Ông Bút (Danlambao) - Nói tiếng chọn cho có hơi hớm tự do, kỳ thật làm gì có, trong hoàng cảnh hiện tại của đất nước mình. Nếu được hoàn toàn tự do lựa chọn, không ai chọn độc tài. Dù độc tài do một người, một tập thể, một đảng phái cai trị, dù nó mang bất cứ tên nào, tên Cộng Sản lại càng không thể hơn nữa.
Cuộc di cư vĩ đại 1954, trận vượt biên, vượt biển kinh hoàng 1975 đã nói lên điều này. Hai mươi mốt năm chiến tranh, khi đồn lính Quốc Gia bị thất thủ, người dân bồng bế con cái, dìu dắt mẹ cha, bỏ nhà cửa, ruộng vườn chạy về phía tự do, hàng trăm ngàn cán binh Cộng Sản, cũng đã tìm về vùng Quốc Gia. Như thế sự lựa chọn đã hiển nhiên, không phải vô căn cứ. Khi lòng bao dung của thế giới đã khép, những cánh cửa tỵ nạn Cộng Sản đã đóng, người dân tìm đường qua ngã khác, bằng cách lấy chồng nước ngoài, du học, du lịch, rồi tìm cách ở luôn xứ người, vận động viên Thể Thao, Ca Sĩ, canh me sơ hở là trốn, hết đường trốn, buộc phải chọn “cung vua hay phủ chúa” cai trị mình!
Chọn “cung vua”?
Trí tuệ: Trung bình kém, ví dụ điển hình: Giờ này con tin XHCN có thể còn khả thi! Dù giả dối nhưng vẫn lộ sự mê. Chủ tọa cuộc họp không dự trù tình huống bất trắc, để Lê Hồng Anh bác bỏ, đành xụi lơ, không đủ biện luận lái về ý mình, như đã trù hoạch.
Bản lĩnh: hèn vời giặc, và hèn với dân. Chứng minh: Dân oan hàng vạn người, tấp nập ở Thủ Đô Hà Nội, hàng chục năm trời, hai tay này không dám nhìn tới. Lãnh tụ một nước bị giặc ngoại xâm, chưa có một lời tuyên bố để dân tin. Ngược lại vì bất lực nên im lặng đồng tình với những bản án phi lý dành cho những người yêu nước.
Nội bộ: Làm lãnh tụ đi in tài liệu 313 trang, nói về thuộc cấp của mình, không phải loại anh minh lãnh tụ.
Đối nội: tham nhũng, hiện nay họ chưa có tai tiếng, tạm tin chưa dơ dáy, con cái gia đình không bu vào quyền lực để bò lên, tạm chấp nhận tốt.
Khoản cai trị: Vẫn tiếp tục bám vào điều 4 hiến pháp, độc tôn lãnh đạo.
Ngoại giao: Tiếp tục nạm vàng, khảm ngọc 16 chữ vàng, 4 tốt, tiếp tục làm ngơ để giặc xâm chiếm đất nước, hoặc đã âm thầm cam kết làm chư hầu cho Trung Quốc, loại bán nước cầu vinh.
Chọn “Phủ chúa”?
Đứng đầu TT Nguyễn Tấn Dũng, & Nguyễn Sinh Hùng. Hùng là con cháu Hồ Chí Minh, loại giảo hoạt, nhưng không nguy hiểm vì vô mưu, khó tin, thích “đứng giữa” chờ thời. Mới vừa rồi ủng hộ dự án xây di tích cho dòng họ của “bác”. Chứng tỏ loại ngu, ích kỷ, không nghĩ đến quyền lợi quốc gia, chỉ lo bản thân, dòng họ, cỡ tầm thường. Nếu trung thành cũng không giúp được 3 Dũng trong lúc ngặt nghèo như hiện nay, còn lại Nguyễn Tấn Dũng mới đáng bàn.
Trí tuệ: NTD loại Khá, trên trung bình. Có mưu mô, thủ đoạn, quyết đoán, nhưng không nghĩ đến đường dài, vây cánh chưa vững, đã tỏ ra ham hố qúa lộ liễu, chủ quan.
Bản lĩnh: Khá tốt, đàn em tín cẩn bị bắt, đăng đàn tỉnh bơ: “Bắt như thế là đúng người, đúng tội”, ”văn phòng TT chỉ đạo sát sao” .
Đối nội: Tham nhũng hết biết!
Cai trị: Vẫn bám điều 4 như “cung vua” tuy nhiên Nguyễn Tấn Dũng, nhẹ bén thời cuộc, có thể thức thời sớm hơn, thích tiến bộ, không hủ lậu như cung vua.
Đối ngoại: Giống như cung vua, thờ Tàu trên tổ quốc!
Tạm kết: Đảng Cộng Sản Việt Nam, là ký sinh trùng của dân tộc, Nguyễn Tấn Dũng là thuốc độc của đảng, nếu loại được NTD trong kỳ hội nghị 6 này, đảng có cơ may sống tới năm 2016 như “cung vua” dự trù, ngược lại “cung vua” bất lực, NTD không hề gì, sẽ nổ ra những đấu tranh bất ngờ, ngoạn mục hơn.
*
Từ 1975 tới nay, có nhiều cơ may để loại trừ chế độ độc tài, đảng trị. Nhưng tiếc về phía người tranh đấu cho tự do, một phần bất khả đoàn kết, phần chưa có lãnh đạo xứng tầm để công cuộc tranh đấu sớm thắng lợi, tuy nhiên cơ may chưa phải hết.
Một ông cụ quê tôi kể rằng: Thời 1945 – 1954 Việt Minh cai trị Quảng Nam, đang rất vững vàng, tự nhiên một đêm, chúng vác loa triệu tập dân meeting, (họp) mới tới phiên họp đã nghe khang khác, là chúng nó (Việt Minh) tỏ ra thân thiện, đôi mắt bớt đi “hình viên đạn” với cánh ngoài “giai cấp” con cưng của đảng, vào họp chúng láo liên, như thất thần, tuyên bố chỉ một câu, rồi giải tán, câu ấy như sau:
- “Ai có tài liệu của đảng, cũng như hình bác Hồ, phải tìm cách chôn giấu, hoặc tiêu hủy đi”.
Ông cụ Quảng Nam, tiếp: Nghe như thế, tôi rời cuộc họp về nhà, đi mà như chạy, lạ qúa cũng khoảng cách như mọi ngày, sao hôm nay chạy hoài không thấy tới. Vừa bước vào cửa, tôi lột chiếc guốc phan gngay vào mặt HCM, đang treo trên xà nhà rách teng beng, chiếc guốc thâu thiên qua mái tranh. Vợ tôi đứng nhìn chết lặng hồi lâu, lên tiếng “Trời ơi, chớ ông làm cái chi rứa, bộ hết muốn sống a”. Ông cụ đáp: Chết cái cục cứt, tụi nó chết thì có. Kề tai vợ, tôi hét: Chúng nó chạy sạch rồi! - Quả đúng, rạng ngày hôm sau quân đội Quốc Gia về tiếp thu.
Theo dõi cuộc đấu đá, trong nội bộ thượng tầng Cộng Sản, cơ may kể trên có duyên sẽ trở lại với quê hương khốn khổ.
Tình cảnh đất nước giống như cô gái đẹp, bị thế lực vô hình buộc phải lấy chồng, và chỉ được chọn giữa hai thằng. Hoặc chọn tên ăn cướp, hoặc thằng ăn trộm, trong tình thế oái ăm này, nên chọn thằng ăn cướp. Bởi nó thường đối đầu với nguy hiểm, tỷ lệ chết sớm, hoặc xui xẻo cao hơn, thằng ăn trộm xìu xìu ển ển khó chết lắm, nếu bị tù chỉ lãnh án treo, nỗi thống khổ như gông nặng “đá đeo” e trọn kiếp đọa đày!
Trao đổi nhau bầu cử:
Trung ương đảng, còn biết chán báo đảng, ghiền báo Dân (viết hoa). Lẽ nào tôi dám làm khác được, đi đâu thì chớ, về tới nhà mở ra, đọc hoài đọc hủy, đột nhiên một hôm mấy cháu trong nhà, bên Việt Nam, email hỏi: Này cậu ơi, chú ơi, bác ơi, kỳ này bỏ cho ai, Obama hay Romney? - Tôi giựt mình, tình thật chưa biết chọn ai, tôi chưa hề vắng mặt bầu cử, nhưng qủa thật chưa biết trả lời sao cho mấy cháu, tôi nghĩ được cách hay hay: “Thôi thì mấy cháu cùng nhau bàn bạc, giao cho mấy cháu chọn trước, mấy cháu quyết ai, bên này sẽ bầu đúng như vậy” một tuần sau mấy cháu cho biết kết qủa: 9 phiếu cho Obama, 6 phiếu Romney. Cảm ơn các cháu, bảo đảm bên này sẽ tín nhiệm Obama.
Việt Nam chưa có bầu cử, nhưng bằng cách nào đó, cầu nguyện chẳng hạng, xin giúp tôi cầu cho Nguyễn Tấn Dũng, không ra rìa trong đợt này.
* Tôi mượn chữ “Cung vua, phủ chúa”, chữ của nhà báo Trần Phong viết trước. Chữ rất hay, xin thán phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét