Pages

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Ngày chủ nhật yêu nước


Below are two writings by local bloggers on June 5th 2011, the day that marked the first one in a series of street protests in Hanoi and Saigon last summer. They are just two among hundreds of blog entries, Facebook notes and statuses.

* * *

Mẹ không muốn con đi biểu tình
Phan yêu,

Mẹ vốn không định cho con đi biểu tình với mẹ hôm nay. Người đàn ông chân ngắn của mẹ mới 3 tuổi rưỡi, mẹ chỉ muốn đưa con đến những nơi như công viên Thống Nhất (để con chơi cưỡi ngựa đu quay), hay công viên Yoyogi (để con nhặt cánh hoa anh đào chơi và ấp lên đôi má non tơ, mềm mại hơn cả cánh anh đào của con). Cho đến giờ, mẹ vẫn cố bảo vệ tâm hồn nhạy cảm của con khỏi tất cả những gì liên quan đến bạo lực, dù chỉ là hình ảnh một khẩu súng trong phim hoạt hình.

Biểu tình (dù ôn hòa) ở VN vẫn là một việc mạo hiểm ở nhiều cấp độ. Và ngay cả khi không có gì nghiêm trọng xảy ra, thì mẹ cũng không muốn con phải nhìn thấy mẹ và những người biểu tình bị bao vây, xua đuổi, xô đẩy, bởi rừng các chú công an, cảnh sát cơ động với súng ống, dùi cui (Mặt chú nào chú nấy hằm hằm, đầy cảnh giác, chẳng giống hình ảnh các chú cảnh sát trên áp phích mẹ vẫn chỉ cho con, hic).

Khi mình sống ở Nhật, con từng hỏi "Chú cảnh sát đi trên đường làm gì hả mẹ?". Mẹ đã nói, việc của chú cảnh sát là bảo vệ mọi người, trong đó có mẹ con mình, và bắt bọn xấu. Lúc ấy con nói: "Mẹ ơi con rất là yêu các chú cảnh sát", cũng hồn nhiên như khi con nói "con rất là yêu" ông, bà, bố, mẹ, yêu cây, chim và sư tử. Nếu mẹ cho con đi biểu tình hôm nay, mẹ sẽ phải giải thích cho con rằng không phải tất cả những con người/ hành động bị các chú cảnh sát trấn áp đều là xấu. Mẹ muốn nói điều đó với con muộn hơn một chút, khi tâm hồn chỉ có tình thương yêu của con hiểu được rằng không phải lúc nào những người xung quanh cũng đáp trả con bằng tình thương yêu, và một số ngoại lệ phi lý vẫn xảy ra thường xuyên.

Mẹ còn không muốn cho con đi biểu tình với mẹ hôm nay, vì biểu tình cũng có nghĩa là nói lên chính kiến của mình, và con không nên tham gia chỉ vì người khác (dù người khác đó là mẹ) tham gia.

Vì vậy, tối hôm qua mẹ đã bảo con: "Sáng mai con sang ông bà chơi, mẹ đi biểu tình chống Trung Quốc". Mặc dù rất háo hức sang nhà ông bà vì sẽ được chơi xếp hình, tô màu với chị Dĩn và em Tôm, nhưng con vẫn hỏi: "Biểu tìn là gì hả mẹ? Tại sao mẹ lại biểu tìn chống Trung Quốc hả mẹ?".

Thế là mẹ lấy bản đồ ra, chỉ cho con hình nước Việt của mình và bảo: "Trung Quốc lấy mất đất của nước Việt mình, làm người Việt mình đau. Trung Quốc to hơn mình, nhưng Trung Quốc sai thì mình vẫn phải nói. Mẹ đi biểu tình để cùng các bác các cô khác nói lên điều đó".

Con bảo: "Trung Quốc xấu quá, hư quá mẹ nhỉ. Mình không chơi với Trung Quốc nữa, mình cho cá mập cắn chết Trung Quốc luôn". "Ôi, không nên bạo lực như thế con ạ. Mình chỉ đi biểu tình hòa bình thôi, mình không bạo lực". Con nghĩ một lát rồi bảo: "Con muốn đi biểu tìn với mẹ cơ"! "Con không muốn chơi với chị Dĩn và em Tôm à? Đi biểu tình sẽ rất mệt và có thể nguy hiểm như động vào dao, đồ điện vậy". "Thế hả mẹ? Nhưng con cứ muốn đi biểu tìn với mẹ cơ".

Sáng nay con gọi mẹ dậy, con không chịu ăn sáng vì muốn đi "biểu tìn" ngay. Nhưng không được, con trai ạ. Trước khi thực hiện nghĩa vụ công dân, mình phải làm tốt nghĩa vụ cá nhân của mình đã. Mẹ phải cho con ăn sáng, và con phải ăn ngoan.

Tham dự biểu tình hôm nay mệt hơn mẹ tưởng. Trời nắng đến 36, 37 độ, oi bức kinh người. 2 mẹ con lếch thếch tìm chỗ gửi xe (khá xa chỗ biểu tình), nhập được vào đoàn rồi thì lại phải chạy lòng vòng qua bao tuyến phố. Các chú cảnh sát cứ thích lùa người biểu tình vào những đường nắng ong đầu nhất để các chú cũng phải nhễ nhại mồ hôi đuổi theo là sao? Trời nóng, người đông, mẹ phải lúc thì bế, lúc thì cõng con cho an toàn. Tối qua giày đế bằng của mẹ bị hỏng, thế là mẹ phải đi giày cao gót. Mẹ không có mũ, con chẳng có cờ, biểu ngữ... 2 mẹ con mình trông không "chuyên nghiệp" lắm nhỉ. Thế nhưng mẹ con mình đã thực hiện được một cuộc đi bộ dài hơn 3 tiếng đồng hồ dưới trời nắng gắt cùng các bác, các cô, các chú biểu tình "xịn".

Cảm ơn chú Dino đã tạm xa cái máy ảnh để cõng con một đoạn đường. Cảm ơn cô Codet đã giúp mẹ chăm sóc con. Cảm ơn cô chú không đi biểu tình nhưng đã tặng con chai nước mát ở đường Phùng Hưng. Cảm ơn các cô, chú, các bác mà mẹ con mình không biết tên đã cho con uống nước khi con khát, cho con quạt giấy khi con nóng, và mỉm cười với mẹ con mình. Cảm ơn gần nghìn người ở Hà Nội, khoảng 2000 người ở Sài Gòn hôm nay đã xuống đường biểu tình, tay giơ cao biểu ngữ và cờ Tổ Quốc, cùng hô khẩu hiệu, hát quốc ca..., bất chấp những rắc rối và hiểm nguy họ có thể gặp phải. Cảm ơn các chú cơ động đã lấy dùi cui đẩy mẹ con mình (theo nhiệm vụ) nhưng lại giữ tay mẹ để mẹ con mình không bị ngã (theo phản ứng tự nhiên của một con người).

Hôm nay chú Tie Suc bảo mẹ: "Năm 2007 cô này đi biểu tình một mình, năm nay có zai đi cùng nhé!". Khi mẹ đi biểu tình năm 2007, con còn chưa đầy tháng. Còn năm nay, con đã là một người đàn ông cao 1m05, con đã thấy cậy to mà ức hiếp, ăn cướp của người khác là xấu. Và con đã tự quyết định đi biểu tình với mẹ, đã là một trong những người cuối cùng rời đoàn biểu tình chứ không khóc đòi về giữa chừng dù có lẽ con rất mệt, như mẹ vẫn nói với con: "Đã làm, thì làm đến cùng, khó thì phải cố đến khi không cố được nữa". Mẹ tôn trọng và tự hào về người đàn ông chân (vẫn còn) ngắn của mẹ quá!

Suốt buổi biểu tình hôm nay con nói rất ít. Có lẽ con mệt, có thể đám đông, những nắm tay vung lên, những dùi cui, súng ống... mọi điều quá mới và làm con chấn động. Cũng có thể bộ não 3 tuổi rưỡi của con chưa thật sự hiểu những điều xảy ra quanh con ngày hôm nay, nên con chỉ muốn làm một "quan sát viên".

Nhưng sau khi ngủ trưa dậy, tự nhiên con nói: "Mẹ ơi, con sẽ không bao giờ để Trung Quốc đánh em Tôm, đánh mẹ".

Con yêu, mẹ vẫn không muốn con đi biểu tình. Mẹ hy vọng khi con lớn lên, dù sống ở Việt Nam hay nơi nào khác trên trái đất, con cũng có thể được tự do nói lên những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình và không cần phải đi biểu tình giữa thời tiết khắc nghiệt, giữa những người mang dùi cui, súng ống trấn áp. Con sẽ không bao giờ phải ngần ngại trước các loại áp lực, phải ít nhiều suy tính về sự an toàn của bản thân mỗi lần quyết định nói lên chính kiến của mình, như thế hệ của mẹ. Bởi mẹ hy vọng khi đó, xã hội sẽ tiến hóa đến mức quyền được phát biểu chính kiến của con người sẽ được coi là đương nhiên, cho dù chính kiến đó khác với mong muốn của một đám đông hay một nhóm người nào đó.

Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé!

Hà Nội, 05.06.2011.

Mẹ Phương của con.


Ảnh: Mai Kỳ (Hà Nội) 

English version:

I DON'T WANT YOU TO GO PROTESTING

Phan, my dearest son,

I had not intended to carry you to the demonstration today. My short-legged man is just 3.5 years old, and I just wanted to take you to places like Unity Park, where you would enjoy ferris wheels and hobby-horse. Or I would like to take you to Yoyogi Park, where I could find you pick up petals of cherry blossoms, applying them on your cheeks rosy and softer than the blossoms themselves. So far I have kept trying to protect your sensitive soul from all things related to violence, even though it might be just a gun shown in a cartoon image.

Demonstration in Vietnam, however peaceful it is, is in many senses still a dangerous thing to do. And even if nothing serious enough may happen, I still don’t want you to see your mum and other protestors surrounded, pushed, hustled, chased away by bunches of policemen and quick reaction officers equipped with guns and clubs. All of them, with their murderous and vigilant look, have no bearing with the policemen you used to see on street posters.

When we lived in Japan, you once asked, “What does a policeman do on streets, mum?” I replied that his duty is to protect people, including you and me, and to control wicked guys. You then said, “Mum, I love policemen,” as innocently as when you said you love your grandparents, mum and dad, trees, birds and lions. If I took you to the demonstration today, I would have to make it clear to you that it’s not that anybody or anything suppressed by policemen is bad. In fact I’d like to tell you this later, when your pure and loving soul is capable of realising it is not true that everybody around you loves you back, and that there are often unjustifiable exceptions.

Moreover, I don’t want to carry you with me today because demonstration is when you voice your opinion, and you should not join it just because others (your mummy included) do.

That’s why I told you yesterday evening, “Tomorrow you’ll be with grandparents, for I’ll join the demonstration against Chinese invaders.” Though you were eager to visit grandparents’ where you can play geometric puzzles, painting pictures with sister Din and brother Tom, you asked, “What is demonstat, mom? Why do you demonstat against China, mom?”

So I took a map, showing you our country of Vietnam, and I said, “Chinese bullies invaded our land, hurting our Vietnamese people. China is bigger than us, but we have to raise our voice once China commits wrongdoings. Your uncles, your aunties, and I will demonstrate to speak this out.”

You said, “China is so bad, so ugly, mum. We won’t be their friend any more. We’ll make the sharks eat China.” “Oh, no, don’t be so aggressive, son. We’ll just demonstrate peacefully, we don’t use force.” You thought in a while, and you said, “I want to go demonstat with you, mum.” “Don’t you want to visit sister Din and brother Tom? Joining a demonstration gets you tired, and it is so dangerous as when you touch a knife or electrictity.” “Is it, mum? But I want to go demonstat with you.”

You woke me up this morning, and you declined to take breakfast because you wanted to go “demonstat” immediately. No, son. Before fufilling a citizen’s obligation, we would have to fulfill our personal duties. I should feed you, and you should eat up as a good child always does.

Going to demonstration today was more tiring than I had expected. The temperature reached up to 36-37 Celsius degrees and it was a sweltering, deadly hot day. At first you and I went around just to find a place to put our motorbike, and finally we found one which was quite far from the demonstration site, then we joined with the protestors, and meandered through tens of streets. I wondered why policemen loved to hustle protestors into the most parching streets so that they themselves had to perspire following them. The weather was too hot, streets too crowded, and I had to carry you in my arms, then on my back, for your safety. My casual shoes broke down last night, so I must take high-heel shoes this morning. I went bareheaded under the sun, you did not carry a flag or a banner. We both did not look professional, did us? But we succeeded in covering a three-hour walk under parching sun with “professional protestors.”

We should thank uncle Dino, who had to keep his hand off the beloved camera to carry you on his back on a long road. Thank miss Codet, who helped me take care of you. Thanks to a couple on Phung Hung Street who did not join the protest but gave you a bottle of cool water. Thanks to aunties and uncles whose names were unknown to us and who gave you drink when you were thirsty, handed you paper fan when you got hot, and smiled at us. Thanks to nearly one thousand people in Hanoi and around two thousand ones in Saigon, who went to the streets today for demonstration, holding aloft banners, slogans and the national flag, singing out loud the national anthem, shouting slogans, etc., despite potential trouble and danger they would have to face. Thanks also to the policeman who pushed us back with his club as part of his duty, and then acted on his instinct when he held my arm back to keep us from falling.

Uncle Tie Suc said today, “In 2007 you went for demonstration alone. This year, you have a boy with you.” When I joined the 2007 protest, you were less than one month old. This time, you are a man of 1.05 metre, a man aware that it is bad of a big country to bully smaller nations. And you yourself decided to go with me in the demonstration. Although you must have been very tired, you were one of the last people to leave the protest, rather than crying, insisting on going home halfway. That was what I often told you, “Once you do something, you must do it to the end. If it’s hard, you must try until you can’t do anymore try.” I respect you, and I’m so proud of you, my short-legged man!

During the demonstration you spoke very little. It seemed you were tired. Perhaps the crowd, the fists, the clubs and the guns… all such things were new to you and they shocked you. Or perhaps your naïve 3.5 year-old mind did not absorb today’s happenings, so you just wanted to be an “observer.”

But after the nap, you suddenly said, “Mum, I’ll never let China bully my brother Tom and you.”

My dear, still I don’t want you to go demonstrating. I hope when you grow up, no matter where you are living – Vietnam or any other country in this world – you are free to voice your opinions, your wishes, and you don’t have to launch street protests under severe weather, among suppressors equipped with guns and clubs. You’ll never have to hesitantly confront all kinds of pressures, never have to consider your security every time you decide to voice your opinions, as my generation always did. Because I hope that when that day comes, the society we’re now living in will evolve to the point that the human right to expression will be taken for granted, although the ideas expressed may differ from those of a community or a group.

I love you and respect you even when you don’t obey me. So, if what you really wish for is innocuous to your life and does not intrude into others’ legitimate rights, then you can do that even when I don’t want you to.

Will you, my dear?

Hanoi, June 5th, 2011

Your mum Phuong

* * *

5-6-2011: “CÒN LẠI TÌNH YÊU”

Đoan Trang - Tôi biết đây sẽ là một bài viết rất kém của mình, bởi vì tôi không đủ khả năng để thể hiện hết những gì mình đã chứng kiến hôm qua, 5/6/2011. Tôi chỉ có thể nói, đó là một ngày nắng chói chang, vàng rực đường phố, cây lá rất xanh và màu cờ, màu áo thì rất đỏ.

Tôi đã thấy những bạn trẻ đứng dưới nắng như thế, từ 8h sáng, giơ cao cờ, những khẩu hiệu in lên giấy A4, ảnh Bác Hồ và ảnh tướng Giáp với nụ cười mạnh mẽ và quả đấm giơ lên: “Không sợ”. Tôi thấy hàng rào cảnh sát cơ động nai nịt, mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui, đẩy các bạn lùi dần từng bước, từ dưới chân tượng Lenin, bật dần khỏi vườn hoa, ra vỉa hè và xuống lòng đường. Có những dân phòng trẻ, xô đẩy rất hung hãn. Có những dân phòng già hơn thì ôn tồn đạo mạo: “Được rồi, được rồi, ghi nhận. Thế thôi, xong. Về, về đi”, hệt như nói với trẻ nít. Ngay cả trong những phút ấy, tôi vẫn nghe các bạn nhắc nhau: “Đừng chửi, đừng nổi nóng”, “hết sức giữ bình tĩnh”, “ôn hòa anh em ơi”... Hàng người cứ bị đẩy lùi từng bước một, mặc cho các bạn trần tình: “Chúng em có làm gì đâu?”, “Các anh giăng dây đi vậy, cho cái ranh giới để chúng em biết chỗ mà đứng”.

Tôi thấy một dân phòng trẻ tuổi, gần như chỉ chờ lệnh ban ra là lấy hơi, giơ hai tay xông tới, sấn sổ đẩy các bạn cùng trang lứa với mình lại. Nhưng tôi cũng tin rằng, ngoài một số ít vị nhiệt tình quá mức đó, các nhân viên an ninh, cảnh sát cơ động, dân phòng... đều không chủ trương “chơi rắn”, vì nếu không, sẽ không có chuyện các phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia được tự do cứ việc mướt mồ hôi mà bấm máy tanh tách thế kia.

Và rồi đoàn người ấy xuống đường, rùng rùng bước đi.

Qua những con phố đông đúc, chật chội của thủ đô. Qua những cửa hàng hào nhoáng và những quán ăn vỉa hè nhếch nhác. Qua những hàng xà cừ xanh, bằng lăng tím và phượng đỏ. Qua một ngã tư, nơi vài người đi xe máy dừng chờ đèn đỏ đã vỗ tay hưởng ứng đoàn ra mặt. Tôi đã nghe các bạn nhắc nhau “đi gọn lại”, “chậm thôi”, “đừng giẫm lên cỏ”, “đi lên vỉa hè”. Các bạn hát Quốc ca, Nối vòng tay lớn, Dậy mà đi, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Rồi đọc vang “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” phiên âm Hán-Việt – đành vậy, vì có tới ít nhất hai bản dịch tiếng Việt. Nhưng tiếng hét đến lạc cả giọng “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!” của các bạn, ai có thể xem thường?

Những chiếc xe cảnh sát vẫn áp sát, tiếng loa văng vẳng: “Các lực lượng đi bộ không đi xuống lòng đường. Các phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển, không dừng lại, không đi lên vỉa hè”. Tôi mỉm cười, vì thật ra chính vào lúc đó, chúng tôi rất có cảm giác như mình đang được bảo vệ, giá các anh ấy gọi thẳng ra là “đoàn biểu tình” có phải hay hơn dùng cụm từ “các lực lượng đi bộ” không? Một bạn trẻ bỗng “nhân thể” hô lên: “Phản đối Trung Quốc xâm lược. Phản đối công an đi ngược chiều”. Ai cũng cười. Tôi thấy anh công an trẻ, rất đẹp trai, rảo bước song song với đoàn, quay đi cười rung rung vai.

Tôi biết tôi viết kém, vì ngay đến cái tựa đề, tôi cũng phải mượn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng vì tôi thích vở kịch “Còn Lại Tình Yêu” của ông, viết về người anh hùng Nguyễn Thái Học. Nhà văn viết rằng, con người làm cách mạng bất thành ấy, trước khi chết đã nói thế này: “Chỉ một mình mình tốt thôi thì nguy hiểm lắm. Người tốt bao giờ cũng yếu đuối và dễ vỡ. Những người tốt phải liên kết lại với nhau, như thế thì bọn xấu mới không làm hại được. Cái ấy gọi là chính trị đấy”. Chính trị, theo ý nghĩa đó, thật tốt đẹp thay vì là cái gì xấu xa, đáng sợ như người ta vẫn đang cố gắng làm cho thế hệ trẻ ở nước mình nghĩ. Chính trị, đơn giản như một sinh viên kinh tế đã nói với tôi, đó là vấn đề tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người (lưu ý là tạo cơ hội bình đẳng chứ không tạo sự bình đẳng), bảo vệ người tốt và chống lại cái xấu, bảo vệ người yếu và chống lại kẻ bạo ngược.

Cuối cùng thì điều đọng lại sau cuộc biểu tình bị cho là “không tồn tại” kia, là gì? Đó là tình yêu.

Và tôi thấy một bạn trẻ, rất trẻ, có lẽ tôi nên gọi là em. Em cầm cuốn sổ tay, mở rộng, trên trang bìa lót của quyển sổ có hình tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam, mà em đã dùng bút dạ đỏ khoanh hai trái tim vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Em đi hàng đầu, tay giơ cao quyển sổ mở, thiêng liêng như đang nâng lá cờ Tổ quốc. Em cứ đi như thế, rất lâu, dưới nắng hè gay gắt làm ai cũng phải nheo mắt lại. Người em gầy, mắt em cận, mặt em nhợt nhạt và nhễ nhại mồ hôi.

Tôi đi lùi lại, tụt xuống cuối đoàn, bởi vì tôi không muốn ai nhìn thấy tôi trào nước mắt.


English version:

LOVE REMAINS

I foresee that this is a very bad writing of mine due to the fact that I am not able to convey what I saw yesterday, June 5, 2011. Rhetorically I just can say it was a day full of sunshine inlaying the streets, when trees are verdant and the colour of flags and shirts are blazingly red.

I saw youths stay in the sun since early in the morning, raising flags and “slogans” printed on paper, holding aloft pictures of President Ho Chi Minh and General Vo Nguyen Giap, who gave the vigorous smile, clenching his fist: “Don’t be afraid.” I saw the fence of mobile policemen in helmets, using shields and clubs to push away the youths, step by step, from the park where the Lenin statue is located to the pavement and down into the streets. There were young and assertive plainclothed militia who savagely pushed back the protestors. Older policemen preached didactically as if they were talking to children, “OK, OK, you are heard. Everything is all right now. Go home. Go.” Even in those moments, I heard young protestors tell one another, “Don’t get mad,” “Try to keep calm,” “Be peaceful, brothers,” etc. But the lines of people kept being pushed backed despite their objection, “But we haven’t done anything,” “So set up a barrier please, so we know where we are allowed to stand,” etc.

I saw a young civil defender who just couldn’t wait until he took a deep breath, hustling away his peer protestors. But I also believed that except some extravagantly zealous youths, other security officers, quick reaction policemen, militia-man did not mean to be tough; otherwise photographers would not be allowed to work in sweat as such.

And then those young people walked down into the streets, and they went forward.

They passed by the capital’s tiny and crowded streets. They passed by luxurious boutiques and frowzy, low-roofed sidewalk eateries. They passed by green mahogany trees, violet lagerstroemia, and red flame trees. They passed by a crossroads where some bike riders awaiting green light clapped hands in obstentious support of the protestors. I heard the proterstors telling each other to “go slow”, “step off the grass”, “stay on the pavements”. They sang the national anthem, and other songs “Great Circle of Vietnam”, “Arise”, “Uncle Ho with Us on the Glorious Day”. They read loudly “Over Mountains and Rivers of the South, reigns the Emperor of the South” in Vietnamese transliteration. No way, because there have been at least two Vietnamese versions. But who could ever abase them shouting from heart, “How dare those barbarians invade our land? Your armies, without pity, will be annihilated.”

The police cars were still clinging to them, tedious voices emitting from megaphones, “Walking forces stay on the pavement. Don’t go down into the street. Transportion vehicles keep moving. Don’t stop.” I smiled, for the sensation at that very moment that we were being protected rather than suppressed by policemen. If only they could precisely defined us as “demonstrators”. A young boy suddenly “took advantage of the situation”, shouting, “Objections to the policeman taking the wrong way!” I saw the young and very handsome police officer who kept following the protestors turned away to hide his laughing, his shoulders moving.

I know I am bad at writing, for I have to borrow even the title from a play by Nguyen Huy Thiep. It is also because I am too fond of his works, “Love Remains”, depicting hero Nguyen Thai Hoc. The author wrote that the failed revolutionary said this before death, “It’s dangerous if you are alone in being a good person. Good people are always feeble and vulnerable. They must stand up together. Only when they do, evils fail to harm them. That is politics.” Politics in that meaning is really beautiful rather than something evil and frightening as the young generations in this country have been made to believe. Politics, to put simply as an economic student told me, is the issue of creating equal opportunities for everyone (not creating the equality itself), defending good people against bad ones, defending weak people against bullies.

So, what remained following the demonstration forcibly framed as “non-existent”? That was love.

And I saw a very young man whom I should call “my younger brother.” He took an open student notebook, on whose inner cover there was a printed map of the Socialist Republic of Vietnam with the Spratly and Paracel Islands circumscribed by a heart-shaped red line. He took the lead, holding the open notebook high over his head, sacredly as if he was holding the national flag. He kept marching so long, under burning sun that made all people screw eyes up. He was thin, short-sighted, his face pale and sweltered.

I moved back and stayed at the end of the procession, for I did not want anybody to see me in hot tears.


Không có nhận xét nào: