Trong khi giới trí thức kêu gọi nhân quyền, các nhân sĩ kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, kinh tế gia kêu gọi tạo thêm việc làm, và người dân thường kêu gọi giá ơi đừng tăng nữa… thì Đảng CSVN sẽ họp hôị nghị trung ương để kêu gọi lẫn nhau chia phần quy hoạch cán bộ “cấp chiến lược.”Bản tin RFI ghi rằng vào hôm Thứ Năm 2-5-2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội.
Bản tin RFI nói:
“Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.
“Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.
Theo báo chí chính thức, trong bài phát biểu khai mạc, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là Hội nghị trung ương 7 sẽ xem xét và quyết định 6 vấn đề lớn. Bên cạnh việc «hoàn thiện hệ thống chính trị» và «tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận», ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tuy tổng bí thư Đảng kêu gọi các ủy viên trung ương phải «chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân», nhưng ông nhấn mạnh Nhà nước sẽ vẫn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tức là sẽ không chấp nhận những kiến nghị đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị lần này sẽ sơ kết một năm thực hiện «Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng». Nhưng không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi nhân sự sau hội nghị trung ương 7, mặc dù các ủy viên trung ương sẽ cho ý kiến về dự kiến quy hoạch cán bộ «cấp chiến lược» cho nhiệm kỳ tới, tức Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Xin nhắc lại là trong Hội nghị Trung ương 6 ngày 15/10/2012, mặc dù Bộ Chính trị đã «đề nghị» được kỷ luật đối với tập thể và kỷ luật đối với «một ủy viên Bộ Chính trị» (mà ai cũng biết đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), nhưng rốt cuộc Hội nghị Trung ương 6 đã không kỷ luật một ai, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, người bị xem là chịu trách nhiệm chính về tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát tăng trở lại, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng.
Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng diễn ra trong bối cảnh đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng vẫn diễn ra gay gắt và kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Trước hội nghị, đã có những tin đồn về việc đổi tiền, trong khi đó, chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thì bị chỉ trích nặng nề.
Về vấn đề tham nhũng, không biết có phải là trùng hợp thời điểm hay không, nhưng trước Hội nghị Trung ương 7, một vụ được gọi là «trốn thuế lớn nhất lịch sử» diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2004, với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, liên quan đến công ty đầu tư bất động sản CIPUTRA ở Hà Nội, đã bị phanh phui. Cũng như mọi khi, chống tham nhũng có thể sẽ là cái cớ để các phe đấu đá với nhau trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.”(hết trích)
Như thế, chúng ta có thể đoán rằng, các cán bộ cấp tỉnh thành đều sẽ hồi hộp, chờ xem các quan lớn quy hoạch thế nào.
Còn định hướng rõ rồi: không rời bỏ độc đảng toàn trị — bất kể ý dân, bất kể kinh tế trì trệ.
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Liên đoàn quốc tế vì nhân quyền đã kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam.
VOA ghi rằng, theo báo Bangkok Post, số ra hôm Thứ Năm, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Bản tin VOA viết:
“Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
“Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.”(hết trích)
Mặt khác, trên blog Nguyễn Hoàng Vi, một phụ nữ hoạt động nhân quyền tại VN, ghi rằng Pháp cũng quan tâm về tình hình nhân quyền VN.
Blog này viết:
“Sáng ngày 02/05/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Sỹ Hoàng đã có một cuộc gặp gỡ không chính thức với ông Faubrice Maurice Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn. Cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ…
“Sáng ngày 02/05/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Sỹ Hoàng đã có một cuộc gặp gỡ không chính thức với ông Faubrice Maurice Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn. Cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ…
…Ông Faubrice Maurice đã đặc biệt quan tâm là với những đàn áp của nhà cầm quyền, điều gì đã làm cho những Công Dân Tự Do không sợ hãi và công khai tổ chức buổi dã ngoại trao đổi về Quyền con người vào ngày Chủ Nhật 5/5/2013.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời rằng Nhân quyền cần phải được thể hiện công khai và quyền con người sẽ không có nếu nó chỉ được thể hiện trong sự sợ hãi hoặc lén lút. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nộp đơn để xin trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có lý do gì, hay chính xác hơn là một nghịch lý nếu ngăn cản công dân Việt Nam thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như phân phát tài liệu quan trọng này cho những công dân khác để hiểu rõ những quyền mà nhà nước đang bàn thảo để cho vào trong Hiến pháp mới…
Trước khi chia tay, ông Maurice đã chúc cho buổi dã ngoại của các Công Dân Tự Do Việt Nam thành công và nói rằng dù lãnh sự quán Pháp không trực tiếp tham gia với các bạn nhưng sẽ luôn quan tâm và quan sát buổi dã ngoại của các bạn.
Ông cũng nói là sẽ luôn luôn quan tâm theo sát những vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam, tình trạng của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và mong rằng các blogger Việt Nam sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với Lãnh sự quán Pháp trong tương lai.”(hết trích)
Trong khi đó, báo Mạch Sống (http://machsong.org) ghi nhận:
“Văn phòng của Dân Biểu Christopher Smith cho biết sẽ thực hiện buổi họp báo để công bố Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, sẽ đưa vào Hạ Viện ngày 8 tháng 5 tới đây.
Một số vị dân biểu đã đồng ý tham gia buổi họp báo, bắt đầu lúc 9:30 giờ sáng vào cùng ngày.”(hết trích)
Cuộc chiến nhân quyền tại VN hiển nhiên là đang được khắp thế giới quan sát, và đang được trí thức tại các thành phố lớn ở VN thúc đẩy.
Nhưng có vẻ như Hội nghị Trung ướng Đảng CSVN chẳng quan tâm gì chuyện ngoài hội trường Ba Đình, kể cả trí thức, nhân sĩ, nghệ sĩ, dân oan… Và CSVN chỉ quan tâm chuyện chia “ghế cấp chiến lược.”
Nhưng có vẻ như Hội nghị Trung ướng Đảng CSVN chẳng quan tâm gì chuyện ngoài hội trường Ba Đình, kể cả trí thức, nhân sĩ, nghệ sĩ, dân oan… Và CSVN chỉ quan tâm chuyện chia “ghế cấp chiến lược.”
Biển Đông hẳn cũng nằm ngoài nghị trình vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét