Kết thúc hội nghị tại Bali, 21 thành viên APEC, đại diện cho hơn một nửa tài sản của thế giới, đã tiếp tục cam kết là từ nay đến năm 2020 sẽ tự do hóa được thương mại và đầu tư trong toàn khối. Điều khá mỉa mai là tham vọng dài hạn đó đang bị hai dự án mậu dịch tự do khác cạnh tranh, một do Hoa Kỳ thúc đẩy, và một được Trung Quốc hậu thuẫn.
Đề án mà Mỹ bảo vệ là Thỏa thuận mang tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt theo tiếng Anh là TPP, tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC, nhưng không có Trung Quốc.
Bắc Kinh không loại trừ khả năng tham gia vào khối TPP này trong tương lai, nhưng cùng lúc lại hoan nghênh một đề án cạnh tranh thuần châu Á, bao gồm 16 quốc gia, lẽ dĩ nhiên là không có Hoa Kỳ. Đây là một sáng kiến này do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN khởi xướng, và sẽ là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra vào ngày mai tại Brunei.
Ngay từ hôm qua, 07/10, Chủ tịch Trung Quốc đã không ngần ngại gián tiếp tỏ ý ủng hộ sáng kiến của ASEAN đồng thời chỉ trích cố gắng của Mỹ trong việc thúc đẩy đúc kết nhanh chóng thỏa thuận TPP. Nhân ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông Tập Cận Bình tuyên bố : « Trung Quốc sẽ tham gia vào việc xây dựng một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương có lợi cho tất cả các bên ».
Truyền thông Trung Quốc đã lập tức phụ họa, nhận định rằng đó là một lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào đề án TPP. Theo China Daily, tờ báo Anh ngữ chính thức của Nhà nước Trung Quốc, TPP được « đa số coi là một nỗ lực mới của Hoa Kỳ nhằm thống trị nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương ».
Trước đòn tấn công của phía Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cố gắng chống đỡ, ra sức bảo vệ tính chất ưu việt cũng như lợi ích to lớn của thỏa thuận TPP. Công việc này lại càng gay go hơn khi các cuộc đàm phán TPP đang phải chạy nước rút để đáp ứng thời hạn được hoàn tất trước cuối năm mà chính Tổng thống Mỹ Obama đã đề ra, bất chấp thái độ dè dặt của một số nước tham gia.
Vào chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã họp riêng với 11 thành viên còn lại của khối TPP để thuyết phục các đối tác nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán. Nỗ lực của Trưởng đoàn Mỹ tuy nhiên có dấu hiệu chỉ thành công một phần.
Bản thông cáo chung sau cuộc họp, xác định rằng các nước đang có triển vọng tốt để hoàn tất các cuộc đàm phán, nhưng lại không đưa ra một cam kết chắc chắn về việc đúc kết thỏa thuận vào cuối năm nay, như mong muốn của Washington.
Theo các nhà phân tích, sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã làm cho quan điểm của Mỹ bớt nặng ký tại Bali khi phải trực tiếp thuyết phục các lãnh đạo khác. Thậm chí, nước chủ nhà Indonesia, vốn không tham gia khối TPP mà lại gắn bó với sáng kiến của ASEAN, còn không ngần ngại đã tỏ vẻ không vui trước các nỗ lực của Mỹ, điều khó có thể xẩy ra nếu ông Obama có mặt.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp trong chính quyền Indonesia – xin giấu tên – giải thích : «Điều đó quả thực đã làm phiền chúng tôi... Chúng tôi không muốn là hoạt động trong khuôn khổ APEC bị ảnh hưởng».
Đề án mà Mỹ bảo vệ là Thỏa thuận mang tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt theo tiếng Anh là TPP, tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC, nhưng không có Trung Quốc.
Bắc Kinh không loại trừ khả năng tham gia vào khối TPP này trong tương lai, nhưng cùng lúc lại hoan nghênh một đề án cạnh tranh thuần châu Á, bao gồm 16 quốc gia, lẽ dĩ nhiên là không có Hoa Kỳ. Đây là một sáng kiến này do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN khởi xướng, và sẽ là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra vào ngày mai tại Brunei.
Ngay từ hôm qua, 07/10, Chủ tịch Trung Quốc đã không ngần ngại gián tiếp tỏ ý ủng hộ sáng kiến của ASEAN đồng thời chỉ trích cố gắng của Mỹ trong việc thúc đẩy đúc kết nhanh chóng thỏa thuận TPP. Nhân ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông Tập Cận Bình tuyên bố : « Trung Quốc sẽ tham gia vào việc xây dựng một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương có lợi cho tất cả các bên ».
Truyền thông Trung Quốc đã lập tức phụ họa, nhận định rằng đó là một lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào đề án TPP. Theo China Daily, tờ báo Anh ngữ chính thức của Nhà nước Trung Quốc, TPP được « đa số coi là một nỗ lực mới của Hoa Kỳ nhằm thống trị nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương ».
Trước đòn tấn công của phía Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cố gắng chống đỡ, ra sức bảo vệ tính chất ưu việt cũng như lợi ích to lớn của thỏa thuận TPP. Công việc này lại càng gay go hơn khi các cuộc đàm phán TPP đang phải chạy nước rút để đáp ứng thời hạn được hoàn tất trước cuối năm mà chính Tổng thống Mỹ Obama đã đề ra, bất chấp thái độ dè dặt của một số nước tham gia.
Vào chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã họp riêng với 11 thành viên còn lại của khối TPP để thuyết phục các đối tác nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán. Nỗ lực của Trưởng đoàn Mỹ tuy nhiên có dấu hiệu chỉ thành công một phần.
Bản thông cáo chung sau cuộc họp, xác định rằng các nước đang có triển vọng tốt để hoàn tất các cuộc đàm phán, nhưng lại không đưa ra một cam kết chắc chắn về việc đúc kết thỏa thuận vào cuối năm nay, như mong muốn của Washington.
Theo các nhà phân tích, sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã làm cho quan điểm của Mỹ bớt nặng ký tại Bali khi phải trực tiếp thuyết phục các lãnh đạo khác. Thậm chí, nước chủ nhà Indonesia, vốn không tham gia khối TPP mà lại gắn bó với sáng kiến của ASEAN, còn không ngần ngại đã tỏ vẻ không vui trước các nỗ lực của Mỹ, điều khó có thể xẩy ra nếu ông Obama có mặt.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp trong chính quyền Indonesia – xin giấu tên – giải thích : «Điều đó quả thực đã làm phiền chúng tôi... Chúng tôi không muốn là hoạt động trong khuôn khổ APEC bị ảnh hưởng».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét