Chính quyền lưu vong Tây Tạng đặt trụ sở tại Ấn Độ trích dẫn các nguồn tin chưa được xác nhận nói rằng có thêm người Tây Tạng tại các khu vực dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc đã tự thiêu để phản đối các chính sách của Bắc Kinh. Những vụ dường như tự thiêu là dấu hiệu mới nhất cho thấy tình trạng bất ổn đang lan rộng. Từ New Delhi, Thông tín viên VOA Kurt Achin gửi về bài tường thuật sau đây.
Hình: AP
Bộ trưởng Nội các của chính quyền lưu vong Tây Tạng kiêm phát ngôn viên chính phủ Dicki Chhoyang cho biết những vụ tự thiêu được báo cáo diễn ra hôm thứ Sáu tại Serthar, một khu vực của người Tây Tạng trong tỉnh Tứ Xuyên.
Bà Chhoyang nói rằng các nguồn tin chưa được xác nhận cho biết có 3 người tự thiêu, hai người trong số đó thuộc độ tuổi 60 và 30. Cả 3 người đã bị thương, nhưng chưa rõ tình trạng chính xác ra sao và hiện họ đang ở đâu.
Đến nay đã có 19 người Tây Tạng, chủ yếu là các nam nữ tu sĩ Phật giáo sống dưới sự kiểm soát của Trung Quốc đã tự thiêu trong năm vừa qua.
Theo bà Chhiyang thì hành động tự thiêu vừa kể chuyển đi một thông điệp khiến người ta không thể làm ngơ. Những hành động đó chứng tỏ sự từ chối dứt khoát việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng Tây Tạng và các chính sách đàn áp của họ.
Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1950. Trong nhiều thập niên sau đó Bắc Kinh nói rằng họ đã mang lại tính hiện đại và phát triển cho khu vực này. Người Tây Tạng thì nói rằng Trung Quốc đã liên tục đổ vào khu vực những người Trung Quốc không phải là Tây Tạng mà họ cho là thường xuyên phân biệt đối xử với người Tây Tạng trong các vấn đề về quản trị và công ăn việc làm. Họ yêu cầu để cho nhà lãnh đạo tinh thần là Đức Đạt lai Lạt Ma, người đã chạy sang Ấn Độ năm 1959, trở về.
Trung Quốc đã phản ứng trước loạt tự hủy mình hồi gần đây bằng cách gọi những người tự thiêu là 'các phần tử khủng bố'. Giới hữu trách Trung Quốc cũng tố cáo đức Đạt Lai Lạt ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng ủng hộ hành động tự thiêu này. Các nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đều bác bỏ các cáo giác vừa nêu.
Nữ phát ngôn viên Chhoyang nói rằng giờ đây có những báo cáo nói rằng lực lượng an ninh Trung Quốc đang được tăng cường tại trung tâm thủ đô Lhasa và tại 3 tu viện chính Ganden, Sera và Drepung.
Những người lưu vong Tây Tạng cho biết có ít nhất 6 người biểu tình ôn hòa đã bị bắn chết trong mấy tuần lễ vừa qua. Bắc Kinh thừa nhận đã giết chết một người Tây Tạng, nhưng gọi những người biểu tình là những đám đông được huấn luyện kỹ và có tổ chức, đã tấn công các lực lượng an ninh Trung Quốc.
Bà Chhoyang cho biết tình trạng căng thẳng có phần chắc sẽ gia tăng nếu Bắc Kinh không giải quyết mối quan tâm của người biểu tình.
Theo bà Chhoyang, với năm mới của người Tây Tạng bắt đầu vào ngày 22 tháng hai này và ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1959 của người Tây Tạng vào ngày 10 tháng ba, e rằng sẽ còn xảy ra nhiều vụ đổ máu và chết người.
Thủ tướng chính phủ được cộng đồng Tây Tạng lưu vong trên thế giới bầu lên, ông Lobsang Sangay, đã kêu gọi tổ chức một buổi thắp nến canh thức để phản đối điều mà ông gọi là những “hành động khủng khiếp” của Trung Quốc và nói rằng LHQ cần phải gửi một ủy ban tìm hiểu sự thật tới khu vực.
Bà Chhoyang nói rằng các nguồn tin chưa được xác nhận cho biết có 3 người tự thiêu, hai người trong số đó thuộc độ tuổi 60 và 30. Cả 3 người đã bị thương, nhưng chưa rõ tình trạng chính xác ra sao và hiện họ đang ở đâu.
Đến nay đã có 19 người Tây Tạng, chủ yếu là các nam nữ tu sĩ Phật giáo sống dưới sự kiểm soát của Trung Quốc đã tự thiêu trong năm vừa qua.
Theo bà Chhiyang thì hành động tự thiêu vừa kể chuyển đi một thông điệp khiến người ta không thể làm ngơ. Những hành động đó chứng tỏ sự từ chối dứt khoát việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng Tây Tạng và các chính sách đàn áp của họ.
Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1950. Trong nhiều thập niên sau đó Bắc Kinh nói rằng họ đã mang lại tính hiện đại và phát triển cho khu vực này. Người Tây Tạng thì nói rằng Trung Quốc đã liên tục đổ vào khu vực những người Trung Quốc không phải là Tây Tạng mà họ cho là thường xuyên phân biệt đối xử với người Tây Tạng trong các vấn đề về quản trị và công ăn việc làm. Họ yêu cầu để cho nhà lãnh đạo tinh thần là Đức Đạt lai Lạt Ma, người đã chạy sang Ấn Độ năm 1959, trở về.
Trung Quốc đã phản ứng trước loạt tự hủy mình hồi gần đây bằng cách gọi những người tự thiêu là 'các phần tử khủng bố'. Giới hữu trách Trung Quốc cũng tố cáo đức Đạt Lai Lạt ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng ủng hộ hành động tự thiêu này. Các nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đều bác bỏ các cáo giác vừa nêu.
Nữ phát ngôn viên Chhoyang nói rằng giờ đây có những báo cáo nói rằng lực lượng an ninh Trung Quốc đang được tăng cường tại trung tâm thủ đô Lhasa và tại 3 tu viện chính Ganden, Sera và Drepung.
Những người lưu vong Tây Tạng cho biết có ít nhất 6 người biểu tình ôn hòa đã bị bắn chết trong mấy tuần lễ vừa qua. Bắc Kinh thừa nhận đã giết chết một người Tây Tạng, nhưng gọi những người biểu tình là những đám đông được huấn luyện kỹ và có tổ chức, đã tấn công các lực lượng an ninh Trung Quốc.
Bà Chhoyang cho biết tình trạng căng thẳng có phần chắc sẽ gia tăng nếu Bắc Kinh không giải quyết mối quan tâm của người biểu tình.
Theo bà Chhoyang, với năm mới của người Tây Tạng bắt đầu vào ngày 22 tháng hai này và ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1959 của người Tây Tạng vào ngày 10 tháng ba, e rằng sẽ còn xảy ra nhiều vụ đổ máu và chết người.
Thủ tướng chính phủ được cộng đồng Tây Tạng lưu vong trên thế giới bầu lên, ông Lobsang Sangay, đã kêu gọi tổ chức một buổi thắp nến canh thức để phản đối điều mà ông gọi là những “hành động khủng khiếp” của Trung Quốc và nói rằng LHQ cần phải gửi một ủy ban tìm hiểu sự thật tới khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét