Pages

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

79% ý kiến muốn bỏ điều 4 Hiến pháp 1992



VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Trong ngày khai mạc quốc hội hôm 20 tháng 5, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã báo cáo rằng tính đến ngày 30 tháng 4, có 26 triệu lượt ý kiến góp ý của người dân, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức. Ông Phan Trung Lý cũng đã gửi cho các đại biểu quốc hội một bản dự thảo mới và tuyên bố rằng: “ý kiến chung của nhân dân đều tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố.” Nói cách khác, theo ông Phan Trung Lý thì các nội dung góp ý không có gì khác với bản dự thảo lúc đầu.

Song song với cuộc thăm dò do đảng CSVN tổ chức, trên internet, đài phá thanh Chân Trời Mới cũng tổ chức một cuộc thăm dò về Hiến pháp 1992. Cuộc thăm dò bắt đầu từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, 2013. Kết quả dựa trên 1,000 người tự nguyện tham gia như sau:
- 63% ý kiến rất quan tâm đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
- 97% ý kiến muốn thay đổi nội dung Hiến pháp 1992.
- 79% ý kiến muốn bỏ điều 4 Hiến pháp 1992.
Như vậy chắc chắn có một bộ phận dân chúng không đồng tình với báo cáo và nhận định của Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội.
VRNs trân trọng giới thiệu tổng hợp kết quả thăm do về Hiến pháp 1992 do Radio Chân Trời Mới thực hiện để quý vị được tường.
————-

Radio Chân Trời Mới công bố kết quả thăm dò ý kiến về Sửa Đổi Hiến Pháp 1992

- 63% ý kiến rất quan tâm đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
- 97% ý kiến muốn thay đổi nội dung Hiến pháp 1992.
- 79% ý kiến muốn bỏ điều 4 Hiến pháp 1992.
Vào ngày 2 tháng 1 năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của Quốc hội CSVN đã rầm rộ tung ra chiến dịch “lấy ý kiến nhân dân” về nội dung bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, kéo dài trong 3 tháng, dự tính chấm dứt vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.
Tuy nhiên, dư luận chung đã phê bình thời hạn lấy ý kiến của Ủy ban dự thảo là quá ngắn, và đòi phải triển hạn. Trước sức ép quá mạnh của dư luận, ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội kiêm chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã tuyên bố triển hạn góp ý thêm 6 tháng, tức kéo dài đến ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Mặc dù tuyên bố triển hạn trên lý thuyết, nhà cầm quyền CSVN vẫn cố gắng đóng sổ trong thực tế bằng Bản đúc kết đợt I các góp ý dự thảo trình Quốc hội trong kỳ họp lần thứ 5 vào trung tuần tháng 5. Trước đó, một mặt họ tổ chức hàng loạt các buổi họp gọi là Hội thảo khoa học về hiến pháp, một mặt chỉ thị cho các Ủy ban nhân dân ra lệnh cho từng tổ dân phố mang phiếu ý kiến in sẵn đến từng nhà buộc dân phải ký.
Trong ngày khai mạc quốc hội hôm 20 tháng 5, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã báo cáo rằng tính đến ngày 30 tháng 4, có 26 triệu lượt ý kiến góp ý của người dân, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức. Ông Phan Trung Lý cũng đã gửi cho các đại biểu quốc hội một bản dự thảo mới và tuyên bố rằng: “ý kiến chung của nhân dân đều tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố.” Nói cách khác, theo ông Phan Trung Lý thì các nội dung góp ý không có gì khác với bản dự thảo lúc đầu.
Cũng cùng thời gian đó, qua mạng Internet, nhiều tường thuật, hình ảnh, bài vở đã xuất hiện để vạch rõ các màn kịch của “28.000 hội thảo” và “26 triệu góp ý”. Công luận người Việt trên cả nước bày tỏ qua các phương tiện dân báo hầu như ngược hẳn với tuyên bố của ông Phan Trung Lý.
Một bằng chứng cụ thể là kết quả thăm dò ý kiến của hơn 1.000 thính giả, độc giả đã được thực hiện tại trang blog Diễn Đàn Chân Trời Mới (diendanctm.blogspot.com) và trang Facebook Radio Chân Trời Mới (facebook.com/radiochantroimoi) trong tháng 4 đến giữa tháng 5/2013.
Kết quả này cho thấy:
-          Có đến 63% tổng số ý kiến bày tỏ rất quan tâm đến đợt sửa đổi Hiến pháp hiện nay. 23% quan tâm ở mức vừa phải, và 14% không quan tâm.
-          Có đến 97% tổng số ý kiến bày tỏ là bản Hiến pháp 1992 phải được sửa lại. Chỉ 3% cho là không cần.
Đi vào chi tiết của những điều cần sửa đổi:
-          79% tổng số ý kiến muốn loại bỏ Điều 4 Hiến pháp;
-          72% muốn có sự độc lập giữa tòa án, nhà nước và đảng CSVN;
-          65% muốn có sự độc lập giữa đảng và quân đội;
-          60% muốn có sự độc lập giữa đảng và nhà nước.
Trong số các thính giả, độc giả tham gia cuộc thăm dò ý kiến này:
-          Có 41% đã nhận phiếu ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp mà nhà cầm quyền đưa đến tận nhà bắt ký, đặc biệt tại những thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ. 51% còn lại chưa nhận được phiếu ý kiến tính đến lúc trả lời đài CTM.
-          Trong số những người đã nhận phiếu ý kiến của nhà cầm quyền, 80% cho biết họ không cảm thấy được tự do để trả lời như ý muốn; 20% cho biết họ thấy thoải mái để trả lời.
-          Khi được hỏi bạn đã hoặc sẽ điền phiếu lấy ý kiến nhân dân như thế nào thì 60% cho biết sẽ nêu góp ý sửa đổi; 32% từ chối không điền phiếu; và 8% đồng ý với toàn văn bản dự thảo.
Khi hỏi ngoài phiếu lấy ý kiến của nhà nước, bạn có biết đến các bản góp ý sửa đổi hiến pháp khác không, chúng tôi nhận được các trả lời như sau:
-          73% số người thăm dò biết đến Kiến Nghị của 72 vị đại diện giới trí thức;
-          66% biết đến bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam;
-          60% biết đến Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do;
-          16% không biết gì đến các bản góp ý khác.
Và câu hỏi sau cùng liên quan đến sự kỳ vọng rằng việc sửa đổi hiến pháp lần này có mang lại những khác biệt đáng kể cho đất nướcViệt Nam hay không, chúng tôi nhận được câu trả lời:
-          79% cho rằng sẽ không tạo thay đổi gì đáng kể;
-          21% tin rằng sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể.
Chúng tôi chân thành cám ơn các thính giả, độc giả đã tham gia vào cuộc thăm dò ý kiến vừa qua, và mong đón nhận các nhận định, góp ý của quí vị để các cuộc thăm dò trong tương lai ngày một hiệu quả và ích lợi hơn. Xin thư về lienlac@radiochantroimoi.com
Ngày 29 tháng 5 năm 2013
Radio Chân Trời Mới

Không có nhận xét nào: