Pages

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Kiểm duyệt Internet: Vũ khí của bạn là gì?

Internet Freedom


(The Economist) - Mô hình kiểm soát Internet của Trung Quốc đang được áp dụng ở nhiều nước khác

Tại một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về quản lý truyền thông tại Dubai vào tháng Chín năm ngoái, các đại diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tranh cãi gay gắt về cách Internet nên được quản lý như thế nào. Cuộc tranh cãi chia ra rõ rệt thành hai phía và chủ yếu nằm ở chỗ một đất nước nên kiểm soát Internet ở mức nào. Một phía là Mỹ, Cộng đồng chung Châu Âu và những đất nước phát triển khác thì cho rằng nên để Internet hoàn toàn tự do; còn phía bên kia là Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Sudan và một số nước chuyên chế khác. Một lượng lớn các quốc gia này xem chừng thích thú với phương pháp của Trung Quốc (hoặc của Nga), với phương pháp cho phép nhiều truy cập vào Internet để phục vụ lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời theo dõi, sàn lọc, đánh chặn và xóa bỏ những ý kiến tự do trên mạng.

Internet FreedomNhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc trong cả việc cung cấp Internet cũng như việc kiểm soát cách thức sử dụng, và một số nước cộng hòa ở Trung Á thì dường như đang sử dụng công nghệ giám sát của Nga. Một số đất nước như Turkmenistan thì thích sử dụng mô hình của Bắc Triều Tiên, tức là ít có mấy ai được vào mạng, và một số nước khác bao gồm Azerbaijan thì không khuyến khích việc sử dụng Internet một chút nào. Kate Pearce tới từ trường Đại học Washington giải thích, Azerbaijan đã có một chiến dịch hiệu quả nhằm chống lại những thứ xấu xa của mạng Internet như các bệnh thần kinh, li hôn, buôn gái mại dâm và lạm dụng tình dục trẻ em. Cô cũng cho biết chỉ có một phần tư dân số Azerbaijan đã từng lên mạng và hiện đứng sau các nước láng giềng nghèo hơn của họ; và cũng chỉ có 7% sử dụng Facebook.

Nhưng phần lớn các nước chuyên chế đều đã cho phép người dân sử dụng mạng Internet, để ý rằng Trung Quốc đã biết cách sử dụng Internet một cách triệt để nhưng đồng thời cũng kiểm soát rất chặt chẽ. Ở Kazakhstan, chỉ có khoảng 50% dân số nước này vào mạng Internet, so với con số 3.3% trong năm 2006, dù rằng truy cập vẫn còn bị kiểm soát gắt gao bởi nhóm Big Brotherish.

Vũ khí của bạn là gì?

Ở Nga, Nigeria, Việt Nam và một số nước khác, chính phủ chọn cách trả tiền cho một số người để viết blog và đưa ra nhiều lời bình luận với quan điểm đứng về phía nhà nước, một phương pháp mà Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 2005 với khoảng “50% dư luận viên” được chính phủ nước này thuê mướn. Belarus, Ethiopia, Iran và nhiều nước khác có vẻ như sử dụng phương pháp “kiểm duyệt sâu sắc” nhằm nắm được các thông tin có tính lật đổ. Phương pháp này được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các nhà cung cấp phần mềm từ Trung Quốc như Huawei và ZTE cũng như một số công ty khác. Hiển nhiên, những người dùng mạng Internet biết là họ đang bị theo dõi nên thường không đả động gì tới các thông tin mang tính “phản động”.

Ngoài ra, một số nhà nước chuyên chế còn lựa chọn phương án chặn một số trang web nước ngoài với nội dung mang tính chính trị nhạy cảm cùng với việc đóng cửa hoàn toàn hoặc đe dọa một số trang mạng trong nước mang tính chống đối. Ở một vài đất nước, các trang mạng chống đối trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công mạng như Denial-of-Service (DoS). Một phương pháp khác mượn từ Nga là gán tội cho một số người điều hành các trang mạng mang tính phản động với tội danh cực đoan hoặc phỉ báng. Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế tại một số nước thì những hành động này bị cho là phạm pháp. Phương pháp này được Kazakhstan áp dụng, nơi họ còn đóng cửa các trang mạng mà không cần thông báo hay giải thích gì cả, tương tự như cách Trung Quốc đã làm. Các quan chức Kazakhstan cho biết mạng Internet ở đây hoàn toàn tự do và hoạt động một cách mạnh mẽ, họ chỉ chặn các trang mạng cực đoan mà thôi. Nhưng điều này nghe có vẻ khó tin ở một đất nước không có tự do báo chí và Tổng thống Nursultan Nazarbayev thì liên tục khăng khăng rằng ông đạt được hơn 90% phiếu bầu.

Ngày càng nhiều các quốc gia mà ở đó Internet đang bị kiểm soát chặt chẽ, bưng bít bao nhiêu cũng được, miễn là phù hợp với lợi ích của nhóm cầm quyền. Họ ngụy biện rằng các chính phủ phương Tây cũng quản lý Internet, kiểm duyệt nội dung và đóng cửa các trang mạng “phản động” nên họ cũng có quyền làm như thế. Đó chính là tâm điểm của cuộc tranh cãi trong phiên hội đàm của Liên Hiệp Quốc tại Dubai. Nga, Trung Quốc và 87 nước khác khăng khăng rằng mọi quốc gia cần tôn trọng quyền của các quốc gia khác trong việc sử dụng Internet theo cách của riêng họ. Nổ lực của cuộc họp đã thất bại, nhưng mô hình kiểm duyệt Internet của Trung Quốc rõ ràng đã thu hút rất nhiều nước khác muốn làm theo.

Bảo Anh chuyển ngữ

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: