Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu giữ nguyên quốc hiệu hiện tại trong phiên làm việc về chủ đề này sáng thứ Hai ngày 3/6, theo truyền thông của nhà nước.
Báo chí trong nước tường thuật về phiên thảo luận này đều nhấn mạnh ‘Quốc hội nhất trí giữ nguyên tên nước’, ‘Đổi tên nước không có lợi’ hay ‘Giữ tên nước để tránh phức tạp chính trị’...
Báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình bày tại phiên khai mạc của Quốc cho biết có hai luồng ý kiến về tên nước: hoặc là giữ nguyên ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ hoặc dùng lại tên cũ ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’.Đổi quốc hiệu là một trong những nội dung được đặt ra trong đợt sửa Hiến pháp lần này.
Trong số những người nêu ý tưởng trở lại tên nước theo hiến pháp 1946, thời ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, có cả một số cựu quan chức cao cấp.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, ủy ban soạn Hiến pháp bác ý kiến đổi quốc hiệu, ông Phan Trung Lý, người phát ngôn của ủy ban này, nói trước Quốc hội hôm 20/5.
Theo lời giải thích của ông Lý thì việc này là để khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tránh gây tốn kém do các thay đổi có liên quan.
Quốc hội đồng thanh
Do đó, không có gì bất ngờ khi gần như các đại biểu Quốc hội đều đồng thanh với chủ trương mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã quyết định.
Theo tường thuật của báo chí trong nước, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh rằng ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã ‘quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế’ nên không cần phải đổi.
Đại biểu Trần Văn Tư của tỉnh Đồng Nai thì cho biết tại tỉnh ông chỉ có một ý kiến đòi đổi tên nước. Ông đã gặp trực tiếp người này để hỏi thì được trả lời là chỉ có ‘tâm tư tình cảm muốn trở về tên nước khi thành lập chứ không có ý gì khác’.
"Giữ tên nước là giữ vững niềm tin của cán bộ, công chức và nhân dân vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước."
Huỳnh Thế Kỳ, giám đốc Sở Công an tỉnh Ninh Thuận,
Còn ông Phạm Đức Châu đại diện tỉnh Quảng Trị thì cho rằng ‘không có lý do gì’ để đổi tên nước khi tình hình đất nước vẫn ổn định.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ, giám đốc Sở Công an tỉnh Ninh Thuận, thì cho rằng tên gọi ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ đã thuộc về lịch sử không nên quay lại.
Vị đại biểu công an này còn cảnh báo sự ‘phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự’ nếu đổi quốc hiệu và rằng quốc hiệu hiện tại phù hợp với tình hình thực tế cũng như tương lai của đất nước.
“Giữ tên nước là giữ vững niềm tin của cán bộ, công chức và nhân dân vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước,” ông Kỳ được dẫn lời nói.
Theo báo mạng VnExpress thì trong phiên thảo luận, chỉ có duy nhất một đại biểu có ý kiến ngược lại là ông Chu Sơn Hà, đại diện của thủ đô Hà Nội.
Ông Hà nói nhiều cử tri của ông yêu cầu đổi tên nước. Ông lập luận rằng đổi tên nước là ‘phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện nay’.
Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng đổi tên nước sẽ tốn kém vì ‘phải chăng các lần đổi tên nước trước không tốn kém?’.
Ý kiến khác biệt
Trên diễn đàn của báo Người Lao Động trong bản tin về chủ đề này, ý kiến của độc giả cũng rất khác biệt.
“Đó mới là ý kiến của các đại biểu Quốc hội, còn nếu đông đảo người dân đồng tình ủng hộ đổi tên nước, thì dù có tốn cũng phải làm, bởi đó là việc làm cần thiết và là nguyện vọng chính đáng,” một người ký tên là Tuấn Anh viết.
Một người khác có tên là Đặng Phong nêu ý kiến: “Các đại biểu không muốn đổi tên nước thì hãy giải thích rõ xem "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa’ là gì hiện tại và tương lai? Quá khứ đã để gì trong trái tim người dân?”
“Theo tui nghĩ sang, hèn, giàu, nghèo đâu phải vì cái tên, chúng ta nên nghiên cứu, suy nghĩ làm sao để nước mạnh, dân bớt khổ, phải trở thành nước vững mạnh toàn vẹn, không bị các nước khác lăm le dọa nạt, chứ ngồi đấy để bàn tính đổi tên này tên nọ thì có được cái gì?,” Quốc Dũng lên tiếng.
"Một người khác có tên là nêu ý kiến: “Các đại biểu không muốn đổi tên nước thì hãy giải thích rõ xem "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa’ là gì hiện tại và tương lai? Quá khứ đã để gì trong trái tim người dân?”"
Đặng Phong viết trên diễn đàn báo Người Lao Động
“Việc đổi tên nước... gây lãng phí rất lớn đến tiền của.... Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn thì việc đổi tên nước lúc này là một sai lầm,” Nguyễn Thế Cường lập luận.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Huệ Chi, một trong những người ký tên vào bản kiến nghị 72 góp ý sửa đổi Hiến pháp, nói ông ‘bàng quan’ với các hoạt động của Quốc hội sau ‘trò đùa sửa đổi Hiến pháp’.
“Phỏng có bao nhiêu đại biểu Quốc hội nói đúng tâm nguyện của dân?” ông nói.
Theo ý của GS Nguyễn Huệ Chi thì nếu thật sự muốn đổi tên nước theo hướng dân chủ hóa thì nên đổi thành ‘Cộng hòa Việt Nam’ vì trong đó đã có hàm ý thể chế dân chủ và lại là một quốc hiệu mới hoàn toàn
Còn quốc hiệu cũ ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’, theo ý ông, không thể trở lại vì chính Nhà nước này đã ký ‘công hàm Phạm Văn Đồng’ mà Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của họ ở Hoàng Sa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét