Nghị quyết HR. 218 được trình ra Hạ viện hôm 16/5 mạnh mẽ lên án các vi phạm “tiếp diễn và quá đáng” tại Việt Nam bao gồm việc giam cầm các lãnh đạo tôn giáo và bỏ tù dài hạn các cá nhân đấu tranh cổ xúy nhân quyền một cách ôn hòa.
Nghị quyết kêu gọi Việt Nam hủy bỏ các cấm đoán-hạn chế trong lĩnh vực tự do tôn giáo, chấm dứt việc tước đoạt tài sản của các giáo hội, thực thi các cải cách pháp lý và chính trị cần thiết để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nhận xét "tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ” và “thụt lùi”. |
Việt Nam đàn áp gần như mọi quyền con người bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tôn giáo...
Nêu bật tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, nghị quyết thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thể hiện rõ ràng rằng việc mở rộng quan hệ song phương Việt-Mỹ phụ thuộc vào thành tích cải thiện của Việt Nam về tự do tôn giáo và các nhân quyền liên hệ.
Thông cáo đăng trên trang web của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trích phát biểu của Chủ tịch Ed Royce nhận xét “tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ” và “thụt lùi”.
Ông Royce dẫn phúc trình 2013 của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch rằng “Việt Nam đàn áp gần như mọi quyền con người bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tôn giáo.”
Chủ tịch Ed Royce nhấn mạnh tại Việt Nam hiện nay không có quyền tự do tôn giáo mà chỉ thấy các trường hợp đánh đập của công an, của côn đồ thuê mướn, và của lực lượng an ninh tôn giáo.
Nghị quyết HR 218 dẫn ra trường hợp của các tôn giáo bị Hà Nội sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu tài sản trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành, Công giáo, và Pháp Luân Công.
Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói thêm rằng chỉ trong 6 tuần đầu của năm nay, Việt Nam đã kết án ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến, như vậy chỉ trong vòng hai tháng, số người bị tù đày vì thể hiện quan điểm trái với nhà nước đã vượt tổng số của cả năm ngoái. Vẫn theo lời ông Ed Royce, bất chấp thái độ hành xử đó, Việt Nam vẫn tích cực theo đuổi một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Dân biểu Ed Royce nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải phơi bày các vi phạm nhân quyền đó. Nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ trước sự đàn áp khủng khiếp của Hà Nội, chúng ta đang góp thêm sự đau khổ cho nhân dân Việt Nam.”
Ký giả Trương Minh Ðức từng bị 5 năm tù về tội danh 'lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước'.Ký giả Trương Minh Ðức từng bị 5 năm tù về tội danh 'lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước'.
Quan điểm này được ký giả Trương Minh Đức, một ngòi bút đấu tranh dân chủ tại Việt Nam từng bị 5 năm tù về tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước", ủng hộ:
Ký giả Trương Minh Đức phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nếu những người yêu chuộng dân chủ mà cứ dung dưỡng cho một chế độ độc tài như cộng sản Việt Nam, trên thế giới này nếu những nước như Việt Nam mà ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, thì tôi cho là một hiện tượng xấu đi cho Liên hiệp quốc.”
Trên thế giới này nếu những nước như Việt Nam mà ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, thì tôi cho là một hiện tượng xấu đi cho Liên hiệp quốc...
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ed Royce, là nhà đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 mang số hiệu HR 1897 nhằm phát huy tự do dân chủ tại Việt Nam. Luật vừa được Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết thông qua hôm 15/5/2013.
Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê vào danh sách Các nước cần Đặc biệt Quan tâm về Tự do Tôn giáo (CPC) vào năm 2004.
Đến năm 2006, Việt Nam được bỏ tên ra khỏi danh sách này vì các giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Hà Nội có các cải thiện đáng kể về mặt thăng tiến quyền tự do tôn giáo và đạt tiến bộ lớn trong các lĩnh vực bị lưu tâm.
Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới do Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc Tế (USCIRF) công bố cuối tháng 4/2013 một lần nữa đề nghị đưa tên Việt Nam vào lại danh sách CPC.
Ủy ban USCIRF nói Việt Nam đáng bị trở lại danh sách này vì thành tích nhân quyền ngày càng xuống dốc rõ rệt.
Trà My
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét