Tác giả : Vi Anh
Hai lãnh tụ Trung Cộng, kẻ đi Âu, người đi Mỹ, đường đi nước bước nào của họ cũng có “ý đồ” chia rẽ trong và ngoài các nước sở tại. Thủ Tướng Lý khắc Cường đi Đức dùng tương quan kinh tế trội yếu với Đức để chia rẽ liên minh chánh trị Liên Âu. Suy luận tương tự và một vài lời tuyên bố của Cố vấn an ninh của TT Obama đang ở Bắc Kinh đang chuẩn bị nghi thức nghinh đón và chương trình làm việc của lãnh đạo hai nước cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình cũng đi những nước bước chia rẽ Mỹ khi công du Mỹ. Phân hoá chánh trị xã hội Mỹ bằng cách chia rẽ hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ trong cuộc bầu cử Quốc Hội và chia rẽ người Mỹ Á châu Thái Bình Dương với chánh quyền Mỹ khi Mỹ và TC giải quyết tay đôi vấn đề Biển Đông.
Hai lãnh tụ Trung Cộng, kẻ đi Âu, người đi Mỹ, đường đi nước bước nào của họ cũng có “ý đồ” chia rẽ trong và ngoài các nước sở tại. Thủ Tướng Lý khắc Cường đi Đức dùng tương quan kinh tế trội yếu với Đức để chia rẽ liên minh chánh trị Liên Âu. Suy luận tương tự và một vài lời tuyên bố của Cố vấn an ninh của TT Obama đang ở Bắc Kinh đang chuẩn bị nghi thức nghinh đón và chương trình làm việc của lãnh đạo hai nước cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình cũng đi những nước bước chia rẽ Mỹ khi công du Mỹ. Phân hoá chánh trị xã hội Mỹ bằng cách chia rẽ hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ trong cuộc bầu cử Quốc Hội và chia rẽ người Mỹ Á châu Thái Bình Dương với chánh quyền Mỹ khi Mỹ và TC giải quyết tay đôi vấn đề Biển Đông.
Một, Thủ Tướng Trung Cộng công du Đức để chia rẽ Liên Âu. Trước mắt là làm cho Liên Âu chia rẽ trong kế hoạch chống TC tài trợ hàng hoá, bán phá giá, tạo cạnh tranh bất bình đẳng khiến Liên Âu chảy máu việc làm qua TC và thất nghiệp trầm kha. Trước khi TT Cường đến Liên Âu, thị trường lớn hàng thư nhỉ của thế giới, Liên Âu đã quyết định và ban hành các biện pháp trừng phạt TC như tăng thuế pin mặt trời của TC lên 47% chẳng hạn. TC nắm rất vững tình hình địch, bạn và ta. TC biêt rõ Đức là nước có nền kinh tế tài chánh mạnh nhứt Liên Âu. Đức là nước liên quan kinh tế, giao thương với TC nhiều nhứt. Giao dịch thương mại giữa Đức với TC chiếm 1/3 trên tổng ngạch giao thương của Liên Âu với TC. Trong 27 nước mà Liên Âu đề nghị thông qua chính sách đánh thuế 47% lên mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời của TC và điều tra TC bán phá giá trang thiết bị viễn thông của quốc gia này, Đức là nước vì quyền lợi của mình tỏ ra miển cưỡng và chống đối nhứt.
Dưới mắt TC, Đức như cục gạch nêm của cái vòm kinh tế Liên Âu. TC gỡ được cục gạch nêm này thì Liên Au không sụp thì cũng lung lay.
TC theo sách cũ phóng tài hoá thu nhân tâm Đức. TT Cường chủ toạ ký kết với Đức 17 thỏa thuận giá chung khoảng 4 đến 5 tỷ euro. TC đi đúng nước cờ, Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel, đã tuyên bố: «Sẽ làm tất cả để tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, chứ không để rơi vào tình trạng đối đầu […]» khi họp báo chung với TT Lý khắc Cường của TC. Còn bộ trưởng kinh tế Đức Philipp Rosler đã nhấn mạnh lập trường của Đức là từ chối các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc do Ủy ban châu Âu đề nghị.
Thừa thắng xông lên theo tác phong CS, lấy chiến trường làm bàn cho hội nghị, trong thời gian TT Cường tay trong tay với Đức,TC đã liên tiếp tấn công mạnh vào các ngành kỹ nghệ của Liên Âu, mở cuộc điều tra điều kiện sản xuất thép ống của Pháp hay tố giác Pháp bán phá giá một số chất dẫn xuất từ hóa chất chlore.
Liên Âu chia rẽ. Báo chi Pháp từ hữu, trung, tả đều la làng Đức vì quyền lợi của mình hy sinh danh dự và trách nhiệm và quyên lợi của Liên Âu. Nhật báo Le Monde nói, Đức là nước làm ăn nhiều nhứt với TC. Berlin vì quyền lợi kinh tế riêng phản bội Liên Âu.
Hai, Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương của TC, Ô Tập cận Bình công du gây chia rẽ Mỹ. Tin cho biết Ô. Bình chọn gặp TT Obama tại khu nghỉ mát biệt lập Sunnylands, trong sa mạc của TB California vào hai ngày 7 và 8/6. Nội cái việc chọn Cali làm nơi gặp gỡ đã bộc lộ ý đồ gây chia rẽ của Ông Bình. California là đất Kinh Châu, căn cứ địa của Đảng Dân Chủ, Ô. Bình chọn là để cho người Mỹ cảm thấy TC ủng hộ Đảng Dân Chủ, gây chia rẽ sâu rộng hơn với Cộng Hoà trong kỳ bầu cử một phần ba Thượng Viện và toàn bộ Hạ Viên của Quốc Hội Mỹ. Như đã biết ứng cử viên Romney của Cộng Hoà tấn công mãnh liệt TT Obama về chính sách đối với TC. Bây giờ Ô Bình đến Cali với Đảng Dân Chủ là thổi phừng cuộc xung đột nẩy lửa lại.
Và người Mỹ gốc Á châu ở Mỹ, cũng quần cư đông nhứt ơ tiểu bang California này. Đại đa số chưa quên, vẫn còn thấm thía niều đau nỗi khổ kinh cung chi điểu (chim bị tên nên sợ cung) khi vua đi đêm của Mỹ là Kissinger móc nối được với TC, đưa TT Nixon sang gặp vua Mao CS và Chu tể tướng, uống rượu mao đài, mừng có một thị trường cả tỷ người. Ngay sau đó Mỹ phản bội bỏ đồng minh, rút quân khỏi VN, bức tử VN Cộng Hoà, bán đứng VNCH cho CS Bắc Việt.
Mỹ để lại phía sau một Đông Nam Á trống vắng cho TC bành trướng hằng mấy thập niên. Nhiều nước sợ TC phải o bế TC, như Phi đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược vùng Subic và Clarkfield. Khiến TC tự do bành trướng. Bây giờ Mỹ trở lại, lâm le cùng chia xẻ quyền lợi với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tâm lý đó làm cho người Mỹ gốc Á châu Thái Bình Dương thấy cuộc họp thượng đĩnh Obama-Tập cận Bình này có thể là cơ hội Hoa kỳ và TC hai bên thoả hiệp chia chát quyền lợi Biển Đông trên đầu trên cổ, trên sự thiệt hại, thiệt thòi của các nước nhược tiểu Á châu Thái Bình Dương là nước nhà của người Mỹ gốc Á châu.
Nhiều dấu chỉ cho thấy nỗi buồn nhược tiểu cho thân phận mình ở Mỹ và cho nước nhà ở Á châu Thái bình Dương không phải không có lý qua một số dấu chỉ trong thời sự về chuyến công du Mỹ này của Chủ Tịch Bình. Ô Bình bày tỏ hi vọng sẽ đạt được kết quả tích cực trong cuộc gặp, đồng thời, khẳng định hai bên cần phải xây dựng một mối quan hệ dựa trên những kết quả đã đạt.
Ô. Donilon, cố vấn an ninh, đặc phái viên đi Bắc Kinh của TT Obama cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định cam kết xây dựng một mối quan hệ thiết thực và tin tưởng hơn với Trung Quốc. Còn Ông cố vấn an ninh của TT Obama cử sang Bắc Kinh lập chương trình đón tiếp Chủ Tịch Bình sau hai ngày làm việc thì kêu gọi hợp tác quân sự chặt chẽ với TC, không có một chữ nào cho vấn đề Biển Đông mà người Mỹ Á châu tha thiết.
Như thế là cuộc vận động của Ông Bình về Biển Đông đối với TT Obama sẽ rất dễ. Lâu nay Mỹ tuyên bố không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ờ Á châu Thái Bình Dương. Mỹ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ. Thế thì Ông Bình không cần phải trả giá cao để Mỹ kiên định lập trường gọi là không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp – là TC thắng lợi rồi. TC không cần phải trao đổi gì nhiều, không cấn trả giá đắt cho Mỹ. Cùng lắm chỉ hứa với TT Obama “Ok” sẽ để cho Mỹ tự do lưu thông con đường hàng hải từ Eo Biên Mã Lai lên và để cho Mỹ khai thác dầu khí với TC trên vùng biển này.
Với cuộc trao đổi quá dễ đó vi đó là lập trường cố hữu nhiều lần tuyên bố của Mỹ, thì các nước Á châu Thái Bình Dương trong đó có hai nước đồng minh của Mỹ và Mỹ có hiệp ước an ninh hỗ tương, biển đảo của những nước Á châu Thái bình dương này coi như từ chết tới bị thương do bàn tay tung hoành của TC.
Tin sơ khởi cho biết cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang cộng tác với các cộng đồng ngươi Phi luật tân, Tây Tạng, phong trào Pháp luân Công, tổ chức cuộc biểu tình chống Tập cận Bình trong hai ngày và vùng hội đàm với TT Obama./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét