Pages

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Dân thách chính quyề̉n VN 'cấm biểu tình'

Anh Nguyễn Văn Phương bị tấn công
Chính quyền luôn trấn áp những người biểu tình
Người biểu tình Nguyễn Lân Thắng tố cáo tình trạng bạo lực với người xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 2/6 ở khu vực Bờ Hồ và thách thức quan chức ra luật cấm biểu tình.
Các hình ảnh chụp được cho thấy ông Trương Văn Dũng bị chảy máu ở đầu, ông Nguyễn Chí Đức bị nhiều vết trầy xước và thâm tím ở lưng trong khi ông Nguyễn Văn Phương bị vít và bẻ cổ bởi những người mặc thường phục.


Ông Thắng nói với BBC hôm 3/6/2013:
Sự việc xảy ra sau khi biểu tình bị giải tán và nhiều người bị bắt giữ đưa về trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội.
"Không có một lý nào mà nhà nước không ban [hành] luật mà nhà nước có thể cấm cản hành động của công dân.
"Bây giờ nhà nước hãy ra hẳn luật cấm biểu tình đi, chúng tôi sẽ sẵn sàng không biểu tình. Nếu nhà nước ký đi, ban hành luật đấy đi.
"Khi mà chưa có luật đó thì chắc chắn chúng tôi sẽ còn biểu tình, không người này người khác, người này bị chặn, người khác sẽ đi biểu tình."
Người đưa hàng trăm bức hình từ cuộc biểu tình hôm 2/6 lên mạng xã hội nói:
"Chúng tôi chắc chắn sẽ làm những chuyện còn ghê gớm hơn chuyện biểu tình.
"Chúng tôi sẽ tìm cách phản kháng để chính quyền biết cách hành xử với nhân dân một cách tử tế, chứ không thể nào coi dân như súc vật."

Nghi binh?

Ông Nguyễn Lân Thắng nói cuộc biểu tình của khoảng 150 người đã thu hút sự chú ý của công luận và làm cho những người "còn thờ ơ" thêm hiểu thực trạng đất nước.
Chính quyền đã bắt và giam gần 30 người trong vài tiếng ở trại Lộc Hà.
Ông Thắng nói về các diễn biến trong ngày 2/6:
"Ngày hôm qua là ngày biểu tình mà lực lượng an ninh đã tìm cách gây hấn và tìm cách chia rẽ đội ngũ biểu tình rất nhiều.
"Đặc biệt lúc ở Hồ Gươm là họ rất là khéo léo, họ chia tách...họ không bắt nhiều, họ cứ bắt lẻ đi vài người để họ chia cắt lực lượng biểu tình."
Sau khi bị bắt, những người biểu tình bị đưa lên xe buýt để về trại Lộc Hà, nơi họ tiếp tục giương biểu ngữ và hô to các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
Giải thích về sự cố trong đó hai ông Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Văn Phương bị hành hung, Nguyễn Lân Thắng nói:
"Khi chúng tôi tập trung đứng trước cổng Lộc Hà để chờ người thì lực lượng an ninh mặc thường phục liên tục gây hấn với người già, chửi bới và khiêu khích.
"Khi đó Chí Đức ra can thiệp thì bị một lực lượng rất đông, xông vào, túm ra và bắt đầu đánh.
"Chí Đức có phản ứng lại nhưng không thể nào lại được với cả đội ngũ, lực lưỡng rất đông. Họ là những thanh niên trẻ, rất lực lưỡng, có võ thuật.
"Nguyễn Chí Đức bị túm và đánh ngay sát hàng rào bên Lộc Hà.
"Thấy như vậy thì Nguyễn Văn Phương và một vài người khác xông vào cứu và lúc đó Nguyễn Văn Phương bị thêm một lực lượng nữa xông vào bắt và bẻ, khóa cổ và đánh. Họ đánh rất đau. Sau đó Nguyễn Văn Phương bị ném lên xe thùng ở ngoài đồn công an gần đó.
"Công an cực kỳ bất ngờ. Họ rất sốc trước hành động của chúng tôi để bảo vệ đồng đội, để cứu người như vậy."
Nguyễn Lân Thắng
"Tôi đoán họ tìm cách khiêu khích, họ đánh người này, đánh người kia để khi tất cả lực lượng dồn sang đồn công an ở bên cạnh, cách đó khoảng 200 mét thì lúc đó họ lén lút họ vất anh Trương Văn Dũng ra ngoài."
Những người biểu tình nói ông Dũng đã bị lực lượng trấn áp biểu tình đánh chảy máu đầu.

Biểu tình nằm

Ông Nguyễn Lân Thắng kể tiếp về các diễn biến dẫn tới cuộc biểu tình nằm kéo dài trong khoảng hai tiếng tối 2/6 khiến công an buộc phải trả tự do cho hai người biểu tình bị bắt lúc cuối ngày.
"Sau khi Nguyễn Văn Phương bị ném lên xe thùng, Nguyễn Chí Đức bị túm lôi vào đồn công an thì tình hình cực kỳ hỗn loạn, tắc cả một đoạn đường, mọi người chạy, đánh nhau loạn xị ngậu cả lên.
"Lực lượng an ninh còn có một lực lượng chuyên đi kèm những người cầm điện thoại, cầm máy ảnh chụp ảnh, họ liên tục họ cản.
Biểu tình nằm
Những người biểu tình đã nằm ra đường đòi công an thả người
"Sau đó mọi người quyết tâm ngăn không cho xe nhốt Nguyễn Văn Phương đi đâu cả vì họ rất có thể bắt Nguyễn Văn Phương và kết cho tội chống người thi hành công vụ.
"Họ hoàn toàn có thể tạo ra một vụ án để đưa Nguyễn Văn Phương vào tù.
"Thế nên chúng tôi quyết tâm chặn bằng được xe ấy lại, không cho họ chở Nguyễn Văn Phương đi đâu."
Ông Thắng nói bà Bùi Thị Minh Hằng là người đầu tiên nằm trước bánh xe công an đòi thả Nguyễn Văn Phương và ông Phương, sau khi được thả, là người đầu tiên ra nằm ngoài quốc lộ đòi thả Nguyễn Chí Đức.
Khoảng 10 người khác đã có hành động tương tự như bà Hằng và ông Phương.
"Công an cực kỳ bất ngờ," anh Thắng nói.
"Họ rất sốc trước hành động của chúng tôi để bảo vệ đồng đội, để cứu người như vậy."
Nguyễn Lân Thắng nói những người biểu tình đang cân nhặc chuyện khiếu nại hoặc kiện công an nhưng cũng nói thêm hầu hết các vụ khiếu kiện hành vi bạo lực của công an đều không được xử lý.

Không có nhận xét nào: