Vấn đề là Việt Nam phải hiểu Mỹ muốn gì, Việt Nam muốn gì, GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Mason (Hoa Kỳ) nói.
LTS: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái, có một chủ đề được các học giả đặc biệt quan tâm: "quan hệ đối tác chiến lược", hoặc gần như thế, giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, hoặc thậm chí Tây Ban Nha.
Việt Nam cũng có kế hoạch nâng tầm mối quan hệ với các nước như Úc (từ quan hệ đối tác toàn diện), Ý, hay Pháp. Đặc biệt, điều mà mọi người chờ đợi trong hoài nghi là liệu Việt Nam có đạt mối quan hệ này với kẻ cựu thù là Hoa Kỳ, như hai nước đã đặt ra từ thời Ngoại trưởng Hilary Clinton hay không.
Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason (Hoa Kỳ), một chuyên gia về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và chính trị Đông Á, trên cơ sở những thảo luận trong hội thảo, cộng với những diễn tiến "cập nhật", để làm rõ khái niệm phức tạp, và mỗi nước có quan điểm rất riêng biệt này.
Đặc biệt từ mùa hè năm 2010, khi bà Hilary Clinton lần đầu tiên sang thăm Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng, Mỹ và Việt Nam đã xác định xây dựng mối quan hệ "đổi tác chiến lược". Cho đến nay, hai nước đã nhiều lần đề cập tới khái niệm này, nhưng dường như vẫn chưa đạt được một sự chia sẻ khả dĩ nào đó. Xin ông cho biết đánh giá của mình.
Thật ra, mọi mối quan hệ đều được xác lập trên cơ sở quyền lợi, và những nước nhỏ thường mong muốn được cư xử một cách bình đẳng. Thành ra, xét về kinh tế, chính trị, hay chiến lược đều thế cả.
Còn về quan niệm về "đối tác chiến lược", tôi lại thấy vị học giả người Nga (trong dịp Hội thảo Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái) đưa ra một số luận điểm đúng, và hữu ích. Ông dẫn ra, trong quan hệ Nga - Việt, có một số nguyên tắc để hình thành quan hệ "đối tác chiến lược".
LTS: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái, có một chủ đề được các học giả đặc biệt quan tâm: "quan hệ đối tác chiến lược", hoặc gần như thế, giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, hoặc thậm chí Tây Ban Nha.
Việt Nam cũng có kế hoạch nâng tầm mối quan hệ với các nước như Úc (từ quan hệ đối tác toàn diện), Ý, hay Pháp. Đặc biệt, điều mà mọi người chờ đợi trong hoài nghi là liệu Việt Nam có đạt mối quan hệ này với kẻ cựu thù là Hoa Kỳ, như hai nước đã đặt ra từ thời Ngoại trưởng Hilary Clinton hay không.
Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason (Hoa Kỳ), một chuyên gia về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và chính trị Đông Á, trên cơ sở những thảo luận trong hội thảo, cộng với những diễn tiến "cập nhật", để làm rõ khái niệm phức tạp, và mỗi nước có quan điểm rất riêng biệt này.
Đặc biệt từ mùa hè năm 2010, khi bà Hilary Clinton lần đầu tiên sang thăm Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng, Mỹ và Việt Nam đã xác định xây dựng mối quan hệ "đổi tác chiến lược". Cho đến nay, hai nước đã nhiều lần đề cập tới khái niệm này, nhưng dường như vẫn chưa đạt được một sự chia sẻ khả dĩ nào đó. Xin ông cho biết đánh giá của mình.
Thật ra, mọi mối quan hệ đều được xác lập trên cơ sở quyền lợi, và những nước nhỏ thường mong muốn được cư xử một cách bình đẳng. Thành ra, xét về kinh tế, chính trị, hay chiến lược đều thế cả.
Còn về quan niệm về "đối tác chiến lược", tôi lại thấy vị học giả người Nga (trong dịp Hội thảo Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái) đưa ra một số luận điểm đúng, và hữu ích. Ông dẫn ra, trong quan hệ Nga - Việt, có một số nguyên tắc để hình thành quan hệ "đối tác chiến lược".
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ trong một buổi hội thảo. Ảnh: Huỳnh Phan |
Thứ nhất là không tấn công lẫn nhau; thứ hai là không liên minh để chống nước khác; thứ ba là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; và thứ tư, quan trọng nhất, là tin cậy lẫn nhau. Nhưng muốn tin cậy lẫn nhau thì phải có những giá trị tương đồng. Ông ấy có hàm ý rằng giữa Việt Nam và Mỹ thì chưa có cái đó, và tôi nghĩ ông ta có lý. Bởi vì, giữa Mỹ và Việt Nam còn có cái hố sâu cần lấp bằng để có thể tiến tới mối quan hệ đối tác chiến lược.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương (Học viện Quan hệ Quốc tế) lại đưa ra nhận định rằng hai bên có quan niệm hơi khác nhau về "đối tác chiến lược". Đối với người Mỹ, đã gọi là "đối tác chiến lược" phải có hợp tác quân sự. Nhưng đối với Việt Nam, mối quan tâm mang tính chính trị - kinh tế, hay nói theo kiểu Việt Nam là mối quan hệ "đối tác toàn diện".
Quan điểm riêng của ông? Tôi đã có hỏi một số quan chức ngoại giao Mỹ, như gần đây là Phó Đại sứ Claire A. Pierangelo.
Còn bà Pieranglo nói: "Trong bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng muốn một đối tác tốt, ổn định, đáng tin cậy và có thể phụ thuộc lẫn nhau được. Điều này đúng với việc chúng ta tìm người bạn, bạn đời, hay quan hệ giữa hai nước. Khi quan hệ của chúng ta mới bắt đầu thì những lĩnh vực làm việc cùng nhau còn hạn chế, chủ yếu là về kinh tế và những vấn đề của quá khứ, như chiến tranh.
Nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ không còn là hai đất nước của gần 20 năm về trước nữa, chúng ta cần cùng nhau nhìn vào tương lai 10 năm, hay 20 năm tới, và chúng ta sẽ như thế nào đối với nhau. Đó là cũng chính cách mà chúng tôi đang nhìn vào mối quan hệ giữa hai nước, và chúng tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ có cách nhìn tương tự như vậy để chúng ta định hướng được quan hệ chính trị, kinh tế."
Các nhà ngoại giao thường không nói hết được tất cả, họ có những nguyên tắc của họ. Nhưng giới học giả chúng tôi thì khác.
Tôi nghĩ, Việt Nam phải hiểu Mỹ muốn gì, Việt Nam muốn gì. Cho đến giờ phút này, tôi nghĩ Việt Nam đã biết Mỹ muốn gì, và một trong những điều mà Việt Nam muốn gạt sang một bên là vấn đề "dân chủ - nhân quyền".
Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương có dẫn ra trường hợp Saudi Arabia, một nước có tình trạng nhân quyền rất kém mà Mỹ vẫn chấp nhận quan hệ đối tác chiến lược?
Trong chuyện này phải nhìn kỹ một chút, chứ không đơn giản vậy đâu. Tại sao?
Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là "tự do, dân chủ và nhân quyền".
Ba lợi ích này luôn luôn hiện hữu, nhưng trong từng trường hợp, không phải lúc nào cả ba cái này cũng quan trọng bằng nhau.
Ví dụ, một khi quyền lợi chiến lược to lên, thì quyền lợi về giá trị nó bé đi. Ta quay lại trường hợp Saudi Arabia, về chiến lược, nước này quá quan trọng với người Mỹ. Họ là một đồng minh trung thành và thân cận của Mỹ ở Trung Đông. Đó là chưa nói tới dầu hỏa lại nhiều nữa. (Cười)
Chính vì vậy, mục tiêu thứ ba là "tự do, dân chủ - nhân quyền" mặc nhiên lờ mờ đi.
Hay đối với Trung Quốc, mối quan hệ kinh tế lại quan trọng. Bởi ông Bill Clinton đã từng dọa rằng, nếu Trung Quốc không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không gia hạn qui chế tối huệ quốc trong thương mại. Nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn nhân nhượng, vì lợi ích kinh tế lớn.
Nhưng đối với những nước mà hai lợi ích về chiến lược và kinh tế chưa đủ lớn, đòi hỏi về "tự do, dân chủ và nhân quyền" chắc hẳn phải cao hơn thôi. Còn đã hướng tới đối tác chiến lược, các giá trị này còn quan trọng hơn nữa. Đó là ta còn chưa nói tới trao đổi về quân sự, nhất là mua bán vũ khí.
Đối với Mỹ, không phải bán vũ khí là chuyện của bên quốc phòng nói riêng, hay của hành pháp nói chung, mà phải được quốc hội thông qua. Mà quốc hội Mỹ thì lúc nào cũng đặt vấn đề nhân quyền lên. Dù muốn hay không, có thể người ta không đòi hỏi 100%, nhưng chắc chắn phải có những cải thiện, những nhượng bộ nhất định.
Việt Nam phải hiểu rằng, có thể bên hành pháp chập nhận lờ mờ, vì những lợi ích nào khác, nhưng bên lập pháp khó có thể lờ mờ được. Đó là chưa nói tới yếu tố đảng đối lập, luôn tìm cách làm khó đảng cầm quyền.
Hay trong chuyện bán vũ khí, nếu Mỹ chưa có sự tin cậy với Việt Nam.
Theo tôi nghĩ, hai bên chưa đến cái đoạn có thể đạt được mối quan hệ đối tác chiến lược.
Huỳnh Phan
(Còn nữa)
(Tuần VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét