể đến các hoạt động tấn công. Với điều này, rõ ràng là Trung Quốc nhắm mục tiêu vào tiềm năng tham dự của các nhóm hàng không mẫu hạm chiến đấu Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột nào với Đài Loan.
Minh họa rõ ràng nhất của chiến lược này liên quan đến các nỗ lực phát triển liên tục của Hải quân Trung Quốc về loại tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, có tầm hoạt động vượt quá 1.500km. Phát triển này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hải quân Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương – và bất kỳ tham vọng hải quân nào từ các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc.
Nhưng khái niệm Khu vực từ chối/Chống truy cập A2/AD có liên quan nhiều hơn là bất kỳ vũ khí duy nhất nào, như một bài báo gần đây trên một tạp chí có quan tâm của Mỹ giải thích:
“Quân đội của Trung Quốc đang có được các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình siêu âm khả năng định hướng chính xác và tầm hoạt động rộng, nhắm mục tiêu vào các hải cảng, căn cứ không quân và tàu sân bay của Mỹ và đồng minh, gây khó khăn hơn trong việc triển khai lực lượng và tiến hành các cuộc không kích”, Jim Thomas của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách đã viết.
“Họ đang xây dựng mạng lưới phòng không tích hợp của mình để xác định vị trí và tấn công tất cả trừ các máy bay tàng hình. Đội tàu ngầm đang phát triển của họ được thiết kế để có thể săn lùng các tàu thuyền của Mỹ và đồng minh trên mặt đại dương.
“Các khảu đội tên lửa chống tàu Trung Quốc có thể chống đỡ được các lực lượng đổ bộ. Trung Quốc đã cũng đã chứng minh khả năng tạo nguy cơ đến các vệ tinh quỹ đạo thấp của Mỹ, và họ cũng thành lập một Đệ Tứ Ban Bộ của PLA chuyên về thực hiện các cuộc tấn công trên mạng.
“Cùng phối hợp với nhau, những khả năng này cho phép Trung Quốc hỗ trợ việc gia tăng lối ngoại giao quyết đoán của mình với việc ngày càng mở rộng “khu vục cấm truy cập”, vốn sẽ gây thêm rất nhiều khó khăn cho các hoạt động của lực lượng Hoa Kỳ”.
Ông Thomas lập luận rằng phản ứng của Washington phải bao gồm việc hỗ trợ để cho phép bạn bè và các đồng minh trong khu vực của mình phát triển được các khả năng Chống truy cập A2/AD riêng của họ.
Tuy nhiên, đây là khả năng mà Hà Nội đã tìm ra được, không nhờ đến chính sách của Mỹ
Giống như Trung Quốc, Việt Nam phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan tương tự trong việc tìm cách chống lại một đối thủ tiềm năng có khả năng quân sự vượt trội.
Việc mua lại các máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK và tàu khu trục Gepard của Hà Nội cho thấy các nỗ lực kiểu A2/AD của mình. Thay vì nhìn vào những con số có liên quan, hãy xem xét đến việc trang bị vũ khí này.
Sự điều chỉnh các vũ khí của máy bay chiến đấu được cho là bao gồm các tên lửa hành trình chống tàu Kh-59MK, có phạm vi hoạt động 115km, trong khi các tàu khu trục đã có trang bị tên lửa chống tàu Kh-35E. Loại vũ khí sau (Kh-35E) có phạm vi hoạt động 130km và có thể tấn công các tàu có trọng tải đến 5.000 tấn.
Đơn đặt hàng nổi bật của Hà Nội về sáu tàu ngầm Kilo-class cũng phù hợp đáng kể với hỗn hợp này. Đợt vũ khí dự kiến sẽ bao gồm tên lửa chống tàu 3M-54 Klub, tầm hoạt động lên đến 300 km.
Trong khi đó, gần đây việc phòng thủ bờ biển trên đất liền đã được tăng cường bằng các vũ khí pháo binh phạm vi rộng mua từ Israel, một tên lửa đạn đạo tầm ngắn có hiệu quả vượt quá 150 km, trong khi khả năng phòng thủ trên không được hỗ trợ bởi ba định vị bằng âm thanh Vera tinh vi mua từ Cộng hòa Séc. Thoạt tiên, Washington ngăn chặn việc mua bán Vera nhưng sau đó đã đảo ngược quyết định của mình.
Những kế hoạch sáng kiến tương tự này cho thấy rằng Việt Nam sẽ không phải là đối thủ ngon xơi khi PLA đang cố gắng chiếm đoạt biển Nam Trung Hoa. Phản ánh chính chiến lược A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội đang đưa ra các khả năng đe dọa làm rắc rối, tốn kém đến bất kỳ cuộc phiêu lưu nào ở đấy của Trung Quốc, hơn là một giải thích từ việc so sánh đơn giản về hàng không và các vốn liếng về hải quân.
Các nhà hoạch định quân sự Việt Nam, với nhiều thập kỷ kinh nghiệm chiến đấu trong quá khứ, đã tự mình đạt đến được giải pháp này. Tuy nhiên, ông Thomas, trong một bài viết của ông cho tạp chí Mỹ, đã nói đến một kết luận tương tự.
“Thay đổi quan trọng nhất mà Hoa Kỳ cần thực hiện là phải trở nên một loại kích hoạt có hệ thống của một mạng lưới nặng về phân phối các phòng thủ của đồng minh” ông viết. “Thay vì thiết kế các hệ thống quân sự chủ yếu nhằm vũ trang các lực lượng của Mỹ, Mỹ cần phải giúp đỡ các đồng minh xây dựng khả năng chống truy cập của chính họ”.
Nhật Bản là một trong những nước đã xem xét đến việc có thể tiến hành như thế nào. Tuy nhiên, như một nhà phân tích đã nói với tờ The Straits Times: “Có một xu hướng rõ ràng đang nổi lên”.
Nguồn: Asian News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét