Pages

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA IRAN ĐỐI VỚI NGA VÀ TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

TTXVN (Ốttaoa 2/2)

Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” mới đây đăng bài phân tích của ông Mahdi Darius Nazemroaya, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu v toàn cu hóa (CRG) tại Montreal (Canada) về liên minh tay ba Á- Âu giữa Iran, Nga và Trung Quốc, tầm quan trọng chiến lược của Iran đối với Nga và Trung Quc và sự đi đầu giữa các khối quân sự, với nội dung sau:

Bất chấp những lĩnh vực khác biệt và sự thù địch giữa Mátxcơva và Têhêran, các quan hệ giữa hai nước, dựa trên những lợi ích chung, đang phát triển mạnh mẽ. Cả Nga và Iran đều là những nước xuất khẩu năng lượng lớn và đều có những lợi ích sâu sắc tại Nam Cápcadơ. Cả hai nước đều kiên quyết phản đối lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu, với tầm nhìn nhằm ngăn Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) kiểm soát các hành lang năng lượng xung quanh khu vực Lòng chảo Biêtn Caxpi. Các quan hệ song phương của Mátxcơva và Têhêran cũng là một phần của liên minh rộng hơn, có liên quan đến Ácmênia, Tátgikixtan, Bêlarút, Xyri và Vênêxuêla. Nhưng trên hết, cả Nga và Iran cũng đều là hai mục tiêu địa chiến lược chủ chốt của Mỹ.


Liên minh tay ba Á-Âu: Tầm quan trọng chiến lược của Iran đối vi Nga và Trung Quốc

Trung Quốc, Liên bang Nga và Iran được đông đảo mọi người coi là các đồng minh và đối tác. Ba nước này đang lập ra một rào cản chiến lược nhằm trực tiếp chống lại chủ nghĩa bành trướng của Mỹ. Liên minh ba nước này là nòng cốt của một liên minh Á-Âu để chống lại sự xâm lấn của Mỹ vào lục địa Á-Âu, cũng như việc thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu của Oasinhtơn. Trong khi Trung Quốc phải đối đầu với sự xâm lấn của Mỹ tại Đông Á và Thái Bình Dương, thì Nga và Iran phải đối đầu với liên minh do Mỹ lãnh đạo tại Đông Âu và Tây Nam Á. Cả ba nước này đều bị đe dọa tại Trung Á và quan ngại về sự có mặt của Mỹ và NATO tại Ápganixtan.

Iran có thể được mô tả như một trục địa chiến lược. Phương trình địa chính trị tại lục địa Á-Âu đang chủ yếu xoay quanh cấu trúc các liên minh chính trị của Iran. Khả năng Iran có thể trở thành đồng minh của Mỹ sẽ cản trở hoặc thậm chí gây bất ổn cho Nga và Trung Quốc. Việc này cũng gẳn liền với các mối liên hệ sắc tộc-văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, tôn giáo và địa chính trị với khu vực Cápcadơ và Trung Á. Hơn nữa, nếu cấu trúc các liên minh chính trị chuyển sang có lợi cho Mỹ, Iran cũng có thể trở thành “chất dẫn xuất” lớn nhất cho ảnh hưởng và sự bành trướng của Mỹ tại Cápcadơ và Trung Á. Thực tế là Iran đang là cửa ngõ dẫn vào khu vực hiểm yếu dễ bị tấn công của Nga tại Cápcadơ và Trung Á.

Trong một kịch bản như vậy, vị thế hành lang năng lượng của Nga sẽ bị suy yếu nếu Mỹ có thể “mở khóa” tiềm năng của Iran như một hành lang năng lượng chủ chốt cho khu vực lòng chảo Biển Caxpi, ám chỉ đến sự kiểm soát địa chính trị thực tế của Mỹ đối với các tuyến đường ống dẫn dầu của Iran. Trong vấn đề này, một phần thành công của Nga như một tuyến quá cảnh năng lượng là nhờ những nỗ lực của Mỹ nhằm làm suy yếu Iran bằng cách ngăn việc vận chuyển năng lượng qua lãnh thổ Iran.

Nếu Iran “chuyển bên” và gia nhập trường ảnh hưởng của Mỹ, nền kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng sẽ bị biến thành con tin. An ninh năng lượng của Trung Quốc sẽ bị đe dọa trực tiếp bởi vì trữ lượng năng lượng của Iran sẽ không còn được đảm bảo và sẽ bị lệ thuộc vào các lợi ích địa chính trị của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Á cũng sẽ chuyển hướng quỹ đạo. Vì thế, cả Nga và Trung Quốc đều mong muốn một liên minh chiến lược với Iran như một biện pháp nhằm tự che chắn khỏi sự xâm lấn địa chính trị của Mỹ. “Pháo đài Á-Âu” sẽ bị nguy hiểm nếu thiếu Iran. Đó là lý do tại sao cả Nga lẫn Trung Quốc đều không bao giờ chấp nhận một cuộc chiến tranh chống lại Iran. Nếu Mỹ có thể biến đổi Iran thành một “đồng minh”, thì Nga và Trung Quốc sẽ bị đe đọa.

Nhầm lẫn về sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc đối vi các lệnh trừng phạt Iran của HĐBA LHQ

Thế giới đã nhầm lẫn rất lớn về sự ủng hộ trước đây của Nga và Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt Iran của HĐBA LHQ. Cho dù Bắc Kinh và Mátxcơva cho phép các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ chống lại các đồng minh Iran của họ được thông qua, họ cũng chỉ làm vậy vì những lý do chiến lược, để giữ cho Iran nằm ngoài qũy đạo của Oasinhtơn. Trên thực tế, Mỹ nên kết nạp Iran làm một vệ tinh hoặc một đối tác cấp thấp hơn là chấp nhận những rủi ro không cần thiết và mạo hiểm một cuộc chiến tổng lực với Iran. Việc Nga và Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt trước đây là để cho phép phát triển mâu thuẫn rộng hơn giữa Têhêran và Oasinhtơn. Khi những căng thẳng Mỹ-Iran tăng lên, các quan hệ của Iran với Nga và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn và Iran ngày càng bám chặt vào các mối quan hệ với Bắc Kinh và Mátxcơva.

Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt làm tê liệt hoặc bất kỳ hình thức cấm vận kinh tế nào có thể đe dọa an ninh quốc gia của Iran. Đó là lý do vì sao cả Trung Quốc và Nga đều từ chối sự ép buộc của Mỹ phải tham gia các lệnh trừng phạt đơn phương mới năm 2012 của họ. Nga cũng đã cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) đừng làm “con tốt” của Mỹ, bởi vì EU đang làm hại chính mình khi hợp tác cùng các kế hoạch của Mỹ. về vấn đề này, Nga nhận xét rằng các kế hoạch cấm vận dầu mỏ chống Iran của EU là không thực tế và không khả thi Iran cũng đưa ra những cảnh báo tương tự và coi lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chỉ là một chiến thuật tâm lý và sẽ thất bại.

Sự hp tác an ninh và phối hp chiến lược Nga-Iran

Vào tháng 8/2011, người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran, Tổng thư ký Saaed (Said) Jalili, và người đứng đâu Hội đông An ninh quốc gia Liên bang Nga Nikolai Platonovich Patrushev đã gặp nhau tại Têhêran để thảo luận về chương trình năng lượng nguyên tử của Iran, cũng như sự hợp tác song phương. Nga muốn giúp Iran đẩy lùi làn sóng cáo buộc mới của Oasinhtơn nhằm vào Iran. Ngay sau khi ông Patrushev và ê kíp của ông đến Têhêran, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi đã bay tới Mátxcơva. Cả hai ông Jalili và Patrushev đã gặp lại nhau vào tháng 9/2011 nhưng lần này ở Nga. Ông Jalili đã tới Mátxcơva trước và sau đó vượt dãy Ural tới thành phố Yekaterinburg. Hội nghị Yekaterinburg Nga- Iran đã diễn ra bên lề một hội nghị an ninh quốc tế. Hơn nữa, tại hội nghị này họ đã tuyên bố rằng hai tổ chức an ninh cấp cao nhất tại Mátxcơva và Têhêran từ nay sẽ phối hợp bằng cách tổ chức các hội nghị thường xuyên. Hai nước đã ký một nghị định thư tại Yekaterinburg.

Tại hội nghị quan trọng này, cả hai ông Jalili và Patrushev đều gặp đối tác Trung Quốc là Mạnh Kiến Trụ. Kết quả của các cuộc gặp này là một tiến trình tư vấn song phương tương tự giữa các hội đông an ninh quốc gia Nga và Trung Quốc đã được thiết lập. Hơn nữa, các bên cũng thảo luận việc thành lập một hội đồng an ninh siêu quốc gia trong nội bộ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để đương đầu với những nguy cơ nhằm chống lại Bắc Kinh, Mátxcơva, Têhêran và các đồng minh Á-Âu khác của họ. Cũng trong tháng 9/2011, Dmitry Rogozin, đặc phái viên của Nga tại NATO, tuyên ,bố ông sẽ thăm Têhêran trong một tương lai gần để thảo luận về dự án lá chắn tên lửa NATO mà cả Mátxcơva và Têhêran đều phản đối.

Những thông tin cho rằng Nga, Iran và Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập một lá chắn tên lửa chung đã bắt đầu nổi lên. Rogozin, người đã cảnh báo từ tháng 8/2011 rằng Xyri và Yêmen sẽ bị tấn công như những bàn đạp trong cuộc đối đầu lớn hơn nhằm vào Iran, đã phản ứng bằng cách công khai bác bỏ những tin tức có liên quan đến việc thành lập một dự án lá chắn tên lửa chung Trung Quốc-Nga-Iran.

Vào tháng 10/2011, Nga và Iran đã tuyên bố rằng họ sẽ mở rộng quan hệ trong tất cả các lĩnh vực. Ngay sau đó, vào tháng 11/2011, Iran và Nga đã ký một hiệp định hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác giữa các tổ chức an ninh cấp cao nhất, có liên quan đến kinh tế, chính trị, an ninh và tình báo. Hiệp định này là văn kiện được dự đoán từ lâu và được ký tại Mátxcơva. Vào tháng 11/2011, người đứng đầu ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Konstantin Kosachev đã tuyên bố rằng Nga phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn một cuộc tấn công vào nước láng giềng Iran. Cuối tháng 11/2011, Nga tuyên bố ông Rogozin sẽ thăm cả Têhêran và Bắc Kinh trong năm 2012, cùng với một phái đoàn các quan chức Nga để thảo luận về các chiến lược tập thể chống lại các nguy cơ chung.

Ngày 12/1/2012, ông Patrushev đã nói với hãng thông tấn Interfax rằng ông quan ngại khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn và ràng Ten Avíp đang thúc đẩy Mỹ tấn công Iran. Ồng Patrushev bác bỏ tuyên bố rằng Iran đang bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân và nói rằng trong nhiều năm thế giới đã liên tục được nghe răng Iran sẽ có một quả bom nguyên tử vào tuần tới. Phát biểu của ông được nối tiếp bằng một cảnh báo của ông Rogozin.

Ngày 13/1/2012, ông Rogozin được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Nga, tuyên bố rằng bất kỳ âm mưu can thiệp quân sự nào chống lại Iran sẽ là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Nga. Nói cách khác, một cuộc tấn công Têhêran sẽ là một cuộc tấn công vào Mátxcơva. Năm 2007, Thủ tướng Vladimir Putin đã đề cập điều tương tự khi ông ở Têhêran dự một hội nghị thượng đỉnh Biển Caxpi, khiến Tổng thống Mỹ hồi đó là George W. Bush con cảnh báo rằng Chiến tranh thế giới thứ 3 có thể nổ ra vì Iran. Phát biểu của ông Rogozin chỉ là một tuyên bố quan điểm của Nga lâu nay: nếu Iran sụp đổ, Nga sẽ gặp nguy hiểm.

Iran là một mục tiêu của Mỹ không chỉ vì trữ lượng năng lượng và các nguồn tài nguyên dồi dào của họ, mà do những xem xét địa chiến lược, muốn biến Iran thành một bàn đạp chiến lược chống lại Nga và Trung Quốc Những con đường dẫn tới Mátxcơva và Bắc Kinh phải đi qua Têhêran cũng giống con đường tới Têhêran phải đi qua Đamát, Bátđa và Bâyrút Mỹ cũng không chỉ muốn kiểm soát dầu khí Iran cho tiêu dùng hoặc các lý do kinh tế. Oasinhtơn đang mong muốn thiết lập một vành đai xung quanh Trung Quốc bằng cách kiểm soát an ninh năng lượng của Trung Quốc và mong muốn xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ được giao dịch bằng đồng USD để đảm bảo việc tiếp tục sử dụng đồng USD trong các giao dịch quốc tế. Hơn nữa, Iran đang soạn thảo một số hiệp định với một số đối tác thương mại, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, mà những giao dịch tài chính sẽ không được thực hiện bằng đồng USD hay euro. Trong tháng 1/2012 cả Nga và Iran đã thay đồng USD bằng các đồng nội tệ của họ trong thương mại hai chiều. Đây là một cú đòn tài chính và kinh tế đối với Mỹ.

Xyri và những quan ngại an ninh quốc gia của Nga và Iran

Nga Trung Quốc và Iran đều đang kiên định ủng hộ Xyri. Vòng vây ngoại giao và kinh tế chống lại Xyri có liên quan đến những kế hoạch địa chính trị nhằm kiểm soát khu vực Âu-Á. Sự bất ổn tại Xyri có liên quan đến mục tiêu chống lại Iran và cuối cùng biến Iran thành một đối tác của Mỹ để chống lại Nga và Trung Quốc. Sự triển khai bị hủy bỏ hoặc trì hoãn hàng nghìn quân Mỹ tại Ixraen cho cuộc tập trận tên lửa “Thách thức khắc khổ 2012″ có liên quan đến việc tăng sức ép chống lại Xyri. Trước đỏ, một số phương tiện truyền thông Nga đã đưa thông tin sai rằng cuộc tập trận “Thách thức khắc khổ 2012″ được tổ chức tại Vịnh Pécxích. Điều này giúp nêu bật các mối quan hệ giữa Iran với Xyri và Libăng. Việc triện khai quân Mỹ chủ yếu nhằm vào Xyri như một phương tiện nhằm cô lập và chống lại Iran. Việc “trì hoãn” hoặc “hủy bỏ” các cuộc tập trận tên lửa Ixraen-Mỹ nhiều khả năng là để chuẩn bị chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket không chỉ từ Iran, mà còn từ Xyri, Libăng và các vùng lãnh thổ Palextin.

Ngoài những cảng hải quân tại Xyri, Nga không muốn thấy Xyri đựợc sử dụng để thay đổi tuyến hành lang năng lượng tại khu vực Lòng chảo Caxpi và Lòng chảo Địa Trung Hải. Nếu Xyri bị sụp đổ, những tuyến đường này có thể bị tái đồng bộ hóa để phản ánh một thực tế địa chính trị mới. Nếu Iran sụp đổ, năng lượng từ Vịnh Pécxích cũng có thể được đổi tuyến sang Địa Trung Hải thông qua cả Libăng và Xyri./.

Không có nhận xét nào: