Lời ngưòi dịch: Thủ tướng Canada Stephen Harper vừa lên đường công du đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuần lễ trước đó, Ls. Vũ Đức Khanh, một tác giả thưòng xuyên có bài đăng trên tờ Asia Sentinel về các vấn đề chính trị ở Việt nam và Khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã có gừi đến ô. Harper một lá thư riêng, nội dung kêu gọi thủ tướng chú ý đến các vấn để dân chủ, cải cách chính trị và nhân quyền của chính quyền Bắc Kinh. Ls. có gởi đến tôi nguyên văn lá thư ấy (xin xem tại đây). Cũng trong mối quan tâm này, ngày hôm nay, Ls Vũ Đức Khanh đã có viết bài sau đây nói về “Vai trò của Canada trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, Lê Quốc Tuấn xin chuyển ngữ gởi đến bạn đọc và thành viên X Cafe VN.
Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Một sự tập trung vào các hợp tác quốc tế tổn hại đến lợi ích quốc gia của Canada
Vùng Biển Đông, hay đúng hơn là toàn thể lục địa châu Á – là một bàn cờ khổng lồ. Tất cả các bên đều sẵn sàng tham dự ván cờ này.
Ngày mai, thủ tướng Canada Stephen Harper dự kiến sẽ đến Bắc Kinh với một cái nhìn cận cảnh vào bàn cờ – sẽ họp bàn với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo về một loạt các vấn đề – từ việc xuất khẩu dầu khí Canada sang Trung Quốc và có thể là việc bảo vệ đầu tư cho các nhà đầu tư Canada.
Đất nước Canada đã tìm đến tất cả các quốc gia trong khu vực với hy vọng mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực này, không chỉ đơn giản là những cử chỉ có tính thiện chí, mà còn là những nỗ lực nhằm bảo đảm lợi ích của đất nước này trong khu vực. Nếu thế kỷ này phải thuộc về châu Á thì Canada sẽ phải nỗ lực để sự hiện diện của mình được biết đến. Những tiềm năng và lợi ích chưa biết được (ở khu vực này) là những điều quá hấp dẫn khiến không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền lợi của Canada trong khu vực cũng có nghĩa là việc phải đối phó với các nước kém dân chủ hơn. Đất nước lớn nhất và đưọc nhắc đến nhiều nhất chính là Trung Quốc, nơi mà dân chủ và nhân quyền vẫn còn là niềm khao khát mạnh mẽ. Trong quá khứ và hiện tại, các nhà lãnh đạo Canada, đã từng một mặt vẫn tấn công Trung Quốc về những vấn đề này trong khi một mặt vẫn nói chuyện tử tế và làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc – Canada được tốt đẹp và tương sáng.
Có lẽ đây là một sự đạo đức giả, nhưng một số người lập luận rằng đó là sự cần thiết của chính trị. Những lời chỉ trích chống lại cuộc đàn áp của Trung Quốc về các hoạt động đòi hỏi dân chủ và nhân quyền vẫn là hợp pháp. Điều đó nói rằng, các nhà lãnh đạo của chúng ta hoàn toàn nhận thức được những cơ hội đang có trên tay qua việc thiết lập mối giao hảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Canada phải quyết định được quyền lợi cốt lõi của mình nằm ở đâu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, như Canada từng tuyên bố đã hành động như vậy trong nhiều thập kỷ qua thì Ottawa nên đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia khác. Lời nói sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không phản ánh bằng hành động. Mặt khác, nếu chính phủ chọn việc tiếp tục mối quan hệ kinh tế là ưu tiên thì đất nước này sẽ phải sẵn sàng bỏ qua một số khía cạnh không lành mạnh của người đối tác này trong khu vực.
Cuối cùng Canada phải lựa chọn chứ không thể tận hưởng cả hai. Đặc biệt là nếu cuộc tranh chấp ở Biển Đông trở nên một điều gì trầm trọng hơn nữa. Chúng ta cần phải thỏa hiệp, nhưng chúng ta sẽ dừng lại ở đâu ? Khi thời gian đến và buộc phải lựa chọn, chúng ta phải căn cứ vào những gì tốt nhất cho lợi quyền của Canada chứ không phải trên ý kiến của ai khác. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, là chúng ta cũng phải giữ đúng với các nguyên tắc cốt lõi trong chính sách đối ngoại của mình.
Chúng ta là ai trên thế giới
Canada là một thương hiệu tên tuổi, như Nike, Ford và Sony, và việc là người Canada hay đến từ xứ sở Canada cũng có một số giá trị nhất định như các sản phẩm thương hiệu mang lại. Về thương mại, giá trị của chúng ta có thể có được từ sức mạnh thị trường và sức khỏe nền kinh tế, nhập khẩu và xuất khẩu của mình. Hơn cả thế, cái tên thương hiệu của Canada không phải là một vật thể cụ thể. Chúng ta không biết nhưng có thể đoán đưoọc gía trị của nó bằng cách đánh giá các hành động và phản ứng của người khác khi họ giao tiếp với Canada. Những gì người khác nói về chúng ta là quan trọng vô cùng với chúng ta, không phải bởi vì những gì họ nói là đúng, nhưng vì đó là chính là nhận thức mà họ cảm nhận về chúng ta. Nó có thể không đúng với chúng ta, nhưng đấy chính là sự thật đối với họ.
Không gì tiếp thị tốt hơn cho Canada bằng việc người Canada đi ra nước ngoài. Khách du lịch và những người bản xứ sống ở nơi khác chính là những đại sứ của chúng ta, bởi vì những cá nhân này có thể là những người Canada duy nhất được các công dân nước ngoài nhìn thấy hoặc tiếp xúc. Ấn tượng đầu tiên là quan trọng, và việc khách du lịch, người xa xứ của chúng tôi ăn mặc, nói chuyện, cư xử ra sao sẽ là thước đo mà những công dân nước ngoài sẽ xử dụng để đánh giá người dân Canada. Do đó, cái tên thương hiệu của chúng ta nổi trôi theo mỗi người Canada đi ra nước ngoài.
Trong cùng bối cảnh đó, giá trị trên toàn cầu của chúng ta tăng giảm theo mỗi quyết định mà các nhà làm lãnh đạo của chúng ta thực hiện. Nhưng chúng ta nên đánh giá trị các quan điểm của người khác đến đâu ? Liệu sẽ tốt hơn hay tồi tệ đi nếu tất cả các quyết định của chúng ta đều dựa trên các cảm nhận của người khác về mình ? Đó là một câu hỏi giả thuyết cho một dịp khác, tuy nhiên, việc thực tế hơn chính là bất kỳ quyết định nào được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo của chúng ta nên đi theo hướng thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của Canada, ngay cả nếu điều đó bắt buộc dẫm lên chân ngưòi khác. Đấy là sự phải đạo về chính trị hay là điều có thể chấp nhận được ? Có lẽ cả hai đều không phải nhưng là những điều đôi khi đôi khi cần thiết phải thực hiện.
Chúng ta có thể là những người theo chủ nghĩa quốc tế, nhưng chúng ta không thể để cho chủ quyền của mình phải bị tổn hại. Đôi khi dĩ hòa vi quý không phải là hành động tốt nhất. Quyết định đúng trên sân khấu thế giới có thể là quyết định sai cho những công dân chúng ta ở nhà.
Thể hiện vai trò
Trong tranh chấp hàng hải và lãnh thổ tại Biển Đông, trận tuyến đã trải ra chủ yếu giữa Trung Quốc và những quốc gia đối đầu với họ. Hoa Kỳ đã duy trì một khoảng cách thận trọng khỏi các tranh chấp, khẳng định việc ủng hộ tự do trên biển và các giải pháp hòa bình giữa tất cả các bên. Như thế, việc Mỹ tập trận chung với Philippines và Việt Nam, hai nước đối thủ trong sự tình với Trung Quốc, có thể cho thấy một ý nghĩa khác.
Và chúng ta đứng ở đâu trong tất cả những sự việc này ?
Trong các tranh chấp này, Canada đã chủ yếu im lặng, nghĩa là không phải là để cho thấy rằng mình hoàn toàn bỏ qua tình huống. Khá giống như Mỹ, Canada đã kêu gọi tất cả các bên nên giải quyết tình hình trong hòa bình, và rằng luật pháp quốc tế và các hiệp định phảo được tôn trọng. Ngoài ra, dường như chúng ta không hề quan tâm đến hậu quả của cuộc tranh chấp này. Vì không muốn gây nguy hiểm đến mối quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã đi vào một con đường tế nhị. Và cho đến thời điểm này, đấy dường như là hành động tốt nhất.
Tuy nhiên, chúng ta nên cố gắng để tỏ ra rỏ nét. Chúng ta nên nỗ lực thực hiện những bước lớn. Như đã nói, nếu thế kỷ phải thuộc về châu Á, Canada nên làm cho sự hiện diện của mình phải được biết đến. Các tranh chấp này đã thu hút ít chú ý ở bên ngoài khu vực Đông Nam Á, nhưng kết quả của những tranh chấp ấy có tiềm năng định hình toàn bộ khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta cần một lý do thì lý do ấy nên là: Hãy làm việc này vì Canada. Có nhiều thứ dể đạt được trong một khu vực châu Á Thái bình dương hòa bình và an toàn, và nhiều điều để mất khi những tranh chấp này tan lẫn vào một điều gì tồi tệ hơn.
Khi Canada đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, lãnh đạo Ai Cập lúc đó đã quốc hữu hóa con kênh đào, chúng ta đã tìm cách chấm dứt những tranh chấp này. Một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và an toàn là lợi ích tốt nhất của chúng ta. Chúng ta không nên ngần ngại tham dự vào những dự án đầy tham vọng. Chúng ta không nên ngại thử thách bản thân và giới hạn của mình. Nếu sự sợ hãi chi phối đến quyết định của mình trong tương lai, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình.
Trong tất cả các nước trên thế giới, chúng ta là một quốc gia khá trẻ. Chúng ta vẫn còn đang học tập, và một phần của quá trình học tập này là để tìm ra bản sắc, vai trò của mình trên thế giới. Chúng ta sẽ mắc phải lầm lỗi, nhưng nếu chúng ta không tránh khỏi, thì nên là những lầm lỗi trong việc theo đuổi một điều gì vĩ đại.
Nguồn: Asia Sentinel
Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Một sự tập trung vào các hợp tác quốc tế tổn hại đến lợi ích quốc gia của Canada
Vùng Biển Đông, hay đúng hơn là toàn thể lục địa châu Á – là một bàn cờ khổng lồ. Tất cả các bên đều sẵn sàng tham dự ván cờ này.
Ngày mai, thủ tướng Canada Stephen Harper dự kiến sẽ đến Bắc Kinh với một cái nhìn cận cảnh vào bàn cờ – sẽ họp bàn với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo về một loạt các vấn đề – từ việc xuất khẩu dầu khí Canada sang Trung Quốc và có thể là việc bảo vệ đầu tư cho các nhà đầu tư Canada.
Đất nước Canada đã tìm đến tất cả các quốc gia trong khu vực với hy vọng mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực này, không chỉ đơn giản là những cử chỉ có tính thiện chí, mà còn là những nỗ lực nhằm bảo đảm lợi ích của đất nước này trong khu vực. Nếu thế kỷ này phải thuộc về châu Á thì Canada sẽ phải nỗ lực để sự hiện diện của mình được biết đến. Những tiềm năng và lợi ích chưa biết được (ở khu vực này) là những điều quá hấp dẫn khiến không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền lợi của Canada trong khu vực cũng có nghĩa là việc phải đối phó với các nước kém dân chủ hơn. Đất nước lớn nhất và đưọc nhắc đến nhiều nhất chính là Trung Quốc, nơi mà dân chủ và nhân quyền vẫn còn là niềm khao khát mạnh mẽ. Trong quá khứ và hiện tại, các nhà lãnh đạo Canada, đã từng một mặt vẫn tấn công Trung Quốc về những vấn đề này trong khi một mặt vẫn nói chuyện tử tế và làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc – Canada được tốt đẹp và tương sáng.
Có lẽ đây là một sự đạo đức giả, nhưng một số người lập luận rằng đó là sự cần thiết của chính trị. Những lời chỉ trích chống lại cuộc đàn áp của Trung Quốc về các hoạt động đòi hỏi dân chủ và nhân quyền vẫn là hợp pháp. Điều đó nói rằng, các nhà lãnh đạo của chúng ta hoàn toàn nhận thức được những cơ hội đang có trên tay qua việc thiết lập mối giao hảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Canada phải quyết định được quyền lợi cốt lõi của mình nằm ở đâu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, như Canada từng tuyên bố đã hành động như vậy trong nhiều thập kỷ qua thì Ottawa nên đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia khác. Lời nói sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không phản ánh bằng hành động. Mặt khác, nếu chính phủ chọn việc tiếp tục mối quan hệ kinh tế là ưu tiên thì đất nước này sẽ phải sẵn sàng bỏ qua một số khía cạnh không lành mạnh của người đối tác này trong khu vực.
Cuối cùng Canada phải lựa chọn chứ không thể tận hưởng cả hai. Đặc biệt là nếu cuộc tranh chấp ở Biển Đông trở nên một điều gì trầm trọng hơn nữa. Chúng ta cần phải thỏa hiệp, nhưng chúng ta sẽ dừng lại ở đâu ? Khi thời gian đến và buộc phải lựa chọn, chúng ta phải căn cứ vào những gì tốt nhất cho lợi quyền của Canada chứ không phải trên ý kiến của ai khác. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, là chúng ta cũng phải giữ đúng với các nguyên tắc cốt lõi trong chính sách đối ngoại của mình.
Chúng ta là ai trên thế giới
Canada là một thương hiệu tên tuổi, như Nike, Ford và Sony, và việc là người Canada hay đến từ xứ sở Canada cũng có một số giá trị nhất định như các sản phẩm thương hiệu mang lại. Về thương mại, giá trị của chúng ta có thể có được từ sức mạnh thị trường và sức khỏe nền kinh tế, nhập khẩu và xuất khẩu của mình. Hơn cả thế, cái tên thương hiệu của Canada không phải là một vật thể cụ thể. Chúng ta không biết nhưng có thể đoán đưoọc gía trị của nó bằng cách đánh giá các hành động và phản ứng của người khác khi họ giao tiếp với Canada. Những gì người khác nói về chúng ta là quan trọng vô cùng với chúng ta, không phải bởi vì những gì họ nói là đúng, nhưng vì đó là chính là nhận thức mà họ cảm nhận về chúng ta. Nó có thể không đúng với chúng ta, nhưng đấy chính là sự thật đối với họ.
Không gì tiếp thị tốt hơn cho Canada bằng việc người Canada đi ra nước ngoài. Khách du lịch và những người bản xứ sống ở nơi khác chính là những đại sứ của chúng ta, bởi vì những cá nhân này có thể là những người Canada duy nhất được các công dân nước ngoài nhìn thấy hoặc tiếp xúc. Ấn tượng đầu tiên là quan trọng, và việc khách du lịch, người xa xứ của chúng tôi ăn mặc, nói chuyện, cư xử ra sao sẽ là thước đo mà những công dân nước ngoài sẽ xử dụng để đánh giá người dân Canada. Do đó, cái tên thương hiệu của chúng ta nổi trôi theo mỗi người Canada đi ra nước ngoài.
Trong cùng bối cảnh đó, giá trị trên toàn cầu của chúng ta tăng giảm theo mỗi quyết định mà các nhà làm lãnh đạo của chúng ta thực hiện. Nhưng chúng ta nên đánh giá trị các quan điểm của người khác đến đâu ? Liệu sẽ tốt hơn hay tồi tệ đi nếu tất cả các quyết định của chúng ta đều dựa trên các cảm nhận của người khác về mình ? Đó là một câu hỏi giả thuyết cho một dịp khác, tuy nhiên, việc thực tế hơn chính là bất kỳ quyết định nào được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo của chúng ta nên đi theo hướng thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của Canada, ngay cả nếu điều đó bắt buộc dẫm lên chân ngưòi khác. Đấy là sự phải đạo về chính trị hay là điều có thể chấp nhận được ? Có lẽ cả hai đều không phải nhưng là những điều đôi khi đôi khi cần thiết phải thực hiện.
Chúng ta có thể là những người theo chủ nghĩa quốc tế, nhưng chúng ta không thể để cho chủ quyền của mình phải bị tổn hại. Đôi khi dĩ hòa vi quý không phải là hành động tốt nhất. Quyết định đúng trên sân khấu thế giới có thể là quyết định sai cho những công dân chúng ta ở nhà.
Thể hiện vai trò
Trong tranh chấp hàng hải và lãnh thổ tại Biển Đông, trận tuyến đã trải ra chủ yếu giữa Trung Quốc và những quốc gia đối đầu với họ. Hoa Kỳ đã duy trì một khoảng cách thận trọng khỏi các tranh chấp, khẳng định việc ủng hộ tự do trên biển và các giải pháp hòa bình giữa tất cả các bên. Như thế, việc Mỹ tập trận chung với Philippines và Việt Nam, hai nước đối thủ trong sự tình với Trung Quốc, có thể cho thấy một ý nghĩa khác.
Và chúng ta đứng ở đâu trong tất cả những sự việc này ?
Trong các tranh chấp này, Canada đã chủ yếu im lặng, nghĩa là không phải là để cho thấy rằng mình hoàn toàn bỏ qua tình huống. Khá giống như Mỹ, Canada đã kêu gọi tất cả các bên nên giải quyết tình hình trong hòa bình, và rằng luật pháp quốc tế và các hiệp định phảo được tôn trọng. Ngoài ra, dường như chúng ta không hề quan tâm đến hậu quả của cuộc tranh chấp này. Vì không muốn gây nguy hiểm đến mối quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã đi vào một con đường tế nhị. Và cho đến thời điểm này, đấy dường như là hành động tốt nhất.
Tuy nhiên, chúng ta nên cố gắng để tỏ ra rỏ nét. Chúng ta nên nỗ lực thực hiện những bước lớn. Như đã nói, nếu thế kỷ phải thuộc về châu Á, Canada nên làm cho sự hiện diện của mình phải được biết đến. Các tranh chấp này đã thu hút ít chú ý ở bên ngoài khu vực Đông Nam Á, nhưng kết quả của những tranh chấp ấy có tiềm năng định hình toàn bộ khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta cần một lý do thì lý do ấy nên là: Hãy làm việc này vì Canada. Có nhiều thứ dể đạt được trong một khu vực châu Á Thái bình dương hòa bình và an toàn, và nhiều điều để mất khi những tranh chấp này tan lẫn vào một điều gì tồi tệ hơn.
Khi Canada đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, lãnh đạo Ai Cập lúc đó đã quốc hữu hóa con kênh đào, chúng ta đã tìm cách chấm dứt những tranh chấp này. Một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và an toàn là lợi ích tốt nhất của chúng ta. Chúng ta không nên ngần ngại tham dự vào những dự án đầy tham vọng. Chúng ta không nên ngại thử thách bản thân và giới hạn của mình. Nếu sự sợ hãi chi phối đến quyết định của mình trong tương lai, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình.
Trong tất cả các nước trên thế giới, chúng ta là một quốc gia khá trẻ. Chúng ta vẫn còn đang học tập, và một phần của quá trình học tập này là để tìm ra bản sắc, vai trò của mình trên thế giới. Chúng ta sẽ mắc phải lầm lỗi, nhưng nếu chúng ta không tránh khỏi, thì nên là những lầm lỗi trong việc theo đuổi một điều gì vĩ đại.
Nguồn: Asia Sentinel
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét