Hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên (DR)
Phiên tòa xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » vừa mở ra và kết thúc ngay trong ngày hôm nay 16/05/2013. Trên các trang mạng, nhiều tiếng nói lên án các bản án 6 năm và 8 năm tù giam đối với hai sinh viên trẻ. Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương, các bị cáo hoàn toàn vô tội : Viện kiểm sát đã thừa nhận hành vi « chống Trung Quốc » không phải là yếu tố để buộc tội, bên cạnh đó, việc tuyên truyền chống Đảng Cộng sản không phải là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
RFI : Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Lương. Xin ông cho biết kết cục của phiên tòa xét xử hai vị Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha và các diễn biến chính.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Kết cục phiên tòa là em Đinh Nguyên Kha bị tuyên 8 năm tù, 3 năm quản chế, và bên cạnh đó còn phải chấp hành một bản án khác 2 năm tù, tổng hợp hình phạt là 10 năm tù. Đối với em Phương Uyên là 6 năm tù và thời hạn quản chế là 3 năm nữa. Hình phạt đó là được áp dụng theo tội danh điều 88 Bộ Luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam.
Phiên tòa diễn ra, về thời gian, thời lượng, tranh tụng đối đáp thì đầy đủ, tương đối là dân chủ và bảo đảm đúng về tố tụng hơn. Có một vấn đề là không có sự thống nhất giữa ba luật sư (với Hội đồng xét xử)... Tôi, luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Miến, thì đề nghị là các em Kha, em Nguyên là không phạm tội vào điều 88 của Bộ Luật hình sự, vì lý do là, các em này có hành vi tuyên truyền chống Trung Quốc, tuyên truyền phỉ báng chống đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam thì không phải là chính thể nước CHXHCN Việt Nam, do đó chúng tôi đề nghị là tuyên bố vô tội, không vi phạm điều 88. Nhưng Viện kiểm sát và Tòa không chấp nhận, nhưng sau cùng Viện kiểm sát có nhìn nhận rằng, rút phần truy tố đối với hành vi «chống Trung Quốc », còn lại vẫn cho là Đảng với Nhà nước là một, nên là vẫn áp dụng điều 88 như tôi vừa nói.
RFI : Đây là một điểm có thể nói là mới mẻ trong vụ án này. Vậy xin ông cho biết rõ thêm.
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong tranh luận, các luật sư phản biện là việc « chống Trung Quốc » còn là nghĩa vụ của công dân, thể hiện lòng yêu nước của công dân, cho nên truy tố mà dựa vào các khẩu hiệu « không hay về Trung Quốc » là không phù hợp. Thì Viện kiểm sát sau nhiều lần tranh luận, thì cũng đồng tình, và đính chính rằng truy tố các em không phải vì hành vi khẩu hiệu chống Trung Quốc. Thì đó là về tiếng nói, nhưng mà về cái thủ tục rút quyết định truy tố hay là về (xem xét lại) bản chất, để giảm mức hình phạt, thì tôi thấy cũng không có. Thì ít ra về mặt nhìn nhận với nhau, vấn đề Trung Quốc không phải là hành vi vi phạm. Đó là cái điều mừng, là cái mức thành công nhỏ của các luật sư tại phiên tòa.
Vấn đề mới ở đây là cách nhìn nhận (của luật sư) về chính thể Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì tôi cho rằng, trong thực tiễn của xã hội Việt Nam, một là có sự sùng bái về Đảng, hai là có sự nhầm lẫn trong vận dụng pháp luật. Cái chính thể của Đảng và chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Khi xâm phạm tới Đảng mà áp dụng điều 88, thì không đúng tính khoa học pháp lý của luật hiện hành của Việt Nam. Sau cùng ông đại diện của Viện Kiểm sát, căn cứ vào Hiến pháp, xác định Đảng là « lực lượng lãnh đạo », là « đảng cầm quyền », cho nên vi phạm thì xét xử. Nhưng theo tôi, điều 88 Bộ Luật hình sự không có liên quan gì đến Đảng Cộng sản hết. Điều 88 là để bảo vệ về an ninh quốc gia, về chính thể của nước CHXHCN Việt Nam, thành ra phiên tòa có xung đột về quan điểm.
RFI : Xin luật sư cho biết về tình trạng của chị Nguyễn Phương Uyên và anh Đinh Nguyên Kha tại phiên tòa hôm nay.
LS Nguyễn Thanh Lương : Hai em ấy tại phiên tòa thái độ rất bình tĩnh, khai báo rất rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết. Nói chung là, các em xác định động cơ là từ lòng yêu nước, nhiệt huyết của thanh niên. Hai em khẳng định rằng không có ý thức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, còn… chẳng qua là ngoài ý muốn của hai em. Tóm lại, các em cũng nhìn nhận mình cũng có "hành vi vi phạm", nhưng không thừa nhận là mình chống đối Nhà nước, mà chỉ chống đối Đảng, chống đối Trung Quốc.
RFI : Thưa luật sư, cụ thể thì, hai người nhìn nhận mình sai lầm ở chỗ nào và ở mức độ nào ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Có nhìn nhận ở mức độ là có "hành vi vi phạm", nhưng mấy em không nhìn nhận là chống Nhà nước. Vi phạm vì ít nhiều các em cũng hiểu là, hành vi phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam thì đó cũng là vi phạm. Nhưng vi phạm đó là vi phạm có mức độ. Thứ hai nữa, các em cũng thừa nhận rằng, do xuất phát từ cái nhìn, thấy xã hội có nhiều tiêu cực, công an thì tham nhũng, đánh người vô tội vạ… Do đó, các em chỉ nhìn thấy khía cạnh mặt trái của xã hội, mà không thấy các cái cơ bản khác. Các em cũng nhìn nhận như vậy. Các em thừa nhận rằng, khi bị giam giữ rồi, các em có thấy các sai trái (của mình) theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước, còn khi thực hiện, thì các em không thấy. Mấy em cho đấy là hành động để tỏ lòng yêu nước, làm cho xã hội được tiến bộ, được tốt hơn.
Riêng tôi nhận xét là mấy em tuổi trẻ nhiệt huyết, nhưng do non nớt về chính trị, chưa có kinh nghiệm, nên mấy em trở thành nạn nhân của một lực lượng X. Mà lực lượng X này, thì chỉ có cơ quan an ninh điều tra mới giải mã được, mới biết được. Nó cũng thuộc về phạm vi của an ninh, của bí mật, tôi không có khả năng để trả lời.
RFI : Vấn đề này có được đề cập đến hay không trong phiên tòa hôm nay, thưa luật sư ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong phiên tòa, có đề cập thoáng qua và mờ nhạt thôi. Chính quan điểm của cơ quan cho rằng, mấy em này thực hiện theo một « thế lực thù địch » hay một « lực lượng phản động », do đó xác định là hành vi tuyên truyền chống Nhà nước là từ chỗ đó.
RFI : Theo mô tả của luật sư, thì một phần khá lớn của vụ án bị chìm khuất và dường như chưa được làm sáng tỏ, có đúng không, thưa luật sư ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Đúng vậy, còn một mảng chìm của vụ án chưa làm sáng tỏ được.
RFI : Vậy, theo luật sư thì trong vụ án này, vấn đề này có thể tiếp tục được làm sáng tỏ thêm không, hay có thể nói là vụ án đã được khép lại, với phần vừa được xét xử ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi nghĩ là, nếu các em tích cực kháng cáo, thì vụ án sẽ chưa khép lại. Còn nếu mà hai em không kháng cáo, thì vụ án có thể nói là tạm thời khép lại. Còn vấn đề để giải quyết những quan hệ khác, thì không nằm trong phạm vi bảo vệ của luật sư, luật sư cũng không có thông tin và khả năng trao đổi với phóng viên.
RFI : Thân chủ và luật sư có nghĩ đến bước kháng cáo tiếp theo không ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi chưa đánh giá được vấn đề này. Gia đình đương nhiên có nguyện vọng kháng cáo tiếp lên Tòa tối cao ở phía Nam, nhưng mà quyết định vấn đề này là do hai em. Trước đây, trong những lần làm việc tại trại tam giam, cũng như tại tòa, thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có giới thiệu về quyền kháng cáo, nhưng không biết hai em có lưu ý không, và hai em có vận dụng hay không, thì đúng là chưa biết, còn phải chờ thời gian. Còn luật sư, lúc phiên tòa chưa xử, nên cũng không đặt vấn đề đó.
RFI : Trước khi chia tay, luật sư có điều gì chia sẻ thêm với thính giả ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong phiên tòa này, có điều đặc biệt là các em nhận tội (trong một số "hành vi vi phạm" có mức độ), nhưng các luật sư bào chữa đều đề nghị tuyên bố vô tội. Hai nữa là, phiên tòa này xuất hiện một vấn đề : Trước đây, như một tiền lệ trong xã hội, khi người ta nói tới Đảng là nói tới Nhà nước, và ngược lại nói tới Nhà nước là nói tới Đảng. Nhưng khi xảy ra một sự việc, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu để bào chữa, thì tôi xác định rằng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và chính thể nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Rất tiếc là các cơ quan họ đã áp dụng và đánh đồng với nhau, thì như vậy là áp dụng cho mấy em một mức phạt quá nặng nề. Tôi lấy làm tiếc về điều này. Cũng mong rằng quý khán thính giả chia sẻ và thông cảm cho những khó khăn trong cái con đường đấu tranh để tiến bộ chung vì lợi ích xã hội là cả một điều gay go trên thực tế.
RFI : Xin cảm ơn luật sư Nguyễn Thanh Lương.
Trọng Thành (RFI)
RFI : Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Lương. Xin ông cho biết kết cục của phiên tòa xét xử hai vị Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha và các diễn biến chính.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Kết cục phiên tòa là em Đinh Nguyên Kha bị tuyên 8 năm tù, 3 năm quản chế, và bên cạnh đó còn phải chấp hành một bản án khác 2 năm tù, tổng hợp hình phạt là 10 năm tù. Đối với em Phương Uyên là 6 năm tù và thời hạn quản chế là 3 năm nữa. Hình phạt đó là được áp dụng theo tội danh điều 88 Bộ Luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam.
Phiên tòa diễn ra, về thời gian, thời lượng, tranh tụng đối đáp thì đầy đủ, tương đối là dân chủ và bảo đảm đúng về tố tụng hơn. Có một vấn đề là không có sự thống nhất giữa ba luật sư (với Hội đồng xét xử)... Tôi, luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Miến, thì đề nghị là các em Kha, em Nguyên là không phạm tội vào điều 88 của Bộ Luật hình sự, vì lý do là, các em này có hành vi tuyên truyền chống Trung Quốc, tuyên truyền phỉ báng chống đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam thì không phải là chính thể nước CHXHCN Việt Nam, do đó chúng tôi đề nghị là tuyên bố vô tội, không vi phạm điều 88. Nhưng Viện kiểm sát và Tòa không chấp nhận, nhưng sau cùng Viện kiểm sát có nhìn nhận rằng, rút phần truy tố đối với hành vi «chống Trung Quốc », còn lại vẫn cho là Đảng với Nhà nước là một, nên là vẫn áp dụng điều 88 như tôi vừa nói.
RFI : Đây là một điểm có thể nói là mới mẻ trong vụ án này. Vậy xin ông cho biết rõ thêm.
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong tranh luận, các luật sư phản biện là việc « chống Trung Quốc » còn là nghĩa vụ của công dân, thể hiện lòng yêu nước của công dân, cho nên truy tố mà dựa vào các khẩu hiệu « không hay về Trung Quốc » là không phù hợp. Thì Viện kiểm sát sau nhiều lần tranh luận, thì cũng đồng tình, và đính chính rằng truy tố các em không phải vì hành vi khẩu hiệu chống Trung Quốc. Thì đó là về tiếng nói, nhưng mà về cái thủ tục rút quyết định truy tố hay là về (xem xét lại) bản chất, để giảm mức hình phạt, thì tôi thấy cũng không có. Thì ít ra về mặt nhìn nhận với nhau, vấn đề Trung Quốc không phải là hành vi vi phạm. Đó là cái điều mừng, là cái mức thành công nhỏ của các luật sư tại phiên tòa.
Vấn đề mới ở đây là cách nhìn nhận (của luật sư) về chính thể Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì tôi cho rằng, trong thực tiễn của xã hội Việt Nam, một là có sự sùng bái về Đảng, hai là có sự nhầm lẫn trong vận dụng pháp luật. Cái chính thể của Đảng và chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Khi xâm phạm tới Đảng mà áp dụng điều 88, thì không đúng tính khoa học pháp lý của luật hiện hành của Việt Nam. Sau cùng ông đại diện của Viện Kiểm sát, căn cứ vào Hiến pháp, xác định Đảng là « lực lượng lãnh đạo », là « đảng cầm quyền », cho nên vi phạm thì xét xử. Nhưng theo tôi, điều 88 Bộ Luật hình sự không có liên quan gì đến Đảng Cộng sản hết. Điều 88 là để bảo vệ về an ninh quốc gia, về chính thể của nước CHXHCN Việt Nam, thành ra phiên tòa có xung đột về quan điểm.
RFI : Xin luật sư cho biết về tình trạng của chị Nguyễn Phương Uyên và anh Đinh Nguyên Kha tại phiên tòa hôm nay.
LS Nguyễn Thanh Lương : Hai em ấy tại phiên tòa thái độ rất bình tĩnh, khai báo rất rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết. Nói chung là, các em xác định động cơ là từ lòng yêu nước, nhiệt huyết của thanh niên. Hai em khẳng định rằng không có ý thức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, còn… chẳng qua là ngoài ý muốn của hai em. Tóm lại, các em cũng nhìn nhận mình cũng có "hành vi vi phạm", nhưng không thừa nhận là mình chống đối Nhà nước, mà chỉ chống đối Đảng, chống đối Trung Quốc.
RFI : Thưa luật sư, cụ thể thì, hai người nhìn nhận mình sai lầm ở chỗ nào và ở mức độ nào ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Có nhìn nhận ở mức độ là có "hành vi vi phạm", nhưng mấy em không nhìn nhận là chống Nhà nước. Vi phạm vì ít nhiều các em cũng hiểu là, hành vi phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam thì đó cũng là vi phạm. Nhưng vi phạm đó là vi phạm có mức độ. Thứ hai nữa, các em cũng thừa nhận rằng, do xuất phát từ cái nhìn, thấy xã hội có nhiều tiêu cực, công an thì tham nhũng, đánh người vô tội vạ… Do đó, các em chỉ nhìn thấy khía cạnh mặt trái của xã hội, mà không thấy các cái cơ bản khác. Các em cũng nhìn nhận như vậy. Các em thừa nhận rằng, khi bị giam giữ rồi, các em có thấy các sai trái (của mình) theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước, còn khi thực hiện, thì các em không thấy. Mấy em cho đấy là hành động để tỏ lòng yêu nước, làm cho xã hội được tiến bộ, được tốt hơn.
Riêng tôi nhận xét là mấy em tuổi trẻ nhiệt huyết, nhưng do non nớt về chính trị, chưa có kinh nghiệm, nên mấy em trở thành nạn nhân của một lực lượng X. Mà lực lượng X này, thì chỉ có cơ quan an ninh điều tra mới giải mã được, mới biết được. Nó cũng thuộc về phạm vi của an ninh, của bí mật, tôi không có khả năng để trả lời.
RFI : Vấn đề này có được đề cập đến hay không trong phiên tòa hôm nay, thưa luật sư ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong phiên tòa, có đề cập thoáng qua và mờ nhạt thôi. Chính quan điểm của cơ quan cho rằng, mấy em này thực hiện theo một « thế lực thù địch » hay một « lực lượng phản động », do đó xác định là hành vi tuyên truyền chống Nhà nước là từ chỗ đó.
RFI : Theo mô tả của luật sư, thì một phần khá lớn của vụ án bị chìm khuất và dường như chưa được làm sáng tỏ, có đúng không, thưa luật sư ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Đúng vậy, còn một mảng chìm của vụ án chưa làm sáng tỏ được.
RFI : Vậy, theo luật sư thì trong vụ án này, vấn đề này có thể tiếp tục được làm sáng tỏ thêm không, hay có thể nói là vụ án đã được khép lại, với phần vừa được xét xử ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi nghĩ là, nếu các em tích cực kháng cáo, thì vụ án sẽ chưa khép lại. Còn nếu mà hai em không kháng cáo, thì vụ án có thể nói là tạm thời khép lại. Còn vấn đề để giải quyết những quan hệ khác, thì không nằm trong phạm vi bảo vệ của luật sư, luật sư cũng không có thông tin và khả năng trao đổi với phóng viên.
RFI : Thân chủ và luật sư có nghĩ đến bước kháng cáo tiếp theo không ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi chưa đánh giá được vấn đề này. Gia đình đương nhiên có nguyện vọng kháng cáo tiếp lên Tòa tối cao ở phía Nam, nhưng mà quyết định vấn đề này là do hai em. Trước đây, trong những lần làm việc tại trại tam giam, cũng như tại tòa, thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có giới thiệu về quyền kháng cáo, nhưng không biết hai em có lưu ý không, và hai em có vận dụng hay không, thì đúng là chưa biết, còn phải chờ thời gian. Còn luật sư, lúc phiên tòa chưa xử, nên cũng không đặt vấn đề đó.
RFI : Trước khi chia tay, luật sư có điều gì chia sẻ thêm với thính giả ?
LS Nguyễn Thanh Lương : Trong phiên tòa này, có điều đặc biệt là các em nhận tội (trong một số "hành vi vi phạm" có mức độ), nhưng các luật sư bào chữa đều đề nghị tuyên bố vô tội. Hai nữa là, phiên tòa này xuất hiện một vấn đề : Trước đây, như một tiền lệ trong xã hội, khi người ta nói tới Đảng là nói tới Nhà nước, và ngược lại nói tới Nhà nước là nói tới Đảng. Nhưng khi xảy ra một sự việc, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu để bào chữa, thì tôi xác định rằng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và chính thể nước CHXHCN Việt Nam là khác nhau. Rất tiếc là các cơ quan họ đã áp dụng và đánh đồng với nhau, thì như vậy là áp dụng cho mấy em một mức phạt quá nặng nề. Tôi lấy làm tiếc về điều này. Cũng mong rằng quý khán thính giả chia sẻ và thông cảm cho những khó khăn trong cái con đường đấu tranh để tiến bộ chung vì lợi ích xã hội là cả một điều gay go trên thực tế.
RFI : Xin cảm ơn luật sư Nguyễn Thanh Lương.
Trọng Thành (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét